Nội dung chính yếu của Hội nghị
5 họp từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5 vừa qua là để Trung ương đảng CSVN
thảo luận và thông qua ba đề án liên quan đến kinh tế, đã được chuẩn bị
từ hơn 6 tháng qua. Đó là: 1/ Hoàn thiện lý luận “kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa?” 2/ Cơ cấu lại các hoạt động doanh
nghiệp nhà nước; 3/ Tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.
Trong diễn văn khai mạc, ông Trọng cũng nêu lên rằng Hội nghị 5 sẽ
phải tập trung trả lời câu hỏi lớn đã đeo đuổi ông trong nhiều năm qua: vì
sao đã không giải quyết được những vấn nạn của nền kinh tế, dù đã tìm
ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp qua nhiều nhiệm kỳ?
Nhưng đến ngày thứ ba của Hội nghị 5, ông Nguyễn Phú Trọng cho mang
vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng ra thảo luận vào sáng mồng 7 tháng 5, với
kết quả ông Thăng bị cảnh cáo và cách chức ủy viên Bộ chính trị, trở
thành vấn đề chính thu hút hầu hết sự quan tâm của dư luận.
Nói cách khác, dấu ấn của Hội nghị 5 vừa qua là vụ kỷ luật Đinh La
Thăng chứ không phải là những bàn thảo về các chính sách kinh tế. Hội
nghị này cho thấy một số điểm:
Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên Trung ương đảng CSVN bàn về
định hướng ‘kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa’ cũng như các chính sách
cải tổ, hiệu quả hóa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nhưng sau mỗi
lần bàn thảo, nội dung chẳng có gì thay đổi ngoài những khẳng định mang
tính tuyên truyền. Chính vì lý do đó mà nền kinh tế liên tục gặp những
vấn nạn rất sơ đẳng nhưng không thể khắc phục được, đành phải an ủi bằng
câu nói của ông Trọng hay dùng là: “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.”
Một sự kiện bất thường xảy ra lần này là ngay trong ngày khai mạc Hội
nghị 5, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban tuyên giáo trung ương nhiệm
kỳ 11, đã viết một bài “kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân” đăng trên
tờ Vietnamnet; nhưng sau hai tiếng đồng hồ, bài viết của ông Hoàng đã
bị lấy xuống.
Ông Vũ Ngọc Hoàng lý luận rằng nền kinh tế thị trường
trong chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa như các
nước Tây phương đang ứng dụng, trong đó nhà nước điều tiết nền kinh tế
vì mục tiêu xã hội chứ không vì chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường
đó, ông Vũ Ngọc Hoàng xác định rằng Mác đã chủ trương “Nhà nước không
kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan
chuyên chính càng phải thế.” Ông Vũ Ngọc Hoàng cũng lý luận rằng “Trong
chủ nghĩa xã hội kinh tế, cổ phần sẽ đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế cổ
phần là sự phát triển lên từ kinh tế tư nhân.” Qua bài viết, ông Vũ Ngọc
Hoàng – một cán bộ tuyên giáo từng chấp bút các chính sách của đảng
trước đây, nhìn thấy sự bế tắc của đường lối kinh tế hiện nay của chế
độ, và đề nghị Trung ương CSVN nên xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa
trong lý luận và coi kinh tế tư nhân là chính.
Sự kiện Vietnamnet đã rút bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng ra khỏi diễn
đàn phải đến từ chỉ thị của bộ máy tuyên giáo. Điều này cho thấy là ông
Trọng và Bộ chính trị tiếp tục lối mòn cũ, không dám nhìn thẳng vào sự
bế tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin để có những cải tổ rốt ráo hơn. Do đó,
không cần đọc các đề án đã được thông qua ở Hội nghị 5, người ta đã thấy
rõ là Trung ương đảng CSVN tiếp tục bị nhóm giáo điều mà đại diện là
phe ông Trọng khống chế.
Thứ hai, tuy trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị 5, ông Nguyễn Phú
Trọng chỉ đề cập rất ngắn và ở phần cuối bài phát biểu về việc trung
ương sẽ xem xét kỷ luật, nhưng không nói rõ là ai. Tuy nhiên, 10 ngày
trước khi Hội nghị 5 khai mạc, Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng đã cho
báo chí loan tin chi tiết về những vi phạm và đề nghị kỷ luật đối với
ông Đinh La Thăng – một việc làm chưa hề xảy ra trước đây khi các quyết
định kỷ luật chỉ giữ kín ở trong đảng.
Sau khi cho phổ biến công khai đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, Ban
tuyên giáo đã nhập cuộc với nhiều bài viết, đưa ra những chi tiết liên
quan đến các vi phạm trầm trọng của ông Thăng đã làm thất thoát hàng
ngàn tỷ đồng, trong thời gian lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí từ 2005 đến
2011. Ban tuyên giáo còn cho xuất hiện một số cựu cán bộ từng ở trong Ủy
ban kiểm tra, có những phát biểu vừa phê phán những sai lầm, vừa khuyên
nhủ ông Thăng nên nhận tội để được… đảng tha thứ.
Trong khi đó, Bộ chính trị họp và bắt ông Thăng phải kiểm điểm các vi
phạm, cũng như cho một số Ủy viên trung ương thân cận với ông Thăng
liên lạc tác động theo chiều hướng nhận tội để tránh bị truy tố hình sự.
Những diễn tiến này đáng lý ra phải được giữ kín trong Bộ chính trị,
nhưng lại cho rò rỉ trên mạng xã hội suốt trong 10 ngày trước khi Hội
nghị khai mạc.
Ông Thăng là “cá lớn” nhất trong thời gian qua, nên phe ông Trọng đã
phải dụng công trong việc triệt hạ uy tín của ông ta ngay cả bên trong
nội bộ lẫn bên ngoài đảng. Chính vì thế mà khi bước vào Hội nghị 5, ông
Thăng hoàn toàn bị phế bỏ võ công.
Những diễn biến nói trên cho thấy là những thảo luận về các vấn đề
kinh tế chỉ là diện, kỷ luật cho bằng được Đinh La Thăng mới là điểm của
Hội nghị 5 mà phe ông Trọng đã dụng công sắp xếp, nhằm củng cố lại lực
lượng cho phe ông Trọng trong lúc tình hình xã hội đang có nhiều sự bất
ổn qua vụ Formosa, Đồng Tâm vân, vân…
Hơn lúc nào hết phe ông Trọng phải chứng tỏ rằng họ đang thật sự cầm
chịch nội bộ đảng sau khi bị dư luận đàm tiếu về vụ kỷ luật Trịnh Xuân
Thanh, Vũ Huy Hoàng, Võ Kim Cự. Và để tăng cường cho tham vọng này, ông
Trọng tiếp tục đường lối cố thủ trong lô cốt định hướng xã hội chủ nghĩa
và kiểm soát chặt hơn hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thể hiện qua 3 đề
án đã được thông qua ở Hội nghị 5.
Ngoài ra, sau khi kỷ luật và đánh hạ uy tín ông Thăng, việc đưa Đinh
La Thăng về làm Phó ban kinh tế trung ương chỉ là thủ đoạn của ông Trọng
để vừa vuốt ve dùng ông Thăng loại phe ông Dũng, vừa cô lập ông Thăng
trong vòng kiềm tỏa của mình.
Nói tóm lại, lịch sử đảng CSVN sẽ ghi lại Hội nghị 5 của Khóa 12 mới
thực sự là thời điểm để ông Trọng tóm thu quyền lực của một Tổng bí thư
kể từ năm 2011. Nhìn trong diễn biến này, ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ sẽ
không ra đi giữa nhiệm kỳ mà sẽ tiếp tục ở lại cho hết nhiệm kỳ 12.
Điều oái oăm là thu tóm được quyền lực nội bộ chưa hẳn là đã ổn định
được tình thế – dù là nội tình đảng hay xã hội nói chung, mà ngược lại,
mầm mống của các mâu thuẫn và bất mãn càng có cơ gia tăng, đặc biệt
trước những rối ren và bế tắc của tình hình đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét