Thủ tướng Lý Hiển Long tại lễ tang của cha
Một tranh cãi hiếm hoi giữa những thành viên của gia đình họ
Lý khiến người dân nóng lòng và cũng tham gia tranh luận về chuyện ngày giỗ đầu
của người sáng lập Singappore Lý Quang Diệu sẽ được tổ chức như thế nào.
Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, người qua đời vào năm 2015, được
tôn sùng bởi người dân Singappore trong khi người con trai Lý Hiển Long hiện
đang là Thủ Tướng.
Gia đình họ Lý tỏ ra đoàn kết ở bên ngoài nhưng trong những
ngày qua, em gái của Thủ tướng Lý Hiển Long, Lý Vĩ Linh, một bác sĩ kiêm nhà
báo đã công khai chỉ trích anh trai mình tổ chức lễ giỗ đầu quá lớn, lợi dụng
tiếng tăm của người cha quá cố vì mục đích cá nhân.
Hơn 100 sự kiện lớn nhỏ đã được tổ chức để kỷ niệm một năm
ngày mất của Lý Quang Diệu, từ những nghi lễ trang trọng, thắp nến tưởng niệm
cho đến trồng cây hay đua thuyền kayak.
Tượng sáp của Lý Quang Diệu, gọi là LKY và vợ được đem trưng
bày công khai, sách về tư tưởng của vị cựu Thủ tướng được phát hành, trong khi
một số người hâm mộ thậm chí còn nói đã nhìn thấy gương mặt người sáng lập
Singappore hiện ra trong những đám mây.
Trước những sự kiện này, bà Lý Vĩ Linh đã đăng trên Facebook
chỉ trích cách chính quyền do anh trai bà lãnh đạo 'khai thác hình ảnh' người
cha quá cố, Lý Quang Diệu.
Nhân dịp giỗ đầu ông Lý Quang Diệu 23/3 bà Vĩ Linh viết:
"Mọi sự tôn thờ chỉ đem lại kết quả ngược lại và khiến
các thế hệ người Singapore sau này nghĩ mọi hành động của cha tôi chỉ nhắm tới
vinh quang hoặc để lập ra một triều đại."
Bà Lý Vĩ Linh (trái) trong ảnh năm 2003 cùng
cha mẹ
Viết trên Facebook, ông Lý Hiển Long đáp lại: "Ý cho rằng
tôi muốn tạo dựng triều đại thật càng vô lý."
"Trọng dụng nhân tài là giá trị căn bản của xã hội
chúng ta, và tôi, hay đảng PAP, hay nhân dân Singapore, đều không chấp nhận cố
gắng nào như thế."
'Ông ấy thuộc về nhân dân'
Khi còn sống, ông Lý Quang Diệu không chủ trương sùng bái cá
nhân, từ chối dựng tượng hay khu tưởng niệm mang tên mình và thậm chí còn muốn
phá bỏ ngôi nhà mình từng ở vì lo sợ nơi đây sẽ trở thành miếu thờ.
Rất nhiều người đã cùng tham gia tranh cãi trên Facebook và
có nhiều ý kiến ủng hộ người bà Lý Vĩ Linh khi cho rằng tổ chức tưởng niệm quá
mức cần thiết sẽ trở thành không tôn trọng người đã khuất.
Mohammad Nizam Abdul Kadir, một người viết trên Facebook rằng
“Nếu ông Lý Quang Diệu đã không muốn sự sùng bái thì chúng ta không nên làm.
Ông ấy đã làm quá nhiều cho Singappore, hãy để ông ấy yên nghỉ.”
Trong lúc đó một số người lại cho rằng những hoạt động tưởng
niệm là cần thiết cho người dân Singappore.
Carol Sim, một người dân khác viết: “ Bà Lý Vĩ Linh đã quên mất rằng ông Lý Quang Diệu không chỉ thuộc riêng của bà ấy mà ông ấy thuộc về nhân dân”.
“Chúng tôi tôn trọng cách tưởng nhớ yên bình của bà ấy về
cha mình nhưng chắc chắn, bà ấy không thể ngăn cản người dân mong muốn những
cách tưởng niệm khác."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét