Chính trường cộng sản Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hỗn
loạn nhất trong lịch sử đảng cộng sản, tình trạng năm phe bảy phái tranh giành
triệt hạ nhau bắt đầu từ việc xây dựng đảng mà Nguyễn Phú Trọng học được từ
Trung Cộng.
Do Nguyễn Phú Trọng cần phải có những quan chức bị mang ra kỷ luật
để hoàn thiện chương trình của mình dẫn đến các quan chức và phe phái thay vì hợp
lực để chống lại kế hoạch của Nguyễn Phú Trọng, thì các phe phái lại nghĩ rằng
nên đưa người của phe khác ra mà mồi cho Nguyễn Phú Trọng để được một công đôi
việc. Việc thứ nhất là thoả mãn yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng có vật tế , việc
thứ hai là làm suy yếu thế lực khác.
Không phải Nguyễn Phú Trọng không biết các thế lực chính trị
khác muốn gì, thậm chí Trọng còn biết rõ đến mức để lợi dụng nó, thúc đẩy nó
cho các phe phái đấu đá, tố cáo nhau khốc liệt hơn. Mục đích của Trọng làm vậy
là gì, là để nuốt lời hứa việc về giữa nhiệm kỳ do tuổi tác quá cao. Việc các
nhóm mâu thuẫn, đâm chém nhau sẽ không nhóm nào muốn người của nhóm khác làm tổng
bí thư, trong tình huống thế đương nhiên
ai cũng muốn Trọng ở lại.
Và để được ở lại thì Trọng luôn thúc đẩy tìm mồi, để các con
mồi tìm mọi cách đẩy con mồi khác ra cho Trọng xơi. Cuộc chơi cứ vòng xoay như
vậy và Trọng vẫn nghiêm nhiên ngồi thị uy thiên hạ.
Phe Trương Hoà Bình, Trương Tấn Sang hầu hạ và phục vụ kế hoạch
của Trọng là lùa con mồi Đinh La Thăng vào lưới. Mục đích là để hạ Thăng và cho
người của mình vào làm bí thư thành phố Hồ Chí Minh.
Đinh Thế Huynh kẻ đồng hương với Đinh La Thăng theo Trọng tấn công Thăng để lấy
lòng , ngoài ra Đinh Thế Huynh còn muốn hạ Thăng vì Thăng thuộc cánh của phe
khác. Trong tương lai người của phe ấy có thể cạnh tranh chức tổng bí thư với
Huynh.
Nguyễn Xuân Phúc có quá nhiều sân sau ở thành phố HCM, việc
thờ ơ để mặc Thăng bị hạ vì Phúc cũng trùng mục đích như Huynh, cũng muốn lấy
lòng Trọng và cũng muốn phe khác yếu để không cạnh tranh tổng bí thư với mình.
Ngoài ra nếu người của họ Trương nắm được thành phố Hồ Chí Minh tất sẽ san sẻ
những mồi ngon ở thành phố này cho Phúc.
Từng ấy phe có lợi ích chung nếu Đinh La Thăng bị hạ, việc
Đinh La Thăng bị hạ khó mà có thể tránh khỏi.
Thế nhưng một điều rất thú vị ở đây là nếu như Đinh La Thăng
quyết chống cự như kiểu Trịnh Xuân Thanh
thì liệu Nguyễn Phú Trọng và cả đám kia có hạ nổi không.?
Chắc là không dám, vì căng quá đứt dây, có thể làm chế độ
lung lay.
Nhưng nếu Thăng không bị hạ, liệu Trọng có để yên không. Chắc
chắn không, nếu không được thoả mãn ông già này chả có gì để mất, điên cuồng với
danh vọng, ông ta sẽ đập toán loạn đến cùng kể cả vỡ chế độ cũng làm.
Đến đây một tình huống
thoả thuận đã xảy ra, Đinh La Thăng bị cách chức về làm phó ban kinh tế nhưng vẫn
còn là uỷ viên trung ương đảng, một kiểu thay người ra sân khi bị dính thẻ
vàng. Người thay thế Thăng làm bí thư TPHCM là Nguyễn Thiện Nhân chứ không phải
là người của phe Phúc, hay Trương. Hãy nên nhớ Đinh La Thăng đã viết lá đơn hơn
20 trang định làm nổ tung dư luận, thể hiện ý chí phản kháng, nhưng rồi bỗng
nhiên Thăng im lặng và còn cất lời xin lỗi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để mang
lại danh tiếng cho cá nhân Trọng.
Nguyễn Phú Trọng đã
thoả thuận với thế lực khác đồng ý cho Trọng hạ Thăng để được danh dự, đổi lại
người của thế lực ấy được làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Đây thực sự là nước
cờ cao của Nguyễn Phú Trọng, một nước cờ cực độc đáo.
Thứ nhất Trọng biết bụng dạ của những kẻ hùa theo mình đánh
Đinh La Thăng đều có mục đích muốn đưa người của họ vào thế chỗ Thăng. Nếu để
cho đám này thoả mãn, chúng sẽ như con chó no mồi không còn hăng hai đi săn nữa,
chúng sẽ bằng lòng vài năm với những mầu mỡ ở TPHCM để cũng cố sức mạnh. Khi
chúng có sức mạnh rồi hẳn chúng sẽ chẳng còn coi Trọng ra gì. Để Nguyễn Thiện
Nhân về đó, các nhóm như Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình vẫn còn phải tiếp tục
tranh đoạt, tiếp tục tìm cách nịnh bợ Trọng trong những cuộc săn mồi khác.
Việc Nguyễn Thiện Nhân về làm bí thư TPHCM, muốn hạ được
Đinh La Thăng phải mất một năm, muốn hạ một người như Nguyễn Thiện Nhân vốn
không có tỳ vết chắc hẳn phải mất hơn 2 năm, mà hơn 2 năm nữa lại sắp hết nhiệm
kỳ, đây sẽ là điều khó, vì thế chắc chắn Nguyễn Thiện Nhân sẽ không bị đụng đến
vì không ai muốn mất công vào việc vô ích.
Câu chuyện Đinh La
Thăng đến đây tạm dừng, Nguyễn Thiện Nhân ổn ở TP HCM. Mặt trận này tạm thời
yên tĩnh.
Bây giờ là cuộc chiến về một đối tượng khác mà Trọng và các
phe khác lo ngại hơn, đó là chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trần Đại Quang phải đối
diện với nhiều kẻ thù hơn Đinh La Thăng, bởi tất cả các phe nói trên dù xung khắc
với nhau nhưng đều sẵn sàng hùa theo Trọng để hạ Trần Đại Quang. Gây áp lực phong toả và lôi được ra lỗi lầm của
Quang sẽ làm cho Trọng ngồi yên hết nhiệm kỳ mà không sợ ai đòi ghế, còn các
phe phái khác thì muốn một lão già háo danh , cuồng tín ngồi ghế tổng bí thư
hơn là một con người sắc sảo, thâm trầm đáng sợ như Quang.
Có thể thấy những mũi
giáo của đồng đảng tứ phía nhăm nhe lao vào mình, Trần Đại Quang phải xuống nước
với Trung Cộng qua chuyến đi thăm Trung Cộng sau một thời gian nhậm chức chủ tịch
nước.
Các doanh nghiệp đánh
nhau tìm đến Nguyễn Xuân Phúc xin che chở, chính Phúc là người kích động các
doanh nghiệp đánh lẫn nhau. Các uỷ viên trung ương đánh nhau tìm đến Nguyễn Phú
Trọng để làm chỗ dựa, tất cả là do Trọng khuấy động. Các uỷ viên bộ chính trị,
tứ trụ đánh nhau ắt phải tìm đến Trung Cộng làm chỗ dựa.
Vậy đương nhiên Trung
Cộng là người chơi cho nước đục, ngao cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi.
Chính trường Việt Nam
phức tạp là vậy, trong vài tháng tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét