Dưới đây là bài viết kể về những trải nghiệm của một người Trung Quốc khi chuyển đến Mỹ sinh sống và làm việc, được đăng tải trên trang Vision Times.
Giáo viên xin nghỉ việc để giữ “thành tín”
Thời gian trước, trên tờ “New York
Times” có đăng một bài báo, đưa tin: 118 em học sinh trường trung
học Piper, thuộc vùng ngoại ô Kansas, Mỹ được yêu cầu hoàn thành bài tập
sinh vật của mình nhưng trong đó có 28 em học sinh đã sao chép bài có
sẵn trên internet. Sự việc này bị cô giáo Christine Pelton phát hiện ra,
cô đã phán định rằng, 28 em học sinh này “ăn cắp bản quyền” và cho
điểm “0”, đồng thời 28 em này còn phải đối mặt với nguy cơ bị lưu ban.
Cha mẹ của các em này sau khi biết sự việc đã vô cùng phẫn nộ và phản
đối quyết định của cô Pelton. Dưới tình huống ấy, hiệu trưởng trường đã
yêu cầu cô Pelton nâng điểm số của 28 em học sinh lên, nhưng cô Pelton –
27 tuổi đã cương quyết từ chối và xin nghỉ việc.
Đối mặt với áp lực của dư luận xã hội,
hội đồng nhà trường đã tổ chức một cuộc họp công khai, nghe ý kiến từ
nhiều nơi để đưa ra quyết định. Kết quả là tuyệt đại đa số người tham
gia đã ủng hộ ý kiến của cô Pelton. Thậm chí gần một nửa số giáo viên
của trường bày tỏ ý kiến rằng, nếu hiệu trưởng vì để thỏa mãn yêu cầu
của những phụ huynh này mà sửa chữa thành tích thì họ cũng sẽ nghỉ việc.
Họ cho rằng, giáo dục học sinh trở thành một công dân thành thật là
việc quan trọng hơn rất nhiều so với việc vượt qua được môn sinh vật.
Cô Pelton cho biết, ngay ngày đầu tiên tiếp nhận lớp, cô đã cùng học
sinh thảo luận một bản quy định trong đó có sự ký tên đồng ý của các cha
mẹ. Trong bản quy định có ghi chép: “Tất cả các bài tập đều phải
hoàn toàn do học sinh độc lập hoàn thành, ‘lừa gạt’ hoặc ‘lấy cắp bản
quyền’ sẽ làm cho chương trình học bị thất bại.” Cuối cùng, sau khi
trải qua những buổi thảo luận, tranh cãi kịch liệt, nhóm cha mẹ những
học sinh “không thành thật” này đã phải nhượng bộ, đồng ý với quyết định
xử phạt lưu ban.
Sau sự việc ấy, mỗi ngày cô giáo Pelton
đều nhận được rất nhiều cuộc gọi ủng hộ và những lời mời tuyển dụng từ
nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau. Thậm chí, một số công ty còn muốn có
ảnh chân dung của những học sinh không thành thật này để bảo đảm rằng
sẽ vĩnh viễn không tuyển dụng họ. Một người phụ nữ đã bày tỏ nỗi lo lắng
của bản thân với phóng viên đài truyền hình rằng: “Tôi vô cùng lo lắng rằng, những người sinh sống ở khu vực, sau này đi ra ngoài sẽ bị gán nhãn ‘không thành thật’.” Một vị thương nhân, trong bài diễn thuyết của mình cũng nói: “Một
người có thể mất đi tài phú, mất đi nghề nghiệp, mất đi cơ hội, nhưng
ngàn vạn lần không thể mất đi danh dự. Một người không giữ chữ tín thì
sẽ rất khó khăn để bước đi trong xã hội này.”
Có thể có người sẽ cảm thấy người Mỹ
thật là “cường điệu hóa”, thật là “việc bé xé ra to”, nhưng nếu một
người mất đi thành tín, người ấy sẽ biến thành một kẻ lừa gạt. Một công
ty, xí nghiệp mất đi thành tín sẽ sản xuất ra những sản phẩm giả, kém
chất lượng. Một xã hội mất đi thành tín, thì nơi nơi sẽ đều có tiểu nhân
gian trá lừa gạt người.
Người Mỹ coi trọng chữ tín bởi vì họ
hiểu được rằng giữ chữ tín là nền tảng để một xã hội sống an bình, để
người thủ tín có chỗ đứng trong xã hội.
Chỉ cần lời nói, không cần giấy tờ xác nhận
Tôi từng đưa cha mẹ tôi đến tham quan
một thắng cảnh ở Manhattan. Sau khi mua vé vào rồi, tôi mới chợt nghĩ ra
rằng người già có thể được ưu đãi nên vội vàng quay lại hỏi nhân viên.
Người bán vé là một cô gái trẻ tuổi, nghe thấy tôi hỏi, một mặt nói lời
xin lỗi, một mặt lấy khoản tiền ữu đãi đưa cho tôi. Điều khiến tôi ngạc
nhiên là, cô ấy cũng không cần xem xét giấy tờ chứng nhận, thậm chí
không đi nhìn xem cha mẹ tôi có đúng là đã thực sự phải người già hay
chưa (người hơn 62 tuổi mới được ưu đãi giảm giá). Điều này khiến tôi
thầm hiểu rằng: “Đây đúng là làm theo nguyên tắc “tin người”.
Về sau, tôi lại phát hiện ra rằng, gần
như ở tất cả các nơi công cộng, phàm là có ưu đãi giảm giá cho người già
và trẻ nhỏ thì đều không cần xem giấy tờ chứng nhận. Họ chỉ cần lời nói
là sẽ tin mà không sợ “người già nhưng nhìn rất trẻ” và “trẻ con nhưng
nhìn rất cao lớn”.
Kỳ thực, khi đã tiếp xúc với nhiều
trường hợp như vậy, tôi phát hiện ra rằng: Người ta đã tin mình như vậy
mà mình lại đi nói dối hoặc giả mạo với người ta thì quả là chuyện đáng
xấu hổ. Một lần khác tôi đưa con gái đến tham quan nhà bảo tàng. Ngay
chỗ bán vé người ta ghi rằng: “Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống được miễn phí!” Con gái tôi năm nay vừa tròn 7 tuổi. Người bán vé mỉm cười hỏi: “Con gái chị mấy tuổi?”
Tôi hơi do dự một chút, nhưng vẫn trả lời thật: “Cháu 7 tuổi!” và mua một vé vào như quy định. Về sau, mỗi khi nghĩ lại phút do dự đó của mình, tôi lại cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Có một lần, tôi đi photo một quyển sách,
cuốn sách dày hơn 200 trang. Nhưng khi tôi ra thanh toán tiền, người
chủ cũng không kiểm tra số trang, mà tin luôn lời tôi nói với vẻ
mặt không một chút hoài nghi. Tôi thầm nghĩ: “Chẳng phải là dễ mắc lừa quá sao?”
Đã hẹn trước thì tuyệt đối không thất tín
Ở Mỹ, việc tuân thủ nghiêm ngặt chữ tín
trong việc hẹn ngày phỏng vấn cũng khiến tôi vô cùng cảm động. Thời gian
đầu khi mới chuyển đến Mỹ sinh sống, tôi thường phải đi phỏng vấn xin
việc. Những buổi phỏng vấn ở đây, thông thường họ đều hẹn trước tôi
khoảng một tháng và thời gian hẹn là chính xác đến số phút.
Bạn thử nghĩ xem, trong thời gian một
tháng, sẽ có biết bao việc phát sinh? Theo kinh nghiệm làm báo của bản
thân, tôi luôn thấy khối lượng công việc của người Tổng biên tập là rất
lớn, còn phải đối mặt với rất nhiều việc không như ý, bất cứ lúc nào
cũng phải đưa ra phán đoán và quyết sách để thực thi. Quả thực là, nếu
so ra thì những cuộc hẹn của tôi chỉ là một việc rất thứ yếu. Tôi luôn
tự hỏi: “Liệu trong một tháng có xảy ra biến cố gì để thay đổi cuộc hẹn phỏng vấn không?”
Nhưng, thực tế đã chứng minh rằng, lo
lắng của tôi là dư thừa. Các cuộc phỏng vấn, một khi đã có hẹn trước thì
tuyệt đối không thay đổi. Có những lần tôi lo lắng, trước buổi phỏng
vấn thường gọi điện đến tòa soạn hỏi họ có thay đổi lịch gì không. Nhưng
họ luôn giật mình hỏi lại: “Sao? Bạn có dự định thay đổi thời gian phỏng vấn sao?”
Ở môi trường bưu chính, đâu đâu cũng gặp “chữ tín”
Nhiều năm qua ở Trung Quốc, bởi vì bưu
cục yêu cầu nghiêm ngặt về gửi bưu phẩm, thư, thậm chí nhiều khi gửi còn
bị mất, nên việc giao dịch qua con đường bưu điện của tôi ngày càng
thưa thớt. Nhưng không ngờ khi đến Mỹ sinh sống, do đặc thù công việc,
mỗi ngày tôi đều phải tiếp xúc với bưu chính, hầu như mỗi ngày đều nhận
được bưu phẩm. Tôi nhận thấy, có rất nhiều thứ quan trọng, nhưng người
Mỹ cũng chỉ dùng loại dịch vụ thư tín thông thường.
Ở Mỹ người ta vẫn dùng đủ loại phong bì
to nhỏ khác nhau. Thậm chí một số người vì để gửi những thứ đồ đặc thù
còn có thể tự chế ra phong bì và cũng được chấp nhận. Nếu như trong
phong bì, bạn để những thứ căng phồng như cuộn phim, đĩa hát…cũng có thể
gửi được.
Tất cả những giấy tờ như thẻ bảo hiểm,
chi phiếu ngân hàng, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ thư viện, hóa
đơn…tôi đều gửi qua đường bưu điện. Các hộp thư gia đình ở đây, thường
được đặt ở ngoài cổng, hơn nữa còn không khóa. Các bưu phẩm, thư được
đặt vào trong, chờ đợi người đưa thư tới lấy. Nhưng vô luận là bưu kiện
quan trọng cỡ nào cũng không bị mất đi. Hồi đầu, tôi đặt cuộn phim vào
trong hòm thư còn có chút lo lắng (bởi vì cuộn phim rất quan trọng, nếu
mất đi thì thiệt hại là khó cứu vãn được), nhưng sau này thì rất tin
tưởng và không còn chút lo lắng nào nữa. Thậm chí, trong một năm tôi gửi
đi hơn 50 chi phiếu nhưng tất cả đều an toàn.
Công ty tuyển dụng người thành thật
Trên thực tế, hiện tượng mất trộm ở các
siêu thị nước Mỹ cũng là có. Nhưng khi thảo luận vấn đề này
với những người bạn Mỹ, họ đều nhún vai, nói: “Đây là không có cách nào!” Nhưng họ cũng nói: “Cái
giá mà người ăn trộm phải trả là rất đắt, cho dù là ăn trộm một thứ
nhỏ, một khi bị phát hiện thì sẽ bị ghi lại và đi theo người ấy suốt
đời.”
Tôi tin lời họ nói. Trong một lần tham
gia hoạt động tuyển dụng nhân tài của một công ty, tôi phát hiện, trong
đó có không ít chức vụ đều có quy định: Trong vòng 15 năm gần đây
không bị ghi nhận là có hành vi trộm cắp, lừa đảo và những hành vi phạm
tội khác.
Bạn thử nghĩ xem, trong 15 năm, một
người có tà tâm có thể thủ giữ được sao? Bởi vậy, người Mỹ đều coi việc
giáo dục một đứa trẻ trở thành một người thành thật, giữ chữ tín là
trách nhiệm quan trọng.
Những ví dụ tôi đã kể phía trên, không
có nghĩa rằng tôi muốn nói nước Mỹ là một đất nước không biết đến “lừa
gạt” và “dối trá”. Nước Mỹ cũng có những phần tử lừa đảo và phạm pháp đủ
loại, nhưng nói chung, nước Mỹ là một đất nước rất coi trọng danh dự,
mọi người hầu hết tin tưởng lẫn nhau, điều này đáng giá để học tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét