Tác giả: Bill Hayton - Nikkei
Asian Review
Huyền thoại lịch sử, chiến lược
quốc phòng và lợi ích kinh tế, tất cả đều có vai trò
Câu hỏi Trung Quốc thực sự muốn
gì ở biển Đông ít được nghiên cứu một cách đáng ngạc nhiên ở phương Tây. Có
quá nhiều nhà phân tích quốc tế dường như bằng lòng khi đưa ra các giả định về
động cơ chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc mà không đối chiếu các tuyên
bố hay tài liệu của Trung Quốc.
Mối quan tâm của các chiến lược
gia Mỹ, đặc biệt về tự do đi lại, an toàn của các đồng minh và duy trì một trật
tự dựa trên luật pháp chi phối hầu hết các bài viết/ sách vở tiếng Anh về
tranh chấp. Họ rất thường quy chiếu cùng những động lực đó lên “thứ khác”
và diễn giải các hành động của Trung Quốc trên cơ sở đó.
Một số tài liệu chính thức của
Trung Quốc có thể đọc được, vẽ ra một hình ảnh khác biệt. Sách trắng của
Trung Quốc về chiến lược quân sự công bố tháng 5 năm 2015, xác định các mối đe
dọa lớn nhất đối với Trung Quốc là “chủ nghĩa bá quyền, chính trị quyền lực và
chủ nghĩa can thiệp mới”, và nêu rằng, ưu tiên hàng đầu của quân đội là “bảo
vệ sự thống nhất quốc gia [của Trung Quốc], toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của
sự phát triển.”
Trong khi các nhà phân tích Mỹ tập
trung vào quyền đi lại trên biển Đông như là một phần của “khu vực dùng
chung của toàn cầu”, Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ biển Đông như là một
phần của lãnh thổ vốn có của Trung Quốc. Nghiên cứu của tôi dấy lên mối nghi
ngờ nghiêm trọng về các kể lể lịch sử này, nhưng các nhà phân tích phương
Tây cần nghiêm túc hơn nữa, nếu họ muốn hiểu những gì đang thúc đẩy các
tranh chấp ở đó.
Mặc dù tiến trình chính trị mờ
đục của Trung Quốc gây khó khăn cho việc đánh giá cách lãnh đạo của quốc gia
“thật sự” coi biển Đông như thế nào, các văn bản và các tuyên bố chính thức
chắc chắn cung cấp một số hiểu biết sâu sắc. Như Ryan Martinson của trường
Cao đảng Hải chiến Hoa Kỳ nhận xét, hồi tháng 6 năm 2014 Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình khẳng định rằng, Trung Quốc phải đặt ưu tiên cao nhất vào việc xây
dựng “một bức tường bất khả xâm phạm đối với việc bảo vệ biên giới và đại
dương.”
Michael Swaine, thuộc Quỹ
Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, đã lưu ý rằng, Tập Cận Bình đã nhiều lần tập
trung vào “sự cần thiết phải duy trì vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc,
các quyền và lợi ích trên biển và đoàn kết dân tộc, và xử lý đúng đắn các tranh
chấp lãnh thổ và hải đảo”.
Danh sách của đô đốc
Trong hồi ký năm 2004 của mình,
Đô đốc Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), được xem như là cha đẻ của hải quân Trung
Quốc hiện đại, đã liệt kê 6 mục tiêu về biển trong chiến lược của ông về
“phòng thủ tích cực vùng biển gần”, bao gồm việc tái thống nhất Đài Loan
với đại lục; lấy lại lãnh thổ biển bị mất và có tranh chấp; bảo vệ tài
nguyên biển quốc gia; bảo đảm các tuyến đường liên lạc chiến lược của Trung
Quốc; ngăn cản hoặc đánh bại bất kỳ cuộc tấn công bằng đường biển nào của nước
ngoài; và xây dựng rào cản hạt nhân chiến lược đủ tầm.
Điều có vẻ có ý nghĩa nhất là
ba mục tiêu đầu liên quan đến việc “lấy lại” lãnh thổ và kiểm soát tài
nguyên biển quốc gia. Đây là bằng chứng cho sự ám ảnh lâu dài của lãnh đạo
Trung Quốc với việc làm chấm dứt mối “quốc sỉ” của đất nước.
Mặc dù vậy, phân tích quốc tế về
các hành động của Trung Quốc tại biển Đông đã chú trọng quá nhiều vào ba mục
tiêu sau – các chủ đề cổ điển của các nghiên cứu hải quân truyền thống và quan
hệ quốc tế – nhưng không đúng mức cho ba mục tiêu đầu. Những phân tích như vậy
không hiểu được những động cơ chính thúc đẩy chính sách của Trung Quốc.
Hành động của Trung Quốc được dựa
vào cảm nhận về quyền nước này được làm chủ (sense of national
entitlement) đối với các đảo, các rạn san hô và vùng biển của biển Đông, dựa
trên các tài liệu lịch sử khu vực theo chủ nghĩa dân tộc. Cảm nhận về
quyền được làm chủ này có thể dẫn Trung Quốc tới việc thực hiện các động
thái quyết đoán hơn trong khu vực trong những năm tới – việc sáp nhập mỗi lần
một ít các khu vực chiến lược và có nhiều tài nguyên – sẽ dẫn tới đối đầu
nhiều nữa.
Những cân nhắc chiến lược rõ ràng
là rất quan trọng đối với Trung Quốc. Đối với một nước phụ thuộc vào thương mại,
việc tiếp cận đại dương mở thông qua biển Đông là vấn đề có tính sống còn của
quốc gia. Nhìn qua ống kính này, có thể dễ dàng lập luận rằng, việc xây dựng đảo
của Trung Quốc là một phản ứng phòng thủ trước một chiến lược chiến tranh có
thể có trong tương lai của quân đội Mỹ ngăn chận con đường thương mại trên
biển.
Trung Quốc đã là nước chuyên nhập
khẩu lương thực thực phẩm từ năm 2007, và năm 2013 Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở
thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Ngoại thương chiếm khoảng 40% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc, tuy nhiên nước này không có đường ra biển
mà không bị cản trở.
Một yếu tố thứ hai cho chương
trình “phòng vệ” này là tăng cường chiến lược “chống truy cập / từ chối khu vực”
đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hậu thuẫn Đài Loan trong trường hợp
có xung đột. Các căn cứ trên đảo mới của Trung Quốc gia tăng lớn việc giám
sát qua các hệ thống cảnh báo sớm của Trung Quốc, tạo điều kiện dễ dàng theo
dõi các mục tiêu tiềm năng hơn và cung cấp những khu trú ẩn phân tán cho tàu
chiến và máy bay.
Yếu tố thứ ba là Trung Quốc dự kiến
sẽ sử dụng các vùng nước sâu của biển Đông làm căn cứ cho tàu ngầm tên lửa đạn
đạo mới, lớp Jin [Tấn]. Sẽ rất dễ dàng để Trung Quốc xây dựng “pháo đài” cho
những tàu ngầm này nếu họ có thể kiểm soát bãi cạn Scarborough.
Việc lắp đặt “các trại trên
không” lớn và tháp radar trên các đảo nhân tạo mới mà Trung Quốc đang xây dựng,
cho thấy chúng sẽ được sử dụng làm cơ sở cho các hoạt động giám sát trên
không, trên biển và dưới mặt biển, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ tích hợp
cho tàu ngầm bên trong pháo đài. Việc xây dựng đảo của Trung Quốc cũng phản
ánh mục tiêu ngăn chặn không cho các bên yêu sách Đông Nam Á thực hiện bất kỳ
hành động nào có thể ngăn chặn Trung Quốc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở
đó.
Người ta đã lập luận rằng hành động
của Trung Quốc ở biển Đông là kết quả của một chiến lược lớn, được cấp cao
nhất của chính hệ thống chính trị sau khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo
của Trung Quốc vào năm 2012, cho phép. Nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, một
số quan chức Trung Quốc ủng hộ một chính sách quyết đoán hơn ngay trước khi
Tập Cận Bình nắm quyền.
Điều này dường như phản ánh sự cạnh
tranh giữa nhiều bên, trong đó có lực lượng vũ trang trên biển, các ngành công
nghiệp đánh bắt cá và các công ty năng lượng nhà nước, vốn được hưởng lợi từ một
chính sách biển Đông quyết đoán. Mặc dù những nhóm vận động này đôi lúc đấu
đá lẫn nhau, nhưng sức mạnh của các nhóm lợi ích đó rất to lớn khi họ bắt
tay với nhau. Một điều mà tất cả bọn họ có thể đều đồng ý là, dù vì lý do
dân tộc, an ninh, lợi nhuận hay việc làm, Trung Quốc phải tiếp cận được không
gian và các nguồn lực của biển Đông.
Quyền “lịch sử”
Bên dưới các động cơ “phòng thủ”
và quan liêu là một phiên bản lịch sử đặc biệt, sô vanh nước lớn. Mặc dù có
nhiều bằng chứng cho thấy ngược lại, quan điểm chính thức của Trung Quốc là
chỉ có các tàu thuyền Trung Quốc từng sử dụng biển Đông xưa nay và do đó Trung
Quốc có “quyền lịch sử” đối với các vùng biển bên trong đường chữ U. Hồi tháng
7 năm 2016, Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague kết luận rằng, không có cơ sở
chính đáng để Trung Quốc khẳng định “quyền lịch sử”, tuy nhiên, lập luận này tiếp
tục là nền tảng cho cuộc xung đột đang diễn ra giữa Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á láng giềng.
Nghiên cứu gợi ra mạnh mẽ rằng,
yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông đã được phát triển trong nửa đầu
thế kỷ 20, như là một phản ứng chính trị trong nước để chống lại chủ nghĩa đế
quốc Nhật và châu Âu. Nó xuất hiện ở các giai đoạn trong thời kỳ khủng hoảng
năm 1909, 1933 và Thế chiến II. Sự phát triển của yêu sách đó, một phần, là một
hành động kháng cự có tính biếu tượng và chính khía cạnh này trong lịch sử
của họ vẫn làm cho nó thành một vấn đề đầy cảm xúc hiện nay.
Mỹ và các chính phủ khác đã khôn
ngoan giữ trung lập về vấn đề lãnh thổ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ
nên bỏ qua nó. Nếu các nhà phân tích bỏ bớt các yếu tố lãnh thổ và chỉ tập
trung vào các câu hỏi về chiến lược lớn thì họ sẽ đi tới việc trả lời câu hỏi
sai, làm vấn đề biển Đông càng tệ hại hơn. Kết quả cuối cùng, như khu vực
đã nhiều lần nhìn thấy, là tranh chấp. Tranh chấp này không thể giải quyết được
bằng các biện pháp xây dựng lòng tin hoặc việc phô trương lực lượng hải quân.
Nguyên nhân gốc rễ của cảm nhận về quyền được làm chủ của Trung Quốc cần
phải được giải quyết.
Chính sách của Trung Quốc đối với
biển Đông phản ánh một cảm xúc bất bình mà những đấu thủ khác trong các
tranh chấp thường không đánh giá cao. Trung Quốc tin rằng họ đang chỉnh lại
cho đúng những sai trái gây ra cho họ trong những thập kỷ trước. Theo quan
điểm của Bắc Kinh, những bước lấn tới của họ ở biển Đông là biện minh
được bởi vì họ đang đòi lại lãnh thổ “bị mất”.
Hoang tưởng lịch sử
Bắc Kinh tin rằng bất kỳ hành động
của một cường quốc nước ngoài cố cản trở việc thống nhất lãnh thổ quốc gia –
dù đó là một cuộc tuần tra hải quân hay một toà trọng tài quốc tế, phải bị chống
lại, bởi vì đó chỉ đơn giản là một màn diễn khác trong một lịch sử lâu dài
về mưu toan của nước ngoài chia cắt tổ quốc Trung Quốc.
Mặc dù những kể lể lịch sử
chính thức của Trung Quốc rõ ràng là có nhiều vấn đề, điều quan trọng là
phải nhận ra rằng ý thức về sự chính đáng mà nó tạo ra cho việc hoạch định
chính sách của Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột hơn nữa. Nếu các nhà hoạch định
chính sách ở Hoa Kỳ và những nơi khác không nhận ra được sức mạnh thúc đẩy của
những kể lể lịch sử và tính mệnh lệnh về lãnh thổ của Trung Quốc, thì họ
sẽ không hiểu được các mục tiêu của Trung Quốc.
Cả ngoại giao lẫn đối đầu đều sẽ
không làm giảm động lực thúc đẩy phía sau các hành động của Trung Quốc ở biển
Đông. Mặc dù việc sử dụng vũ lực có thể cản trở những bước lấn tới của
Trung Quốc, nó cũng sẽ làm tăng cảm giác thất vọng và kích động những đòi
hỏi bên trong Trung Quốc về một phản ứng quyết đoán hơn. Các tranh chấp chỉ
có thể được giải quyết thật sự qua việc làm suy yếu ý thức chính đáng của
Trung Quốc và điều đó đòi hỏi phải vạch trần việc sử dụng gian lận các bằng
chứng lịch sử và thách thức phiên bản lịch sử sai lệch của họ.
Lý do chiến lược của việc Trung
Quốc duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở biển Đông – bảo vệ bờ biển, các tuyến
đường biển và ngăn chặn hạt nhân – sẽ còn bền vững. Nhưng các lập luận của họ
cho việc kiểm soát độc quyền các nguồn tài nguyên biển và quyền điều chỉnh
giao thông thì lại dựa trên các kể lể lịch sử lệch lạc và có thể bị
thách thức.
Vì đây là hai vấn đề có nhiều khả
năng gây xung đột, thách thức chúng, hơn là đáng [để cân nhắc]. Hoàn toàn có
thể giữ trung lập về mặt chính trị đối với vấn đề lãnh thổ, trong khi vẫn
khẳng định rằng, các yêu sách của Trung Quốc thiếu những bằng chứng có thể
kiểm chứng được. Tất cả các nước có lợi ích trong việc giải quyết hòa
bình, các tranh chấp biển Đông cần phải xem xét một cách nghiêm túc hơn về mặt
lịch sử và khẳng định rằng những yêu sách thiếu hậu thuẫn không phải là cơ
sở để đối thoại và giải quyết xung đột.
Đối với khu vực châu Á và trên thế
giới, sự tham gia không thể thiếu của các chuyên gia về Trung Quốc và các
nhà hoạch định chính sách về cơ sở của các kể lể của họ về biển Đông là bước
thiết yếu đầu tiên. Các nhà đối thoại với các quan chức Trung Quốc phải tự vũ
trang mình các bằng chứng đó, để thách thức các kể lể lịch sử không có thật
và sẵn sàng sử dụng chúng trong các cuộc thảo luận. Trong 20 năm qua, tất cả
các bằng chứng này ngày càng dễ dàng tìm thấy. Đã đến lúc sử dụng chúng.
Bill Hayton là một nhà nghiên
cứu tại Chatham House và là tác giả của cuốn sách The South China Sea: The
Struggle for Power in Asia” (Biển Đông: Cuộc tranh cho giành quyền lực ở
châu Á) Bài báo này dựa trên một bài giảng sẽ trình bày tại Đại học Tokyo
ngày 6 tháng 4.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét