Nguyễn Đan Quế
Bác
sĩ Nguyễn Đan Quế
Internet
có mặt tại Việt Nam đã được 2 thập niên. Hiện có 52 triệu trong 92 triệu dân sử dụng. Chính mạng xã hội toàn cầu xuyên
biên giới www này đã và đang giúp những blogger Việt Nam phá vỡ bưng bít thông
tin của độc tài CS Hà nội, đưa phong
trào đấu tranh đòi Nhân quyền và Dân chủ Việt Nam tiến lên. Theo Hà nội, chỉ nội
trong năm 2016 Bộ Thông Tin Tuyên Truyền (viết tắt là Bộ 4T) đã phát hiện 800
tài khoản facebook và 300 kênh youtube ‘phản động’ khiến giới cầm quyền độc tài
ở Hà nội ăn không ngon ngủ không yên, vì mọi mánh lới dối trá lừa bịp dân bị tố
cáo, phơi bầy ra hết trên mạng. Người dân Việt đang có nhiều cơ may thoát dần khỏi
sự nô lệ về đầu óc của độc quyền thông tin một chiều cộng sản, từ từ thức tỉnh
và một cách hết sức tự nhiên là ước muốn được có Tự do – Dân chủ.
Trước
nguy
cơ internet có thể làm lung lay tận gốc rễ chế độ, Bộ 4T đang
tìm mọi cách khống chế, hoặc chí ít hạn chế tối đa những ảnh hưởng tai
hại khôn
lường của tự do internet bằng cách ban hành các luật lệ khắc nghiệt nhằm
trấn
áp giới bất đồng, trong đó phải kế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về việc quản
lý,
cung cập, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (tắt là NĐ
72); và Thông tư 38/2016/TT-BTTTT (tắt là TT 38) qui định chi
tiết cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
Chỉ
mới 3 tháng đầu năm 2017 đã có 9 blogger
bị bắt và truy tố hoặc theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự (âm mưu lật đổ), hoặc
điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hoặc điều 145 (chống người thi hành công
vụ), số người bị bắt trải dài từ Bắc chí Nam trên toàn quốc. Đó là những trường
hợp của các blogger Trần Thị Nga, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Văn
Oai, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Danh Dũng, Phan Kim Khánh, Bùi Hiếu Võ, Trần Minh Lợi.
Và để
mở rộng phạm vi càn quét, bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn muốn mưu tìm kiểm
soát mạnh mẽ hơn nữa và toàn diện hơn nữa internet và trong một buổi họp mới
đây với Đại sứ Mỹ Ted Osius, ông Tuấn lên tiếng nhờ Mỹ tìm cách giúp làm sao để
2 công ty lớn trên internet là Google (sở hữu youtube) và Facebook mở văn phòng
đại diện tại Việt Nam và hợp tác theo yêu cầu của Hà nội loại bỏ những tin tức bất
lợi trên facebook và youtube, với chiêu bài là làm sạch môi trường mạng, hiện
đang tràn ngập đủ mọi loại tin, thật có, giả có, bịa đặt, phỉ bang, nói xấu… Nhưng
thực sự Bộ 4T quan tâm chính yếu vào an ninh chính trị nghĩa là nhắm vào Phong
trào đấu tranh cho Nhân quyền và Dân chủ Việt Nam, còn an ninh xã hội chỉ là
cái cớ để tránh khỏi bị quốc tế chỉ trích khi đàn áp nhắm cả vào những người
tranh đấu.
Hà nội
muốn lợi dụng nhân dịp các cường quốc internet như Mỹ, Anh, Pháp Nhật… đang rất
lo ngại những quảng cáo được đăng ‘không thích hợp’ trên các trang mạng thuộc
Google, youtube, facebook vì bị đặt cạnh những nội dung cực đoan (thí dụ chẳng
hạn như mộ quân của khủng bố nhà nước Hồi giáo IS). Số người vào xem (số views)
nhiều thì giá tiền trả cho quảng cáo càng cao. Mà views cao thường là do quần
chúng thích tin ‘phản kháng’, ‘phản động’, tin giật gân, tin bịa đặt, tin dựng
đứng, tin thêm mắm thêm muối, tin đời tư hay tin ăn chơi của các quan chức… thôi
thì đủ thứ, giống như chợ trời bát nháo không thiếu thứ gì trên cõi đời này.
Chưa bao giờ trên mạng lại hỗn loạn như hiện nay.
Vì
chưa có được luật quốc tế về Internet,
các chính phủ trên thế giới đang làm áp lực muốn yêu cầu Google, youtube,
facebook xét lại vấn đề chính sách quảng
cáo. Nếu không, rút không quảng cáo nữa. Thiệt hại cho Google, facebook chắc chắn
là không nhỏ.
Trong một thông cáo gửi cho báo chí, youtube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ
bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”,
”Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà
họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng
tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”. “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ
từ các chính phủ khắp thế giới”.
Bắt
chước tương tự như vậy, Việt Nam:
- một mặt, mạnh tay áp dụng NĐ 72 và TT 38 phạt
hình sự và hành chính những blogger kiên quyết thực thi quyền tự do tư tưởng, tự
do phát biểu theo lương tâm mình để đấu tranh cho Tự do – Dân chủ.,
- mặt khác, Bộ 4T tìm
cách áp lực các công ty trong nước rút quảng cáo ra khỏi youtube và facebook nếu
Google và facebook không hợp tác với Hà nội để loại bỏ những thông tin gọi là
‘phản động’, mà tổng quát có thể thấy xuất phát từ 3 nguồn:
1.
Nguồn từ những nhà tranh đấu cho Nhân quyền và Tự
do – Dân chủ..
2.
Nguồn quần chúng xả ‘su páp’ uất ức lên tai ương độc
tài, mà không biết làm sao thì chửi bới cho hả dạ đỡ tức.
3.
Nguồn của
các phe phái mâu thuẫn trong đảng, trong chính quyền tung ra ‘chơi nhau’ vì mâu
thuẫn phe nhóm về quyền và tiền (như trang Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực…hay
như gần đây nhất ngày
26/3/2017, một bức thư ký tên Trịnh Văn Lâu với đầy đủ các chức danh được gửi
đến trang Ba Sàm, với nội dung chỉ đích danh một số nhân vật đặc
biệt như đương kim ủy viên bộ chính trị Nguyễn Văn Bình, đại gia Trầm Bê, Thiếu
tướng công an Trần Quốc Liêm… Kiến nghị rất quyết liệt: cách chức, bắt, xử lý
pháp luật).
Chuyện Hà
nội bắt chước yêu cầu các công ty Việt Nam rút quảng cáo trên youtube và
facebook, áp lực này đối với google và facebook có lẽ thực sự không đáng kể,
như gãi ghẻ. Chỉ riêng facebook do Mark Zuckenberg lập 2014 hiện là 1 trong 5
tỷ phú giầu nhất thế giới với tài sản theo Forbes công bố 2016 là 51,6B.
Còn nhờ
Mỹ, theo chỗ chúng tôi được biết là Mỹ khuyến khích các công ty
Mỹ đầu tư vào Việt Nam, nhưng phía Việt Nam trước hết phải có luật lệ minh bạch
và hiệu quả, nhất là về luật bảo vệ tài sản trí tuệ (bản quyền), mới mong các đại
lý của các công ty này tại Việt Nam hợp tác. Mà nếu có, cũng chỉ hợp tác theo
nguyên tắc và tiêu chuẩn của họ, chính yếu là nhằm loại bỏ những khía cạnh tiêu
cực (nếu có) nhưng vẫn phải giữ
nguyên phần căn bản của internet là tự do tư tưởng.
*
Phong
trào quần chúng tự phát đấu tranh cho Nhân quyền và Tự do – Dân chủ Việt Nam
đang đứng trước một thử thách lớn và khá phức tạp trong việc xử dụng vũ khí chiến
lược internet vì: NĐ 72 và TT 88 nương theo cơn lốc chống khủng bố quốc tế của các cường quốc
internet nhằm bịt miệng những nhà đấu tranh chân chính cho Nhân quyền và Tự do
– Dân chủ của dân tộc Việt Nam.
Cuộc
đấu tranh cho Nhân quyền và Tự do – Dân chủ của dân tộc ta đang đứng trước thử
thách lớn mà chúng ta bắt buộc phải vượt qua để đưa công cuộc đấu tranh chung đến
thành công.
Chúng
ta cần làm sáng tỏ hơn nữa lý tưởng mà chúng ta đang theo đuổi, bản lĩnh của
chúng ta, và nhất là các nhà tranh đấu trực tiếp tham gia các trang mạng,
facebook, youtube cần tập hợp sức chiến đấu, gia tăng hỗ trợ nhau để giành chiến
thắng trên mặt trận internet. Rồi đây chắc chắn, vì nhu cầu, những luật lệ quốc
tế sử dụng internet sẽ càng ngày càng minh bạch, chặt chẽ hơn, loại ra ngoài
vòng chiến những phần tử cực đoan khủng bố cũng như những chế độ độc tài gian
ác chuyên chụp mũ những người đấu tranh chân chính là khủng bố, phá hoại, trong
khi chính chúng là ‘nhà nước mafia chuyên môn khủng bố’.
Nhưng
ngay bây giờ và ngay trên khắp đất nước Việt Nam này, chúng ta cần phải:
A/ Mạnh
mẽ phản đối NĐ 72 và TT 38. Không được chụp mũ, không được áp dụng bậy bạ, áp
chế quần chúng. Buộc tội phải có chứng cớ, phải chứng minh được một cách thuyết
phục trước những bác bỏ của Luật sư Nhân quyền.
B/
Bênh vực những người đấu tranh đứng đắn, đồng thời cũng mạnh mẽ tố cáo lên án
nhưng kẻ đội lốt Dân chủ, làm những chuyện phi pháp, hoặc có những lời lẽ thiếu
văn minh, khiếm nhã, xúc phạm người khác. Cốt cách của nhữn ngươi đấu tranh dân
chủ nhân quyền là văn hóa. Vì thế không thể mượn mạng xã hội để chửi bới, cực
đoan chính trị và tạo cớ cho chính quyền đàn áp giới tranh đấu.
C/
Nhất loạt lên tiếng yêu cầu các chính phủ dân chủ, các cơ quan quốc tế đấu
tranh cho Nhân quyền, các Đại sứ quán, các công ty hoạt động tại Việt Nam, dù
trong hoàn cảnh nào, dù chống khủng bố hay chống tệ nạn xã hội, luôn phải đứng
về phía những nhà tranh đấu, chứ không được hùa theo kẻ mạnh về quyền và tiền
mà đi ngược lại quyền lợi chính đáng của cả dân tộc Việt Nam đang hy sinh gian
khổ đấu tranh mưu cầu Tự do và Dân chủ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét