Các quyền cơ bản của con người
như: tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, tôn giáo, giáo dục… là những quyền phổ
quát. Ảnh: internet
Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa có Hiến
pháp và hàng hà sa số Luật nói về quyền và nghĩa vụ công dân, nhưng có đốt đuốc
đi tìm cũng không thấy quyền dân được nói, được nghe và được viết ra những điều
mình muốn.
Vậy Hiến pháp và Luật viết ra để
làm gì, nếu không phải chỉ để khoe hàng hay đọc cho đã con mắt và nghe cho sướng
lỗ tai?
Chẳng hạn như Điều 2 Hiến pháp
2013 viết: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”
Thưc tế dân không dính dáng gì đến
nhà nước này vì nó không do dân bầu lên. Nhà nước của đảng duy nhất cầm quyền
cũng chỉ “vì nhân dân” để tuyên truyền cho câu nói “Đảng ta không có lợi ích
nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân” của ông Hồ Chí Minh.
Nhưng những người thừa kế ông Hồ
lại không làm theo lời dặn của ông bảo: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Nếu các “cháu ngoan” của “Bác”
làm đúng như thế thì không những đất nước và người dân đã bớt khốn khó mà đảng
cũng đâu phải tiếp tục đầu bù tóc rối từ năm này qua năm khác để lo “ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” trong cán bộ, đảng
viên?
Đến khỏan 2/Điều 2, Hiến pháp còn
vẽ vời rằng: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Thực tế không phải như vậy. Nhân
dân chỉ được “khoác áo làm chủ” để ăn bánh vẽ. Bằng chứng cho thấy Đảng nắm hết
mọi thứ quyền để nuôi cán bộ ăn no béo ù. Trong khi nông dân, chiếm 70% dân số,
công nhân lao động và những trí thức không chịu nghe theo đảng bằng mọi gía lại
mang số phận hẩm hiu và thiệt thòi nhất trong xã hội.
Chẳng hạn như chuyện “đất đai thuộc
về tòan dân” mà nhà nước lại dành quyền quản lý và độc quyền sử dụng như quy định
trong Điều 53: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu
tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý.”
Ai ủy quyền cho nhà nước “đại diện”
để làm chủ và “qủan lý” đất của dân? Chẳng có “văn tự điền thổ” hay hợp đồng
nào giữa đảng và dân đã minh định như thế.
Được đà, Quốc hội (của đảng) còn
duy trì quyền được độc tôn cai trị đất nước trong Hiến pháp cho đảng Cộng sản
như Điều 4 viết: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và
của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Chưa hết, đảng này còn “tự nhiên
như người Hà Nội” để nhét chữ vào miệng dân nói rằng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội
là khát vọng của nhân dân ta…” (Cuơng lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa
độ lên Xã hội Chủ nghĩa—Bổ sung, phát triển 2011)
Nhân dân nào đã nói với đảng như
thế, hay đảng đã “cả vú lấp miệng em” để nói văng mạng?
QUYỀN DÂN Ở ĐÂU?
Sau những vẽ vời dân chủ nửa vời
như thế, Hiến pháp 2013 còn dành hẳn Chương II, từ Điều 14 đến Điều 49 để phô
trương về “Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
Nhưng dù có rào trước đón sau thì
nhiều điều của Chương này đã vô hiệu hóa ngay từ khi sọan thảo.
Chẳng hạn như Điều 23 viết: “Công
dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ
nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Cụm từ “do pháp luật quy định” là
con dao hai lưỡi đã triệt tiêu ý nghĩa “tự do đi lại và cư trú” của công dân.
Nhà nước đã tận dụng triệt để các Điều 79, 87,88 và 89 của Bộ Luật Hình sự 1999
để tước bỏ quyền đi lại của nhiều công dân, trong đó có những người tham gia
vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở Việt Nam.
Tiêu chuẩn quy tội của những điều
này rất mơ hồ và đượm mầu sắc quy chụp lên các đối tượng nhà nước nhằm vào.
Tỷ dụ Điều 79 viết “Tội hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định các đối tượng bị trừng phạt gồm:
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân, thì bị phạt như sau”:
1. Người tổ chức, người xúi giục,
người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt
tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 87. “Tội phá hoại chính sách
đoàn kết” viết:
1. Người nào có một trong những
hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến
mười lăm năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp
nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với
các tổ chức xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ
dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền
nhân dân, với các tổ chức xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính
sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 88. “Tội tuyên truyền chống
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:
1. Người nào có một trong những
hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị
phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ
báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu
chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các
tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Điều 89. “Tội phá rối an ninh”:
1. Người nào nhằm chống chính quyền
nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người
thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 82 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười
lăm năm.
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm
TÔN GIÁO ĐẾN NGÔN LUẬN
Bước qua Điều 24 của Hiến pháp
2013, chúng ta sẽ thấy cái đuôi “lợi dụng tín ngưỡng” được chêm vào để hạn chế,
kiểm soát và kìm kẹp người có đạo.
Hiến pháp cam đoan:
1. Mọi người có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Không cần phải dài dòng hay phân
bua với nhà nước. Nhiều năm qua, chính quyền ở nhiều nơi trong nước đã chiếm đọat
tài sản của các Tổ chức Tôn giáo như tịch thu đất đai, đền thờ, đình chùa hay
các địa điểm thờ phượng của người dân mà nhà nước cứ leo lẻo “không hề có xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.
Ngược lại, khi bị phản đối và khiếu
kiện như “con kiến đi kiện củ khoai” thì nhà nước lại gán tội “ngăn cản thi
hành luật pháp” hay “lợi dụng tôn giáo” để họat động chống phá nhà nước, hoặc
gay gắt hơn, họ bảo các vị đã “chống lại chính quyền nhân dân”.
Đến Điều 25, Hiến pháp cũng viết
cong queo: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định.
Hay: “Công dân đủ mười tám tuổi
trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Ai cũng biết, các Tổ chức Nhân
quyền trên Thế giới, Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Châu Âu và Bộ Ngọai giao Mỹ đều
biết Điều 25 chỉ viết ra để chơi cho vui. Bởi vì Nhà nước Việt Nam đã vênh vang
không chấp nhận cho tư nhân ra báo và khẳng định báo đài là các cơ quan được sử
dụng để tuyền truyền cho chủ trương, chính sách của nhà nước và bảo vệ đảng
CSVN.
Các dự thảo luật về “hội họp, lập
hội, biểu tình” cứ thậm thụt đưa ra Quốc hội rồi lại rút để tiếp thu ý kiến hay
bổ cung đã vài phen rồi mà chưa biết sẽ lùi cho đến bao giờ?.
Nhà nước của đảng còn tìm mọi
cách để ngăn cấm quyền “thông tin” và “được thông tin” của người dân. Các quyền
được tiếp cận thông tin qua Internet, Facebook cũng bị ngăn chặn và kiểm soát
nghiêm ngặt.
BẢO VỆ ĐỘC TÀI
Hai văn kiện chứng minh cho hành
động độc tài và độc quyền thông tin của nhà nước Việt Nam được gói ghém trong:
– Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT,
ngày 26/12/2016 “Quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua
biên giới.”
Và
– Nghị định 72/2013/NĐ-CP, ngày
15/03/2013 nhằm “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên
mạng”.
Mục đích của 2 văn kiện này là nhắm
kiểm soát và truy lùng các thông tin được nhà nước quy kết là “độc hại” du nhập
qua đường viễn thông và internet từ bên ngoài vào Việt Nam, và giao dịch, sử dụng
tại các địa điểm tiếp nhận hay các tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam.
Thông tư 38 ấn định thẩm quyền của
Bộ Thông tin và Truyền thông được sàng lọc, cấm đoán và quyết định biện pháp chế
tài các thông tin từ bên ngoài vào Việt Nam. Nội dung cũng quy định trách nhiệm
của các nhà cung cấp dịch vụ Internet vào Việt Nam như Google và Yahoo v.v.. và
bổn phận của họ phải tuân thủ.
Tuy nhiên, Thông tư 38 chỉ là cái
đuôi nối dài để áp dụng triệt để nội dung ấn định trong Nghị định 72/2013, ban
hành ngày 15/03/2913 bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Điều 1 của Nghị định 72/2013 viết:
“ Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn
thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia
việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi
điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.”
Điều 2. Cho biết “Đối tượng áp dụng”:
“Nghị định này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc
có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin
trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh
thông tin.”
Điều 3. Nói về “Giải thích từ ngữ”,
viết chi tiết các loại hoạt động bị chi phối như sau:
1. Mạng là khái niệm chung dùng để
chỉ mạng viễn thông (cố định, di động, Internet), mạng máy tính (WAN, LAN).
2. Dịch vụ Internet là một loại
hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối
Internet:
a) Dịch vụ truy nhập Internet là
dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;
b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch
vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải
lưu lượng Internet.
3. Trạm trung chuyển Internet là
một hệ thống thiết bị viễn thông được một tổ chức hoặc doanh nghiệp thiết lập để
cung cấp dịch vụ kết nối Internet.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Internet là doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet quy định tại Khoản
2 Điều này.
5. Đại lý Internet là tổ chức, cá
nhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợp
đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để
hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.
6. Điểm truy nhập Internet công cộng
bao gồm:
a) Địa điểm mà đại lý Internet được
quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ;
b) Điểm truy nhập Internet công cộng
của doanh nghiệp là địa điểm mà đơn vị thành viên hoặc cá nhân đại diện cho
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp quản lý để cung cấp
dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet;
c) Điểm truy nhập Internet công cộng
tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng
khác là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch
vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet.
7. Người sử dụng Internet là tổ
chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ truy nhập Internet hoặc điểm truy nhập Internet công cộng để sử dụng các ứng
dụng và dịch vụ trên Internet.
Tiếp theo, khỏan này giải thích tiếp:
8. Tài nguyên Internet là tập hợp
tên và số thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm:
a) Tên miền quốc gia Việt Nam
“.vn”, các tên miền khác liên quan đến quyền lợi quốc gia Việt Nam; địa chỉ
Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tế phân bổ cho
Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC);
b) Tên miền quốc tế, địa chỉ
Internet, số hiệu mạng, tên và số khác được tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức,
cá nhân tại Việt Nam.
TRÒ CHƠI CŨNG KIỂM SOÁT
9. Dịch vụ trò chơi điện tử trên
mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả
năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.
10. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi
điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần
mềm trò chơi điện tử.
11. Điểm cung cấp dịch vụ trò
chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng
hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò
chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó.
12. Người chơi trò chơi điện tử
trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
công cộng để chơi trò chơi điện tử.
13. Thông tin trên mạng là thông
tin được lưu trữ, truyền đưa, thu thập và xử lý thông qua mạng.
14. Thông tin công cộng là thông
tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân được công khai cho tất cả các đối tượng
mà không cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của các đối tượng đó.
TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
15. Thông tin riêng là thông tin
trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc
chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa
chỉ cụ thể.
16. Thông tin cá nhân là thông
tin gắn liền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi,
địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông
tin khác theo quy định của pháp luật.
17. Dịch vụ nội dung thông tin là
dịch vụ cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng dịch vụ.
18. Nguồn tin chính thức là những
thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin
điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu
trí tuệ.
19. Thông tin tổng hợp là thông
tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc
nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
20. Hệ thống thông tin là tập hợp
các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm và cơ
sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động lưu trữ, xử lý, truyền đưa, chia sẻ, trao đổi,
cung cấp và sử dụng thông tin.
21. Trang thông tin điện tử
(website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông
tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng
thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.
22. Mạng xã hội (social network)
là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu
trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm
dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện
(chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự
khác.
23. An toàn thông tin là sự bảo vệ
thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián
đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật
và tính khả dụng của thông tin.
24. An ninh thông tin là việc bảo
đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy thì những loại tin nào bị
ngăn cấm truyền tải và thu nhập?
Nhà nước Việt Nam cho biết trong
Điều 4. Khi nói về “Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng”
là nhằm: “Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho
cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh,
hữu ích lên Internet.
Họ cũng nói sẽ: “Ngăn chặn những
hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật.
Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của
Internet.
Bảo đảm chỉ những thông tin hợp
pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến
người sử dụng Internet tại Việt Nam.”
CÁC VIỆC BỊ CẤM
Vậy người cung cấp dịch vụ thông
tin trên Internet hay Facebook, Google, Yahoo v.v… cũng như người tiếp nhận ở
Việt Nam bị ngăn cấm trong các lĩnh vực nào?
Điều 5 của Nghị định 72/2013 quy
định bị cấm nếu:
Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố;
gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực,
dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ
tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật
quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua
bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật,
xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và
phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc
cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp
pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động
của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn“, hoạt động hợp pháp của hệ
thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu,
khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài
nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với
tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại,
vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin,
tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
Những lý do ngăn cấm và biện pháp
kiểm soát, ngăn chận hoạt động của Internet và các dạng truyền thông điện tử
khác từ ngoài vào Việt Nam và ở trong nước đã cho thấy đảng và nhà nước Cộng sản
Việt Nam đang lo sợ trước trận cuồng phong của khoa học kỹ thuật truyền thông.
HÌNH ẢNH TRƯỚC MẮT
Nhưng liệu họ có thành công
không, hay chỉ dọn đường cho một cuộc chiến thông tin và truyền thông mới với
nước ngoài và với người dân của mình?
Hiện nay, khi đảng tung hết khả
năng để đối phó với cơn phong ba “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong nội bộ
đàng thì họ cũng phải đương đấu với nhiều cán bộ, đảng viên không còn muốn đảng
tồn tại nữa.
Thậm chí còn có nhiều cán bộ đảng
viên đã tiếp tay phát tán các thông tin nói xấu lãnh đạo hay chỉ trích đường lối
và chính sách của đảng và nhà nước.
Báo Quân đội Nhân dân báo động
ngày 23/03/2017: “Đáng tiếc là trước những thông tin bịa đặt, xấu độc như trên,
có một số người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên đã suy nghĩ giản đơn, sử dụng
chính những thông tin đó để chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội hoặc tán phát
thông tin trong cộng đồng kiểu “câu chuyện làm quà”, gây dư luận xã hội không
đúng về lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thông tin từ cơ quan chức năng
cho biết, thời gian qua, đã xuất hiện một số trường hợp cán bộ, đảng viên dùng
mạng xã hội và thông tin di động tán phát thông tin xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy
tín lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ. Trong đó, có người đến mức bị xử lý hình sự.
Có người từ chỗ viết bài, đăng tải thông tin phản biện xã hội đã bị kẻ xấu lôi
kéo, kích động trở thành đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước theo kiểu “hóa mù
ra mưa”. Những trường hợp này biểu hiện vi phạm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
đã rất rõ ràng.
Nhưng hiện nay, còn xảy ra hiện
tượng không ít người tuy chưa đến mức vi phạm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
nhưng đã rơi vào trạng thái “tiềm năng” của vi phạm khi hiếu kỳ, tò mò, thích đọc,
chia sẻ, bình luận thông tin “lạ” từ những trang mạng xã hội xấu độc.”
Vậy tình trạng xã hội Việt Nam
ngày nay ra sao? Muốn biết, hãy nghe những lời nói thẳng và nói thật của Linh mục
Antôn Đặng Hữu Nam trong bài giảng “Mạch nước vọt đến sự sống đời đời” trước
6,000 giáo dân tại giáo xứ Song Ngọc (Giáo phận Vinh) ngày 19/03/2017.
Cha Nam nói: “Nhìn vào xã hội Việt
Nam, chúng ta thấy: Một xã hội thiếu vắng tình người, sự ích kỷ, hẹp hòi, hận
thù, ghen ghét đang hoành hành. Một xã hội được lãnh đạo bởi cảnh sát, nhà tù,
dùi cui, chó nghiệp vụ và bọn côn đồ. Một xã hội được định hướng để sẵn sàng
chà đạp lên công lý và sự thật, nhân phẩm và nhân quyền. Một xã hội được đặt
trong tay những kẻ sẵn sàng khấu đầu thờ giặc, rước voi về giày mả tổ, cõng rắn
cắn gà nhà, đánh đổi cả công lao xương máu của tiền nhân để đổi lấy tiền, quyền
và gái đẹp. Một xã hội đang bị nhiễm độc bởi chủ thuyết vô thần, con người chạy
theo trào lưu tự do hưởng thụ, sống không có đời sau, chỉ tìm chiếm đoạt. Một
xã hội đầy anh hùng nhưng thiếu vắng tình yêu. Một xã hội mà cái đẹp và chân lý
chỉ nằm trên giấy tờ, băng rôn và khẩu hiệu. Một xã hội chuyên tuyên truyền, lọc
lừa, gian dối, nói một đàng, làm một nẻo, mà lại toàn làm bậy. Một xã hội quái
thai nên sinh ra những đứa con quái thú. Ngoại trừ các quan chức, tất cả đều là
nạn nhân và là kẻ vô thừa nhận, bị loại ra bên lề cuộc sống.”
Linh mục Nam nói tiếp: “Cũng mới
ngày 14/3 vừa qua, trong khi người dân thắp hương tưởng niệm các tử sỹ ngã xuống
dưới họng súng của quân Trung cộng trong cuộc cướp đảo Gạc Ma thì bị nhà cầm
quyền ngăn cản, sách nhiễu và đàn áp đẫm máu. Khắp dải đất hình chữ S này đâu
đâu cũng có tượng đài ngàn tỉ, nhưng mạng người thì không bằng cái móng tay.
Người dân khởi kiện Formosa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bảo vệ sự
sống và tương lai con cháu giống nòi, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thì nhà cầm
quyền cho là phản động, thẳng tay đàn áp. Thậm chí còn đe dọa, khủng bố, đòi khởi
tố. Con rồng cháu tiên nay chỉ là những hình nhân. Trong khi đó ngày 15/3 vừa
qua tại Đài Loan, người dân Đài Loan biểu tình, yêu cầu Formosa phải đền bù thỏa
đáng cho người Việt và phải giải quyết triệt để thảm họa môi trường thì được
nhà cầm quyền và cảnh sát Đài Loan bảo vệ.
Người Việt chúng ta của cải bị cướp,
nhân phẩm bị chà đạp, nhân quyền bị tước đoạt, tự do bị loại bỏ. Một đất nước
có hơn 3000 km bờ biển lại phải nhập khẩu muối, một đất nước với hơn 90 triệu
người, trong đó có đến 80% nông nghiệp lại phải đi nhập trứng gà. Trong khi đó
người dân không chỉ lưu vong trên chính quê hương của mình mà còn phải đi làm
tôi, làm điếm, làm ác một cách ồ ạt ở xứ người.” (Trích Website Tin Mừng Cho
Người Nghèo – Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn).
Với những đau xót như thế đã và
đang diễn ra trên đất nước Việt Nam, thử hỏi quyền của người dân đang nằm ở đâu
mà Lê Hải Bình, Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao Việt Nam vẫn còn mê sảng nói rằng:
“ Chính sách nhất quán của VN là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người
dân. Các nỗ lực và thành tựu của VN trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện
các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận
và đánh giá cao.” (Bộ Ngọai giao, 13/03/2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét