Hội thảo Công bố chỉ số công khai ngân sách 2015 và chia sẻ
kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về thúc đẩy công khai minh bạch ngân sách diễn
ra ngày 14 tháng 1 năm 2016.
Tại buổi hội thảo hồi cuối tháng Ba, Liên Minh Minh Bạch
Ngân Sách Budget Transparency đánh giá Việt Nam có điểm minh bạch ngân sách rất
thấp so với mức trung bình toàn cầu.
Sau đây là ý kiến các chuyên gia tài chính và kinh tế trong
nước để có cái nhìn và sự nhận định rõ hơn.
Việt Nam xếp thứ 18 trên 100 trong bảng xếp hạng minh bạch
công khai ngân sách, do Liên Minh Minh Bạch Ngân Sách Budget Transparency công
bố tại buổi hội thảo và tham vấn ý kiến xây dựng nghị định hường dẫn thi hành
Luật Ngân Sách 2015 ngày 23 tháng Ba vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Tại buổi hội thảo, đại diện Trung Tâm Phát Triển Hội Nhập, gọi
tắt là CDI, cho rằng thứ hạng 18 là mức thấp, chứng tỏ công chúng Việt Nam rất
ít được nhà nước cung cấp thông tin về ngân sách quốc gia.
Từ Hà Nội, chuyên gia tài chính là tiến sĩ Ngô Trí Long giải
thích:
“Theo Luật Ngân Sách mới của Việt Nam thì mọi thứ ngân sách
phải được công bố. Luật quy định thế nhưng thực chất hiện nay thì ngân sách
chưa được công bố một cách rộng rãi. Qua đánh giá thì ta biết kém rất xa so với
trung bình, vì nguyên tắc trong thị trường là mọi thứ phải công khai minh bạch.
Ngân sách là tiền của dân, là ngân khố của nhà nước, nên nếu công khai một cách
minh bạch và rõ ràng thì chắc chắn là người dân sẽ giám sát, mà có giám sát thì
chăc chắn việc sử dụng, thu, chi rất là hiệu quả và có ích nước lợi nhà. Đấy là
điều tất yếu.”
Đúc kết từ những số liệu về công khai minh bạch ngân sách của
CDI Trung Tâm Phát Triển Hội Nhập, tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng cần thận trọng
tìm hiểu những thông tin này, kể cả của CDI, vì có thể trên thực tế đây chỉ là
những thông tin nhằm phục vụ báo chí:
“Tôi vẫn chưa cảm thấy yên tâm trong việc đánh giá này lắm,
tại vì bản thân anh đã không công khai, mà khi đã không công khai thì người
tham gia cũng khó. Thậm chí trong bối cảnh hiện nay thì nhiều đại biểu quốc hội
cũng không am hiểu quy luật này lắm. Nếu mà nói mức độ tin cậy thì quả thật tôi
cũng chưa tin cậy vấn đề tham gia đóng góp ở mức độ là trên mức trung bình. Điều
này trái ngược với điều không công khai rồi. Cái công khai minh bạch đã yếu rồi
bây giờ sự tham gia lại cao lại lớn hơn mức trung bình thì tôi thấy hơi nghịch
lý, hơi mâu thuẫn.”
Đánh giá mức độ giám sát ngân sách của công chúng, tiến sĩ
Ngô trí Long phân tích:
“Tham gia và giám sát hầu như không có, nói thẳng như vậy.
Cơ quan nào đánh giá phải xem xét lại vấn đề này. Ngay công khai minh bạch đã
không có thì mọi thứ nói chung sẽ hạn chế rất nhiều. Chỉ số rõ ràng nó mâu thuẫn
với nhau. Ví dụ minh bạch công khai với mức rất cao và những cái kia thấp thì
còn có thể được. Hay có khi người ta thờ ơ người ta không quan tâm tham gia vào
giám sát, chứ thông tin đã hẹp, đã ít minh bạch thì người ta giám sát bằng cách
nào.”
Nói về ngân sách thì trước hết đó là vấn đề của nhà nước, của
chính phủ. Kinh tế gia, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cố vấn cấp cao các
tập đoàn kinh doanh công và tư ở Hà Nội, nhận định như vậy:
“Ngân sách thì chính phủ trình qua quốc hội, quốc hội xem
xét rồi duyệt, quốc hội duyệt rồi thì chính phủ thực hiện.
Trong khi thực hiện ngân sách thì có nhiều vấn đề lắm, thí dụ
những công trình này công trình nọ vượt chỉ tiêu, rồi chi dùng không đúng mục
đích bao nhiêu là ẩn số trong vấn đề sử dụng ngân sách đấy. Tất cả những chuyện
đó có đem ra cho nhân dân biết hay không thì rõ ràng là khó lắm.
Cho nên những việc đấy là chính trong chính phủ, thanh tra
chính phủ khi thanh tra từ trung ương đến địa phương cũng chưa tìm được những vấn
đề ách tắt trong thông tin ngân sách, thì dân chúng chỉ biết được đến mức nào
thôi những gì mà chính phủ có thể thông báo được.”
Như vậy thì Việt Nam đã có, chưa có hay đang trên đường tiến
tới minh bạch công khai ngân sách dù chỉ trong mức độ thấp 18/100 điểm như được
đánh giá, là câu hỏi được ông Bùi Kiến Thành giải đáp:
“Mỗi năm đều có sự tiến triển và tiến bộ trên vấn đề quản lý
ngân sách nhưng chưa được như mong muốn. Trong những năm gần đây, nhất là ngân
sách 2015, chính phủ Việt Nam cũng hết sức cố gắng để viết ra những quy tắc về
vấn đề sử dụng và quản lý ngân sách. Nhưng mà khi đã ra ngân sách rồi, ra luật
rồi, việc áp dụng luật và việc thực hiện ngân sách có nhiều vấn đề khác.
Phận sự của nhà nước là phải thực hiện ngân sách theo đúng
quy định của luật và công bố lên cho nhân dân biết. Nếu chưa hoàn toàn minh bạch
thì vẫn còn yếu điểm, còn thiếu sót trong việc báo cáo cho quốc hội và báo cáo
cho dân chúng.
Chính phủ và thanh tra chính phủ, quốc hội cũng được báo cáo
là có vấn đề trong sử dụng ngân sách, có vấn đề móc ruột công trình, có những vấn
đề lãng phí. Việt Nam nói mức công khai là tới đó, còn công khai mà gọi là dân
chúng nhìn vào các tài liệu của ngân sách mà có quyền đòi hỏi công khai hóa cái
này cái kia thì Việt Nam chưa có và phải lần lần tiến tới thôi.”
Nhiều người dân Việt Nam vẫn còn bàng quang với vấn đề chính
trị; tuy nhiên khi các vấn đề chi tiêu các khoản tiền thuế mà họ đóng góp không
được minh bạch, khiến ngày càng họ phải chịu thiệt dẫn đến sự quan tâm nhiều
hơn.
Vừa qua có nhóm xã hội dân sự hoạt động nhằm giúp người dân
chú ý hơn đến vấn đề minh bạch ngân sách của chính phủ mang tên Todocabi (Tớ Đố
Cậu Biết). Nhóm này được sự cố vấn của chuyên gia kinh tế có tiếng tại Việt Nam
là tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét