Jack Stewart
Ngày 3/9/2015, Trung
Quốc kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Đại chiến Thế giới lần thứ hai với một màn
trình diễn đầy ấn tượng, phô trương sức mạnh quân sự.
Hàng trăm thiết giáp
xa và khoảng 12 ngàn binh lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân diễu hành
qua Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh.
Nhiều chiếc trong số
các chiến đấu xa này trước đó chưa từng xuất hiện trước công chúng.
Điều khiến nhiều người
cảm thấy ngạc nhiên trong sự kiện này là việc quân đội Trung Quốc đã sử dụng
các mẫu hình ngụy trang 'kỹ thuật số' rất ấn tượng trên những chiếc xe tham
gia diễu hành.
Lễ diễu hành đầy phô
trương của Trung Quốc gồm các đoàn xe quân sự được sơn các hình vuông, một số
màu xanh, vàng, một số mà xanh dương, trắng, đen lạ lùng.
Hình thù ngụy trang
được làm từ các khối graphics của trò chơi computer game Minecraft, hoàn toàn
tương phản với các mẫu ngụy trang truyền thống mà quân đội các nước từng dùng
kể từ Thế kỷ 19 trở lại đây, vốn dùng cách làm nhòe màu để bắt chước hình dạng
của cỏ cây, hay các cảnh vật tự nhiên trong môi trường.
Hình ngụy trang bằng
các hình khối vuông rõ nét, hiện đang ngày càng được quân đội nhiều nước trên
thế giới sử dụng bất chấp những ngần ngại ban đầu, có vẻ như ngược đời - bởi chả
có thứ gì trong tự nhiên lại trông rõ hình khối như thế.
Thế nhưng cách ngụy
trang này lại hiệu quả, và nó đã hiệu quả hơn đáng kể tới mức gây ngạc nhiên
cho nhân vật được cho là đã phát triển ra ý tưởng này hồi 40 năm trước, một sỹ
quân quân đội Hoa Kỳ.
"Khi tôi nhìn
vào dữ liệu, tôi đã nghĩ là cách quan sát của mình là cái gì đó hoàn toàn vớ vẩn,"
Trung tá nay đã nghỉ hưu, Tiến sỹ Timothy R O'Neill nhớ lại khi chúng tôi hỏi
ông về những thử nghiệm ban đầu về cách ngụy trang này.
Hồi cuối thập niên
1970, O'Neill đề xuất với quân đội Mỹ là các khối hình vuông có màu sắc khác
nhau có thể giúp ngụy trang cho các chiến đấu xa tốt hơn so với các mảng lớn
màu lẫn lộn.
Ý tưởng của ông là
xây dựng ra một mẫu ngụy trang tạo hiệu ứng tốt, bất kể là đối tượng được ngụy
trang ở cách vị trí theo dõi bao xa.
Các mẫu hình khối lớn
tỏ ra hiệu quả ở khoảng cách xa, và các hình khối nhỏ thì hữu hiệu hơn ở tầm
nhìn gần. Nhưng các mẫu hình làm từ các hình vuông nhỏ - các khối pixel, có thể
sơn lên để tạo hiệu ứng tốt ở cả hai khoảng cách.
Khi nhìn gần, các mẫu
với hình khối nhỏ trông giống như hình ảnh tự nhiên của những chiếc lá trên
cây, nhưng nhìn từ xa thì các nhóm khối hình vuông tạo cảm giác như hòa trộn với
các cành cây, thân cây và bóng râm.
"Các hình đồ họa
trên máy tính bắt đầu được dùng vào thời gian đó - nhằm điều chỉnh các hình ảnh
kỹ thuật số," O'Neill nói.
"Một số người
làm công việc được gọi là 'thô hóa hình ảnh", tức là biến các hình ảnh
thành những khối vuông nhỏ. Với tôi thì đây là một cách tốt để tưởng tượng ra
hình ảnh thật ở hậu cảnh."
Rốt cuộc O'Neill đã
phối hợp với ba, bốn người bạn, chi khoảng 100 đô la để làm một thử nghiệm kỹ
thuật số công nghệ ngụy trang.
Họ đã sơn lên một
chiếc vỏ xe bọc thép chở lính, không gắn động cơ mà được kéo đi bằng một trục
lăn có đường kính khoảng 5cm - và hình vuông là những khối hình dễ làm nhất
trên máy tính.
Thử nghiệm đã cho kết
quả vượt quá sức mong đợi, nhưng cần khá nhiều thời gian để việc ngụy trang bằng
kỹ thuật số mới bắt kịp. Một phần là bởi để tìm cho ra mẫu tốt nhất và sơn vẽ
mẫu đó lên xe là công việc đòi hỏi hết sức tỷ mẩn, tốn thời gian. (Tất nhiên
là với công nghệ ngày nay thì các máy tính và các robot có người điều khiển có
thể dễ dàng làm được những việc này.)
Thế nhưng, thách thức
lớn hơn hóa ra lại là việc làm thế nào để có thể thuyết phục được các quan chức
quân sự đầy nghi ngờ về việc liệu có thật là các hình khối sẽ giúp ngụy
trang vào môi trường tốt hơn so với các thiết kế kinh điển hay không.
"Nó thực sự đã
gặt hái được kết quả vào cuối thập niên 1970," Guy Cramer, Chủ tịch đồng
thời là CEO của hãng công nghệ Hyper Stealth Biotechnology Corp, nói. Ông là
một trong những nhà thiết kế hàng đầu của mô hình ngụy trang hiện đại.
"Việc thử
nghiệm tiếp tục cho thấy là kỹ thuật số đúng là hiệu quả hơn, nhưng quý vị vẫn
cần phải vượt qua những rào cản hành chính, và có những người không hiểu rõ về
vấn đề ngụy trang sẽ nhảy dựng lên mà cho rằng cách làm này là không tốt, không
hiệu quả, và không dùng được."
Mô hình ngụy trang
này hiện đang được dùng ở những mức độ khác nhau trong các lực lượng quân
đội ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Thế nhưng tương lai của
công nghệ ngụy trang nhiều khả năng sẽ còn trở nên phức tạp hơn nữa.
Cramer đang phát triển
một loại ngụy trang kỹ thuật số có khả năng thích nghi, đổi màu như tắc kè
hoa, mà ông gọi là SmartCamo.
Nhược điểm của cách
làm này là tốn kém và đòi phải có nguồn năng lượng đi kèm. Tuy nhiên, các điểm
này thực ra không phải là vấn đề quá lớn nếu dùng cho xe cộ chứ không phải cho
từng cá nhân binh lính.
"Để áp dụng vào
các loại phương tiện có năng lượng, như máy bay, tàu bè hoặc xe cộ đi lại
trên mặt đất, hay nhất là khi ta có thể thay đổi màu sắc ngụy trang, thay đổi
cả hình mẫu ngụy trang," ông nói.
Hơn thế, nhà thầu quốc
phòng của Anh, BAE Systems đã phát triển ra một hệ thống phủ nhiệt lên các
xe bọc thép khiến làm thay đổi toàn bộ hình thức của xe từ các điểm pixel phát
nhiệt, khiến xe trông khác đi một khi bị hệ thống tầm nã hồng ngoại phát
hiện.
Hệ thống phủ nhiệt
có thể khiến hệ thống tầm nhiệt hồng ngoại tưởng lầm chiếc xe tăng là một
chiếc xe hơi, hay thậm chí là một con bò.
Tương tự,
Mercedes-Benz ra loại xe dùng nhiên liệu pin B-Class, hoàn toàn "biến mất"
trong môi trường thành phố, nhờ vào việc dùng camera ở một bên để bắn hình ảnh
vào một "màn hình" ở phía bên kia thân xe, gồm những tấm đệm linh
hoạt gắn hàng ngàn chiếc đèn diod phát sáng.
Nhưng giải pháp công
nghệ thấp gồm các hình vuông có màu sắc khác nhau, vốn được phát triển hồi
thập niên 1970, vẫn là cách ngụy trang đơn giản nhất, hiệu quả nhất.
Cả O'Neill và Cramer
vẫn đang tiếp tục hoàn thiện nó, và ngày nay chúng ta vẫn nhìn thấy, hay nói
đúng hơn là vẫn không nhìn thấy, những chiếc xe được ngụy trang bằng cách thức
này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét