Sao Băng
Sau cuộc chiến nội cung khốc
liệt nhất trong vòng 4 thập niên qua, ông Nguyễn Xuân Phúc lên chức, trở
thành Thủ tướng kỳ lạ nhất trong sử Việt, không chỉ bởi hình dong cổ
quái nhất trong các đời Thủ tướng, mà còn vì các sự kiện đi theo ông.
Khi vừa sinh ra ông Phúc đã có cái tật nghiêng đầu, chứ không phải như ông Nguyễn Phú Trọng khi lên đến chức Bí thư Hà Nội dư luận mới biết đến hỗn danh “lú” của ông. Ngày sinh ra Bảy Phúc, có ông thày chùa đi ngang qua phán, “Trời cho cố tật để sau này thành cửu ngũ chí tôn, nghiêng đầu lắng nghe dân”.
Ở mảnh đất cày lên sỏi đá và tràn ngập khói lửa chiến tranh, không ai lưu tâm đến lời phán của thày chùa với đứa đầu nghiêng làm gì. Ông Phúc bình an sống, bình an mà đi lên từ Chánh Văn phòng tỉnh nghèo rớt Quảng Nam và không bao giờ nghĩ mình có ngày đứng trên thiên hạ.
Khi làm phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, đi theo hầu hạ ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng nhờ thuần tính, yên phận, cho mưa móc bao nhiêu hưởng bấy nhiêu nên không bị ông Dũng đề phòng.
Ngay cả khi đã là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, ông Phúc vẫn phải cung cúc đi theo hầu hạ ông Dũng, như khi đến thăm Thái Hương True Milk ở Nghệ An. Hôm đó trời nắng nóng lên đến gần 40 độ, chỉ mình ông Phúc phải mặc lễ phục tháp tùng ông Dũng nghênh ngang sánh bước cùng “mỹ nhân”. Mồ hôi chảy ròng ròng trên cái đầu nghiêng bóng loáng của ông.
Ông Phúc không như thế thì không thể tồn tại được dưới tay kẻ gian hùng như ông Dũng. Dư luận từng đồn rằng ông Nguyễn Sinh Hùng thời còn ở Chính phủ, có lần quỳ mọp xuống chân ông Dũng để xin ông này cho… thoi thóp. Về sau, khi sang Quốc hội, rửa mối nhục cũ, ông Sinh Hùng đã tận lực cùng ông Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang lập thế trận vừa ở Quốc hội, vừa ở Đảng hạ bệ ông Dũng.
Hai mươi năm là ủy viên Bộ Chính trị, ông Dũng đã khuynh loát cả chính trường này. Quyền lực tuyệt đối của ông Dũng khiến cho tất cả những người còn lại tự nguyện đoàn kết chống ông.
Song ông Nguyễn Tấn Dũng như pháo đài bất khả xâm phạm.
Không chỉ vì ông nắm hết quyền, tiền mà còn vì ông ta là bậc thầy trong việc tận dụng các cô tổ, cụ tổ của mình trong cuộc chiến tâm linh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở vũ đài chính trị. Cô con gái rượu Thanh Phượng, có căn quả nên có thể nhảy đồng để truyền lời các cô cụ tổ của ông ta chỉ bảo cách phá trận đối thủ (!)
Trong suốt những năm ngồi ghế Thủ tướng và uống máu nhân dân, chưa ai động được đến ông Dũng, cũng vì ông thường xuyên được gia tiên mách cho đường đi nước bước của những kẻ toan tính triệt hạ ông.
Nhưng oan có đầu, nợ có chủ, gia tiên của ông có tài giỏi đến đâu cũng không thể bằng những anh linh liệt sỹ, những hồn thiêng sông núi đã ngã xuống vì mảnh đất này và họ vẫn thường xuyên lo lắng cho tương lai của 90 triệu người Việt.
Như ở hang Tám Cô, một địa danh nổi tiếng linh thiêng ở Quảng Bình, nơi có 13 bộ đội và thanh niên xung phong cả nam và nữ hy sinh mà 8 người trong đó đã bị chôn sống, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ năm 1972. Gia đình ông Dũng ngày mùng 1 và mười rằm nào cũng gửi hương hoa cúng.
Dù vậy, những hồn thiêng không tan được trong đất trời nơi đấy, họ không thể nào yên lòng khi nhìn cảnh vinh thân phì gia và nỗ lực của Thủ tướng Dũng trong tận phá đất nước.
Họ hiển linh phù trợ cho Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, người rất có nhân duyên với “Tám Cô” từ khi chỉ là một kẻ vô danh tiếu tốt bị đày ải ở phương Nam, không ai biết đến.
Ông Quang trở thành kẻ thù ẩn giấu số một của Thủ tướng Dũng và cũng như ông Sinh Hùng, là tác nhân đặc biệt quan trọng trong công cuộc hạ bệ ông Dũng. Đại tướng hiện đã ngồi ghế Chủ tịch nước.
Ngay cả khi không còn đường tiến, Thủ tướng Dũng vẫn tận dụng trò chơi tâm linh nhằm tạo ảnh hưởng cho mình, với hy vọng còn nước còn tát. Như vào thời điểm trước ngày khai mạc Đại hội XII, “cụ” Rùa Hồ gươm bỗng nhiên lăn ra chết và nổi trên mặt hồ.
“Cụ” nào thì ông Dũng cũng có thể cho tự nhiên lăn ra chết, một khi ông ta muốn đạt mục đích để cho thiên hạ biết, “thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn”.
“Độc tôn” thì ông ta cũng bị loại khỏi Đại hội XII với vẻ mặt chảy sệ vì tuổi tác và lao lực cho trận chiến cuối cùng. Ánh mắt vằn lên những tia máu đỏ như con thú bị thương, song hy vọng dù rời khỏi vũ đài chính trị, vẫn phải là cái bóng khổng lồ che khuất mọi thế lực, vẫn không tắt trong ông.
Vì thế, ngay khi Đại hội XII vừa kết thúc, trong khi Tổng Trọng đang say men chiến thằng, Thủ Dũng khuấy lên câu chuyện hạn hán ở miền Tây Việt Nam, để nhồi sọ toàn dư luận về điềm dữ đã đến ngày tận vong của đất nước.
Truyền hình Việt Nam, cơ quan tiền bạc còn chất cao hơn cả núi nhờ sự che chở của Thủ Dũng, tích cực hàng ngày hàng giờ đưa tin về những cánh đồng nứt toác và cảnh người dân hớp từng giọt nước….
Hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Tây không phải là chuyện mới. Nó đã được cảnh báo từ nhiều năm qua nhưng chưa từng được quan tâm thích đáng.
Thủ tướng có 20 năm ngồi ghế lãnh đạo Chính phủ để lo cho dân mà ông ta không hề làm, thì đừng hy vọng vào những ngày tháng cuối tại vị, ông ta quan tâm đến dân.
Ông ta tận dụng cõi tâm linh như một trò chơi chính trị, thì dù có được lá phiếu tín nhiệm cao nhất trong Trung ương Đảng như chính miệng khoe ra, ông ta cũng không thể thắng.
Bằng chứng là ông Dũng chắc có lẽ không thể ngờ được rằng kẻ đàn em mà ông ta vẫn thường xuyên khinh miệt, lại có ngày thay ông làm Thủ tướng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc hồi Đại hội XI đã suýt bị ông Dũng loại sang Văn phòng Trung ương Đảng giữ chân Chánh Văn phòng và sự nghiệp có thể kết thúc mãi mãi ở nơi hữu danh vô thực đó. Đi lên từ Chánh Văn phòng và kết thúc cũng ở Chánh Văn phòng, như một ông thày của ông Dũng khi xem tướng diện của ông Phúc đã phán thế (!)
Nhưng ông Phúc đã ở lại Chính phủ sau Đại hội XI với vai trò Phó Thủ tướng và cũng như Đại tướng công an Trần Đại Quang, luôn là kẻ thù ẩn giấu, với dương trợ âm phù, để đi qua những năm tháng nghiệt ngã dưới bàn tay Thủ tướng và chiến thắng ông.
Có những thời kỳ cao điểm, như cuối năm 2014, tay chân Thủ tướng Dũng dội bom tin nhắn đến tất cả các cán bộ ba văn phòng Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội và tất cả các đại biểu Quốc hội để tổ cáo, vu khống ông Phúc, với số tiền dùng để nhắn tin lên đến 5- 7 tỷ đồng cho mỗi đợt, cộng với truyền đơn rải như bươm bướm.
Dù vậy, ông Phúc vẫn bình yên đi qua bão tố với tín nhiệm ngày càng cao hơn. Điều đáng nói là ông này, lại không hiểu biết là bao về thế giới tâm linh và tất cả những gì ông có được đều là tự nhiên mà đến. Như người xưa vẫn nói, “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”.
Ông Phúc là người đặc biệt may mắn và hơn cả, ông luôn gắn với những sự kiện rất dữ dội. Ngay khi được bầu vào Bộ Chính trị, tháng 3 năm 2011, lần đầu tiên ông được cử đi sứ, đến Nhật.
Chuyến công du kéo dài trong 4 ngày.
Ông đi và về nước được đúng 2 ngày thì Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất sóng thần, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới.
Cũng lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biệu QH với vị thế là Phó Thủ tướng Thường trực, năm 2012, vốn không hoa mỹ, màu mè như cấp trưởng của mình, nhưng đột nhiên ông Phúc lại đưa ra khẳng định, “dù một chiếc thuyền bị chìm hay một cái máy bay bị nổ, thì đó cũng là trách nhiệm của Chính phủ”.
Tròn hai năm sau đó, mùa hè năm 2014, giống như là định mệnh, một chiếc máy bay quân sự bị nổ và rơi ở Hòa Lạc tại một xã có tên là Bình Yên, kéo theo 20 sỹ quan và bộ đội bị thiêu cháy.
Năm 2013, năm kỷ lục về “nhập khẩu” bão gió ở Việt Nam, đã có 19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông, trong đó 12 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong khi bình quân 50 năm qua, mỗi năm Việt Nam chỉ có 7,5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
Bão Haiyan xuất hiện trong bối cảnh đó, được các cơ quan khí tượng của Việt Nam và quốc tế dự báo là siêu mạnh trong lịch sử nhân loại. Ông Phúc nhận lệnh của ông Dũng đi vào tâm bão Haiyan được xác định là các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Tại đây, ông Phúc đã chỉ đạo thành công cuộc di dân tránh báo lớn nhất từ trước nay.
Nhưng điều đáng nói hơn, siêu bão Haiyan về đến Việt Nam, lại bỗng nhiên chỉ trở thành mưa phùn và gió hiu hiu thổi, bất chấp mọi dự báo trước đó.
Cũng năm 2013, ông Phúc được giao trách nhiệm làm Trưởng ban tổ chức lễ tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tổ chức tang lễ cho tướng Giáp thế nào đã gây ra tranh luận nảy lửa giữa 16 ông lớn trong Bộ Chính trị, vì nỗi lo“các thế lực thù địch” nhân dịp tang lễ này đế thực hiện “cách mạng màu”.
Quốc tang ông Giáp đã được toàn dân hưởng ứng nhiệt liệt nên việc tổ chức có những thời khắc như rơi vào vỡ trận và người ta thấy ông Trưởng ban tổ chức Nguyễn Xuân Phúc áo trắng xắn tay mồ hôi nhễ nhại chạy ngang chạy dọc hò hét lạc giọng để lập lại trật tự giữa biển người. An toàn cho đám hiếu này được giới chính trị Việt Nam ghi nhận “như một kỳ tích”.
Cũng trong đám tang tướng Giáp, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đến viếng và ra tạo dáng sửa sửa sờ nắn lại vòng hoa, thì bị nó đổ ụp xuống người.
Sao Băng
4/4/2016
Theo Viet-studies
Khi vừa sinh ra ông Phúc đã có cái tật nghiêng đầu, chứ không phải như ông Nguyễn Phú Trọng khi lên đến chức Bí thư Hà Nội dư luận mới biết đến hỗn danh “lú” của ông. Ngày sinh ra Bảy Phúc, có ông thày chùa đi ngang qua phán, “Trời cho cố tật để sau này thành cửu ngũ chí tôn, nghiêng đầu lắng nghe dân”.
Ở mảnh đất cày lên sỏi đá và tràn ngập khói lửa chiến tranh, không ai lưu tâm đến lời phán của thày chùa với đứa đầu nghiêng làm gì. Ông Phúc bình an sống, bình an mà đi lên từ Chánh Văn phòng tỉnh nghèo rớt Quảng Nam và không bao giờ nghĩ mình có ngày đứng trên thiên hạ.
Khi làm phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, đi theo hầu hạ ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng nhờ thuần tính, yên phận, cho mưa móc bao nhiêu hưởng bấy nhiêu nên không bị ông Dũng đề phòng.
Ngay cả khi đã là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, ông Phúc vẫn phải cung cúc đi theo hầu hạ ông Dũng, như khi đến thăm Thái Hương True Milk ở Nghệ An. Hôm đó trời nắng nóng lên đến gần 40 độ, chỉ mình ông Phúc phải mặc lễ phục tháp tùng ông Dũng nghênh ngang sánh bước cùng “mỹ nhân”. Mồ hôi chảy ròng ròng trên cái đầu nghiêng bóng loáng của ông.
Ông Phúc không như thế thì không thể tồn tại được dưới tay kẻ gian hùng như ông Dũng. Dư luận từng đồn rằng ông Nguyễn Sinh Hùng thời còn ở Chính phủ, có lần quỳ mọp xuống chân ông Dũng để xin ông này cho… thoi thóp. Về sau, khi sang Quốc hội, rửa mối nhục cũ, ông Sinh Hùng đã tận lực cùng ông Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang lập thế trận vừa ở Quốc hội, vừa ở Đảng hạ bệ ông Dũng.
Hai mươi năm là ủy viên Bộ Chính trị, ông Dũng đã khuynh loát cả chính trường này. Quyền lực tuyệt đối của ông Dũng khiến cho tất cả những người còn lại tự nguyện đoàn kết chống ông.
Song ông Nguyễn Tấn Dũng như pháo đài bất khả xâm phạm.
Không chỉ vì ông nắm hết quyền, tiền mà còn vì ông ta là bậc thầy trong việc tận dụng các cô tổ, cụ tổ của mình trong cuộc chiến tâm linh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở vũ đài chính trị. Cô con gái rượu Thanh Phượng, có căn quả nên có thể nhảy đồng để truyền lời các cô cụ tổ của ông ta chỉ bảo cách phá trận đối thủ (!)
Trong suốt những năm ngồi ghế Thủ tướng và uống máu nhân dân, chưa ai động được đến ông Dũng, cũng vì ông thường xuyên được gia tiên mách cho đường đi nước bước của những kẻ toan tính triệt hạ ông.
Nhưng oan có đầu, nợ có chủ, gia tiên của ông có tài giỏi đến đâu cũng không thể bằng những anh linh liệt sỹ, những hồn thiêng sông núi đã ngã xuống vì mảnh đất này và họ vẫn thường xuyên lo lắng cho tương lai của 90 triệu người Việt.
Như ở hang Tám Cô, một địa danh nổi tiếng linh thiêng ở Quảng Bình, nơi có 13 bộ đội và thanh niên xung phong cả nam và nữ hy sinh mà 8 người trong đó đã bị chôn sống, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ năm 1972. Gia đình ông Dũng ngày mùng 1 và mười rằm nào cũng gửi hương hoa cúng.
Dù vậy, những hồn thiêng không tan được trong đất trời nơi đấy, họ không thể nào yên lòng khi nhìn cảnh vinh thân phì gia và nỗ lực của Thủ tướng Dũng trong tận phá đất nước.
Họ hiển linh phù trợ cho Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, người rất có nhân duyên với “Tám Cô” từ khi chỉ là một kẻ vô danh tiếu tốt bị đày ải ở phương Nam, không ai biết đến.
Ông Quang trở thành kẻ thù ẩn giấu số một của Thủ tướng Dũng và cũng như ông Sinh Hùng, là tác nhân đặc biệt quan trọng trong công cuộc hạ bệ ông Dũng. Đại tướng hiện đã ngồi ghế Chủ tịch nước.
Ngay cả khi không còn đường tiến, Thủ tướng Dũng vẫn tận dụng trò chơi tâm linh nhằm tạo ảnh hưởng cho mình, với hy vọng còn nước còn tát. Như vào thời điểm trước ngày khai mạc Đại hội XII, “cụ” Rùa Hồ gươm bỗng nhiên lăn ra chết và nổi trên mặt hồ.
“Cụ” nào thì ông Dũng cũng có thể cho tự nhiên lăn ra chết, một khi ông ta muốn đạt mục đích để cho thiên hạ biết, “thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn”.
“Độc tôn” thì ông ta cũng bị loại khỏi Đại hội XII với vẻ mặt chảy sệ vì tuổi tác và lao lực cho trận chiến cuối cùng. Ánh mắt vằn lên những tia máu đỏ như con thú bị thương, song hy vọng dù rời khỏi vũ đài chính trị, vẫn phải là cái bóng khổng lồ che khuất mọi thế lực, vẫn không tắt trong ông.
Vì thế, ngay khi Đại hội XII vừa kết thúc, trong khi Tổng Trọng đang say men chiến thằng, Thủ Dũng khuấy lên câu chuyện hạn hán ở miền Tây Việt Nam, để nhồi sọ toàn dư luận về điềm dữ đã đến ngày tận vong của đất nước.
Truyền hình Việt Nam, cơ quan tiền bạc còn chất cao hơn cả núi nhờ sự che chở của Thủ Dũng, tích cực hàng ngày hàng giờ đưa tin về những cánh đồng nứt toác và cảnh người dân hớp từng giọt nước….
Hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Tây không phải là chuyện mới. Nó đã được cảnh báo từ nhiều năm qua nhưng chưa từng được quan tâm thích đáng.
Thủ tướng có 20 năm ngồi ghế lãnh đạo Chính phủ để lo cho dân mà ông ta không hề làm, thì đừng hy vọng vào những ngày tháng cuối tại vị, ông ta quan tâm đến dân.
Ông ta tận dụng cõi tâm linh như một trò chơi chính trị, thì dù có được lá phiếu tín nhiệm cao nhất trong Trung ương Đảng như chính miệng khoe ra, ông ta cũng không thể thắng.
Bằng chứng là ông Dũng chắc có lẽ không thể ngờ được rằng kẻ đàn em mà ông ta vẫn thường xuyên khinh miệt, lại có ngày thay ông làm Thủ tướng.
Ông Nguyễn Xuân Phúc hồi Đại hội XI đã suýt bị ông Dũng loại sang Văn phòng Trung ương Đảng giữ chân Chánh Văn phòng và sự nghiệp có thể kết thúc mãi mãi ở nơi hữu danh vô thực đó. Đi lên từ Chánh Văn phòng và kết thúc cũng ở Chánh Văn phòng, như một ông thày của ông Dũng khi xem tướng diện của ông Phúc đã phán thế (!)
Nhưng ông Phúc đã ở lại Chính phủ sau Đại hội XI với vai trò Phó Thủ tướng và cũng như Đại tướng công an Trần Đại Quang, luôn là kẻ thù ẩn giấu, với dương trợ âm phù, để đi qua những năm tháng nghiệt ngã dưới bàn tay Thủ tướng và chiến thắng ông.
Có những thời kỳ cao điểm, như cuối năm 2014, tay chân Thủ tướng Dũng dội bom tin nhắn đến tất cả các cán bộ ba văn phòng Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội và tất cả các đại biểu Quốc hội để tổ cáo, vu khống ông Phúc, với số tiền dùng để nhắn tin lên đến 5- 7 tỷ đồng cho mỗi đợt, cộng với truyền đơn rải như bươm bướm.
Dù vậy, ông Phúc vẫn bình yên đi qua bão tố với tín nhiệm ngày càng cao hơn. Điều đáng nói là ông này, lại không hiểu biết là bao về thế giới tâm linh và tất cả những gì ông có được đều là tự nhiên mà đến. Như người xưa vẫn nói, “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”.
Ông Phúc là người đặc biệt may mắn và hơn cả, ông luôn gắn với những sự kiện rất dữ dội. Ngay khi được bầu vào Bộ Chính trị, tháng 3 năm 2011, lần đầu tiên ông được cử đi sứ, đến Nhật.
Chuyến công du kéo dài trong 4 ngày.
Ông đi và về nước được đúng 2 ngày thì Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất sóng thần, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới.
Cũng lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biệu QH với vị thế là Phó Thủ tướng Thường trực, năm 2012, vốn không hoa mỹ, màu mè như cấp trưởng của mình, nhưng đột nhiên ông Phúc lại đưa ra khẳng định, “dù một chiếc thuyền bị chìm hay một cái máy bay bị nổ, thì đó cũng là trách nhiệm của Chính phủ”.
Tròn hai năm sau đó, mùa hè năm 2014, giống như là định mệnh, một chiếc máy bay quân sự bị nổ và rơi ở Hòa Lạc tại một xã có tên là Bình Yên, kéo theo 20 sỹ quan và bộ đội bị thiêu cháy.
Năm 2013, năm kỷ lục về “nhập khẩu” bão gió ở Việt Nam, đã có 19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động ở biển Đông, trong đó 12 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong khi bình quân 50 năm qua, mỗi năm Việt Nam chỉ có 7,5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
Bão Haiyan xuất hiện trong bối cảnh đó, được các cơ quan khí tượng của Việt Nam và quốc tế dự báo là siêu mạnh trong lịch sử nhân loại. Ông Phúc nhận lệnh của ông Dũng đi vào tâm bão Haiyan được xác định là các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Tại đây, ông Phúc đã chỉ đạo thành công cuộc di dân tránh báo lớn nhất từ trước nay.
Nhưng điều đáng nói hơn, siêu bão Haiyan về đến Việt Nam, lại bỗng nhiên chỉ trở thành mưa phùn và gió hiu hiu thổi, bất chấp mọi dự báo trước đó.
Cũng năm 2013, ông Phúc được giao trách nhiệm làm Trưởng ban tổ chức lễ tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc tổ chức tang lễ cho tướng Giáp thế nào đã gây ra tranh luận nảy lửa giữa 16 ông lớn trong Bộ Chính trị, vì nỗi lo“các thế lực thù địch” nhân dịp tang lễ này đế thực hiện “cách mạng màu”.
Quốc tang ông Giáp đã được toàn dân hưởng ứng nhiệt liệt nên việc tổ chức có những thời khắc như rơi vào vỡ trận và người ta thấy ông Trưởng ban tổ chức Nguyễn Xuân Phúc áo trắng xắn tay mồ hôi nhễ nhại chạy ngang chạy dọc hò hét lạc giọng để lập lại trật tự giữa biển người. An toàn cho đám hiếu này được giới chính trị Việt Nam ghi nhận “như một kỳ tích”.
Cũng trong đám tang tướng Giáp, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đến viếng và ra tạo dáng sửa sửa sờ nắn lại vòng hoa, thì bị nó đổ ụp xuống người.
Sao Băng
4/4/2016
Theo Viet-studies
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét