Một nhà máy chế biến tôm xuất khẩu tại Cần Thơ, Việt Nam.
AFP photo
Sau mục tiêu đề ra hồi đầu tháng Hai về 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2025, đến ngày
27, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị đến năm 2018 phải dứt điểm vấn đề tôm
nhiễm tạp chất.
Phát biểu trong ngày 6 tháng Hai, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
nói kim ngạch xuất khẩu tôm đến năm 2025 phải đạt 10 tỉ USD, nghĩa là tăng hơn
3 lần so với hiện tại, biến ngành tôm xuất khẩu thành “ngành đầu não” trong nền
nông nghiệp Việt Nam.
Mới đây nhất, ngày 26 tháng Hai, tại Hội Nghị Phát Triển
Ngành Tôm ở Cà Mau, ông Nguyễn Xuân Phúc còn nói “chính phủ và toàn thể xã hội tuyên chiến với
những hành vi bơm tạp chất vào tôm nhằm trục lời bất chính”.
Thực tế là trước khi thủ tướng chính phủ chính thức lên tiếng
như vừa nêu thì Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã tổ chức một hội nghị,
qua đó triển khai đề án kiểm soát tạp chất cũng như dư lượng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm khắp cả
nước.
Những số liệu từ hội nghị này cho thấy tại Cà Mau năm 2016
có 57 vụ vi phạm với gần 12 tấn tôm chứa
tạp chất, tiền xử phạt hành chính 1 tỷ 700 triệu đồng.
Tại Bạc Liêu có 44 vụ vi phạm , gần 7 tấn tôm có tạp chất,
tiền phạt 2 tỷ 100 triệu. Tệ nạn bơm tạp chất vào tôm cũng xảy ra tương tự ở
Sóc Trăng và An Giang.
Đó là kết quả những đợt kiểm tra không báo trước của liên
ngành gồm Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Và Thủy Sản trong Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, phối hợp
với Cục An Ninh Kinh Tế Nông Lâm Ngư Nghiệp và Bộ Công An, nhắm vào các cơ sở
thu gom chế biến tôm tại Cà Mau, Bạc Liêu.
Ai bơm tạp chất vào tôm?
Về hiện trạng tôm tạp chất ở Việt Nam, tiến sĩ Đặng Kim Sơn,
viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, giải thích:
Theo tôi biết bơm vào không phải là kháng sinh hay các chất
bẩn mà thường người ta bơm Agar, là chất từ cỏ biển, rong biển mình vẫn dùng để
cho vào làm nước giải khát. Họ lấy cái Agar này để bơm vào, vì màu nó trong suốt
nên khó phát hiện, nó tích nước nó tăng trọng lên. Trong nhiều trường hợp thì
chính cơ sở sản xuất, một số cơ sở sản xuất nhỏ, mà không sản xuất không đăng
ký là những đối tượng dễ thực hiện hành vi này nhất.
Ngoài ra, trong vấn để bảo vệ chất lượng con tôm thì bơm tạp
chất là một chuyện, còn có chuyện trong quá trình nuôi thì thức ăn không sạch
hoặc nhiều kháng sinh thì cũng có. Cho
nên nói chung phải tiến hành kiểm tra cả qui trình sản xuất.
Ông Ngô Tấn Lực, nguyên viện trưởng Đại Học Tiền Giang, cho
rằng tôm bị dính tạp chất là một vấn nạn của Việt Nam trong vòng 20 năm qua:
Đó là một vấn nạn lớn ở Việt Nam thì phải ủng hộ những chủ
trương hoặc những chánh sách làm cho nó sạch đi, nếu không đây là một
tổn hại rất lớn mà nó ảnh hưởng đến sức khỏe khủng khiếp lắm.
Ông Nguyễn Tất Thắng, một doanh nghiệp nuôi tôm ở Tiền
Giang, cho rằng sản xuất tôm sạch là cả một quá trình phấn đấu từ đầu đến cuối:
Tôm bơm tạp chất không phải do người nuôi mà do bộ phận dịch
vụ thu mua chứ người nuôi không có sức ngồi đó để bơm tạp chất vào con tôm. Thực
tế tôi chỉ là người sản xuất con tôm thôi chứ tôi không phải là người dịch vụ
mua đi bán lại. Trước đây người nuôi người
ta sợ tôm chết cho nên người ta cho tôm ăn kháng sinh, nhưng tới giờ phút này nếu
nuôi tôm mà cho ăn kháng sinh thì chắc chắn không bán được vì tất cả các nhà
máy đi mua tôm người ta đều kiểm nghiệm kiểm tra. Chỉ có tôm không có kháng
sinh mới bán được cho nhà máy.
Cái thứ hai là bây giờ người ta kiểm tra những đại lý bán
thuốc hoặc những doanh nghiệp như bọn
tôi vẫn bị kiểm tra thường xuyên. Cái khó là con giống, thứ hai là thức ăn và
thứ ba là môi trường, muốn làm được việc
đó phải kết hợp với nhiều đối tác. Riêng chỗ tôi, khu vực Tiền Giang chỗ tôi
thì người ta đã bảo nhau là nếu như sử dụng kháng sinh thì chắc chắn người ta
không bán được tôm vào nhà máy. Tôi thấy
nếu muốn làm tôm sạch, nếu mọi người đều quyết tạm và chính phủ quyết tâm thì
tôi nghĩ việc đấy không khó.
Theo ông Phan Huy Hoàng, chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi, Việt
Nam cần giải pháp tổng thể mới có thể trị dứt điểm tôm tạp chất nói riêng và thủy
sản nhiễm bẩn nói chung vào năm 2018 như
tiêu chí đề ra:
Đây là vấn đề vĩ mô của cả một quốc gia, nếu thủ tướng chỉ đạo
như thế thì tôi nghĩ từ nay trở đi các địa phương các ngành các cấp phải có nhiều
biện pháp để làm sao hạn chế tôm bẩn. Muốn xuất khẩu được thì phải như vậy
thôi, các nghành, các cấp, các nhà khoa học rồi nông dân phải làm. Đó là việc
phải tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về mặt kỹ thuật, nuôi như thế nào cho tốt,
không bị dịch bệnh, đủ thứ bài bản lắm.
Làm sao diệt tận gốc?
Tiềm năng phát triển tôm, theo tiến sĩ Đặng Kim Sơn, vẫn là
cơ hội tốt mà Việt Nam phải nắm bắt ngay từ lúc này:
Không chỉ là quyết tâm của chính phủ mà đây cũng phải là quyết
tâm của doanh nghiệp của nông dân. Một trong những việc quan trọng là phải siết
lại kỷ luật về vệ sinh an toàn, về tiêu chuẩn kỹ thuật. Những trường hợp làm ăn
gian dối như bơm tạp chất vào trong tôm thì dứt khoát phải loại bỏ bằng được.
Tôi nghĩ quyết tâm của chính phủ là tốt nhưng chưa đủ, cái
quan trọng nhất gọi là nghìn tay nghìn mắt để kiểm soát được tình hình sản xuất
phải chính là người sản xuất, người lao động và các doanh nhân. Phải hình thành
các tổ chức, hiệp hội của chính những doanh nhân, của chính những xí nghiệp chế
biến tôm. Phải chính họ tố cáo, phát hiện và xử phạt những hành động sai trái.
Cho nên tôi nghĩ việc phân cấp, phân quyền, giao thêm trách nhiệm rồi công nhận
các tổ chức kiểm soát của nhân dân là
chuyện hết sức quan trọng để giải quyết tận gốc.
Kiểm soát kiểm tra cả qui trình sản xuất, hình thành một chuỗi
giá trị để đảm bảo rằng doanh nghiệp nào bán thì cũng có thể truy suất nguồn gốc
lại được. Không chỉ người sản xuất mà cả người thu mua, người chế biến mà phải
kiểm tra thậm chí cả người cung cấp thức ăn, cả người kiểm soát nguồn nước chảy
vào.
Để diệt tận gốc nạn tôm bẩn vào năm 2018 trên phạm vi cả nước,
đặc biệt tại địa bàn 4 tỉnh nuôi trồng tôm lớn nhất nước là Cà Mau, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Kiên Giang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt đề án kiểm soát
và ngăn chận hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất.
Theo đề án này, năm 2017 toàn bộ 100% cơ sở nuôi tôm tại Cà
Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, phải
cam kết không bơm tạp chất vào tôm trước khi tiêu thụ. Bên cạnh đó,
100% cơ sở thu mua, sơ chế và chế biến
tôm cũng phải cam kết không làm tôm bẩn, không mua tôm có dính tạp chất.
Ngoài ra, phải tăng cường trách nhiệm của đia phương trong
việc xử lý vi phạm và xử phạt hành chính một cách nghiêm khắc và quyết liệt hơn
nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét