Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Xã hội Việt Nam đang mục nát, thối rữa, và tàn tạ theo từng giờ



 Joseptuat


Xã hội Việt Nam đang mục nát, thối rữa, và tàn tạ theo từng giờ. Tôi nghĩ chỉ những ai quan tâm đến cải thiện xã hội sẽ nhận ra được sự thực này. Vì thế, chúng ta những con người muốn thay đổi xã hội, chúng ta phải nghiêm túc truy xét toàn bộ cấu trúc vận hành của xã hội này, phải thật sự thâm nhập sâu vào nó để có thể thấy toàn thể cái vận hành của nó. Tôi nghĩ chỉ khi thấy được cái tổng thể này, hiểu rõ toàn cấu trúc đang mục nát và thối rữa này, chúng ta mới biết làm gì để thay đổi nó.


Nền tảng xây dựng xã hội này là gì?

Xã hội Việt Nam có thực sự là xã hội chủ nghĩa? Chắc chắn đây không là xã hội được xây dựng trên các giá trị công bằng, không phân biệt, không bóc lột, bởi vì sự phân chia, bất công đang là thứ dư thừa và tràn ngập trong cái gọi là xã hội chủ nghĩa này. Cái tên mà chúng ta đang nghe, nó chỉ là một lời truyên truyền mĩ dân, một tầm áo choàng khoác lên thân hình đầy giòi bọ và gớm ghếch mà thôi.

Nó cũng không phải được đặt nền tảng trên sự sợ hãi, bạo lực, gian dối. Bạo lực, gian dối, sợ hãi chỉ là phương tiện để xã hội này vận hành theo ý muốn của ai đó, nhóm người nào đó. Và chắc chắn cũng không đặt nền tảng trên tình yêu. Một xã hội tràn ngập sự sợ hãi, bạo lực và gian dối thì không thể tồn tại cái gọi là tình yêu. Tình yêu phải đi đôi với tự do, tự do lại thứ thiếu trong nhà tù và nghĩa địa. Những cái xác chết và những tên cai ngục không bao giờ hiểu về tự do. Bởi thể, trong nhà tù không có cái gọi là yêu, nơi nghĩa địa cũng không tồn tại cái sự phong phú của cuộc sống này. Xã hội Việt Nam bị xem như là cái nhà tù, trong đó có hàng nghìn nhà tù nhỏ khác. Bạn hiểu điều tôi nói chứ?

Xã hội này nó phải xây dựng trên một nền tảng mà ở đó thiếu vắng tình yêu, niềm tin, tự do. Phải là một điều gì đó tiêu cực, cực kỳ tiêu cực bởi nó có khả năng khiến người ta sẵn sàng dùng bạo lực, gian dối, nô lệ cho sợ hãi, và chấp nhận sống cùng những thứ ghê tớm đó trong mấy chục năm qua, đúng chứ? Tôi nghĩ chỉ có một điều duy nhất có thể khiến người ta trở nên độc ác và cô cảm cực độ như vậy, đó chính là sự ích kỷ.

Ích kỷ là nền tảng mà xã hội này đang xây dựng

Ích kỷ là gì? Tại sao cái được gọi là xã hội lại có thể được xây dựng trên nó? Ích kỷ mà tôi đang nói tới đây là những lợi ích, những thoả mãn cá nhân, phe nhóm. Người ta chỉ biết tới bản thân, tích góp cho mình, cho gia đình mình mà bất chấp những hành động và phương tiện sai trái.

Bạn có nhìn thấy sự vô cảm trên khuôn mặt của những cá thể trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay không? Chúng ta trở nên trơ lì, ác độc, vô cảm trước những bất hạnh và tổn thương mà chúng ta làm với người khác khi muốn đạt tới những lợi ích mong muốn. Cá nhân vì lợi ích bản thân trở nên những phương tiện làm điều ác, tiếp tay hay chính tay đi ám hại người khác. Doanh nghiệp, con buôn vì để kiếm lợi nhuận mà không ngần ngại tạo ra những sản phẩm độc hại làm nguy hại đến tính mạng và sức khoẻ người khác. Nước uống độc hại, thức ăn độc hại, công nghệ độc hại, vân vân. Hàng trăm, hàng nghìn thứ độc hại tung ra thị trường qua hàng năm. Chính quyền vì lợi ích đảng phái, phe nhóm, gia đình và bản thân tìm mọi cách kiếm thật nhiều lợi ích bất kể là cướp đất, bán biển và lệ thuộc ngoại bang.

Chỉ có sự ích kỷ mới có thể làm được điều đó, và chỉ có nó mới đủ khả năng khiến những cá thể đơn lẻ trở nên vô cảm, vô trách nhiệm trước viễn cảnh diệt vong của xã hội mà họ đang sống. Chỉ có ích kỷ mới có khả năng khiến người ta đạp đổ hết các giá trị truyền thống, văn hoá của một dân tộc 4 nghìn năm. Chỉ có duy ích kỷ này mới làm cho người ta trở thành thông minh giả tạo, đạo đức giả tạo, thành công giả tạo. Ích kỷ khiến người ta trở thành bất kỳ ai, và làm bất cứ điều gì dù xấu xa và đê hèn đến mấy. Cái tôi là thượng đế, và thượng đế của chúng ta chính là ích kỷ. Bạn có nhận ra được vị thượng đế này trong lòng bạn? Chỉ khi nào bạn nhận ra được sự thực này, lúc ấy bạn mới có khả năng hiểu rõ toàn bộ chuyển động xã hội này.

Chuyển động của xã hội Việt Nam

Chúng ta biết xã hội được hình thành từ những mối quan hệ giữa từng cá thể với nhau. Từng cá thể thuộc xã hội được gọi là công dân. Và khi hai hay nhiều cá thể gộp lại với nhau thì chúng ta có cái gọi là gia đình, doanh nghiệp, hội nhóm, chính quyền, vân vân. Nhìn bề ngoài thì hầu như mọi xã hội đều giống nhau trong sự phân chia của mình. Nhưng nếu thâm nhập sâu hơn chúng ta sẽ thấy sự khác biệt khá lớn giữa từng xã hội với nhau trong các mối quan hệ.

Xã hội Việt Nam được xây dựng trên sự ích kỷ nên các mối quan hệ dân sự đang trở nên rất giả dối. Tôi không nói tất cả, nhưng hầu như đều vậy. Mối quan hệ lớn nhất trong hầu hết mọi xã hội đó chính là giữa chính quyền và người dân. Trong mối quan hệ này, chính quyền cộng sản Việt Nam với những thành phần còn lại là quan hệ mạnh yếu, thắng thua, người cai trị và kẻ bị trị. Đây là quan hệ man ri, mọi rợ khi xã hội chưa phát triển, lạc hậu. Bạn phải tự hiểu rõ điều này, phải nhìn rõ sự thực này thì mới có thể nói tới thay đổi xã hội. Thực ra, các mối quan hệ xã hội từ chính quyền với người dân, từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng, từ người dân với người dân đều đang được vận hành trên quy tắc mạnh yếu, thắng thua, cai trị và bị cai trị.

Ích kỷ sinh ra mạnh yếu. Tau mạnh thì tau là vua, tau mạnh thì tau là công lý; mày yếu nên mày phải im lặng, mày yếu nên mày bị phân biệt, bị xem thường. Mạnh yếu này sinh ra bạo lực. Ích kỷ không dựa trên lý luận hợp lý, nó dựa vào sức mạnh cơ bắp. Chính quyền cộng sản là ví dụ điển hình. Họ ăn cắp hàng trăm tỉ, biến tài nguyên đất nước thành tài sản riêng tư, gây đau thương cho hàng vạn người khiến họ sống không bằng chết, chết cũng không yên, nhưng "Đảng" vẫn ung dung nói chuyện đạo đức, luật pháp. Đảng đơn giản đã dùng công an và côn đồ để trấn áp tất cả những ai dám nói sự thật, dám chống đối lại những việc làm sai trái đó.

Mạnh yếu không chỉ là bạo lực cơ bắp, nó còn thể hiện trên tiền bạc, danh tiếng. Kẻ nhiều tiền thì có quyền sống trên luật pháp, kẻ có danh tiếng địa vị thì được cung phụng, bưng bộ như thứ phương tiện để làm ngu muội đám dân lười biếng ham hướng thụ.

Ích kỷ cũng tạo ra sợ hãi. Sợ hãi bạo lực, nhà tù, công an đơn giản bởi vì người ta ích kỷ. Yêu thân xác mình quá, bám víu vào tài sản quá mức khiến chúng ta sợ hãi khi phải đối đầu với những cái ác mà do kẻ khác gây ra. Trong sự sợ hãi này, ích kỷ sinh ra vô cảm và độc ác. Một tâm hồn nhạy cảm là một tầm hồn biết sống cho mình và cho người khác. Một người vô cảm thì hoàn toàn ngược hẳn, họ sống thiên về bản thân, gia đình họ quá mức. Họ xem những gì đang xảy ra cho người xung quanh là bình thường, không còn rung động và khả năng cảm nhận nỗi đau với người khác. Ích kỷ này cũng sinh ra độc ác. Độc ác chính là làm hại người khác, làm tổn thương người khác mà vẫn vui, bình an.

Sợ hãi, gian dối, bạo lực, vô cảm chính là những quan hệ mà xã hội này đang tồn tại. Dân sợ chính quyền, chính quyền quan hệ với dân bằng gian dối và bạo lực. Dân với dân quan hệ bằng vô cảm, gian dối và bạo lực. Trong toàn bộ cấu trúc và sự vận hành này, chúng ta nhận ra được sự ích kỷ của từng cá thể. Ích kỷ này được nuôi dưỡng trong những hệ thống như kinh tế, chính trị, giáo dục, tôn giáo. Toàn sự vận hành này không phải đang dẫn đến sự huỷ diệt toàn bộ sao? Chết chóc toàn bộ sao?

Sư vận hành của cái chết, đó chính xác là tên gọi của toàn chuyển động mà xã hội Việt Nam đang làm. Chúng ta đang điên cuồng tham gia vào guồng máy chết chóc này. Và chắc chắn không thể ngăn cản sự huỷ diệt, thay đổi nó bằng cách thay đổi những hình thức bên ngoài mà bỏ quên chính con người. Phải thay đổi con người, thay đổi bên trong. Thay đổi cách suy nghĩ cũ kỹ, thay đổi lối sống an phận già nua. Thay đổi bên trong này chỉ có thể xảy ra khi người ta biết mình ích kỷ, biết mình đang sợ hãi, biết mình đang vô cảm. Khi một điều giả dối được nhìn thấy là giả dối thì nó tự tan biến, khi một sự thật được nhìn thấy là sự thật, thì sự thật đó có khả năng biến đối. Thay đổi vì sự chê bai, phán xét, chỉ trích từ người khác vẫn không phải là thay đổi, nó chỉ là sự lẫn tránh sự thật và khoác lên mình cái áo mới cho những điều gian dối.

Thân!
Joseptuat

Nguồn: Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét