Từ ‘tự chụp’ (selfie) có thể gợi ta nghĩ đến một cô gái trẻ tuổi chu mỏ trước chiếc iPhone, dường như chẳng thèm quan tâm gì đến xung quanh, hoặc một kẻ liều mạng chênh vênh trên nhà cao tầng và có thể ngã chết ngay được, những triệu chứng của một nền văn hoá tự ám ảnh và, một số người cho rằng đó là sự suy thoái của xã hội; nhưng tự chụp có nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều về văn hoá mà nó làm phức tạp hóa những khuôn mẫu đó.
Trong cuốn sách mới của mình, ‘Thế Hệ SELFIE’, tác giả Alicia Eler đã từ giã những suy nghĩ rập khuôn đó để tưởng tượng rằng tự chụp là cái kiếm hai lưỡi, đồng thời là một hiện tượng vừa trao quyền và vừa dễ bị tổn thương, đặc trưng của thời đại kỹ thuật số.
Đối lập với giả định rằng tự chụp là khách quan hóa hoặc tự yêu mình, tự chụp vẫn là điều then chốt cho việc trao quyền cho các nhóm bị gạt ra ngoài rìa như phụ nữ, người da màu, cộng đồng đồng tính, người di cư và người tỵ nạn.
Truyền thông đại chúng trong tầm đầu ngón tay của ta đã tạo ra sự tiếp cận với tất cả các loại nhân vật, một thế hệ mới của những cá nhân không sợ là mình có khác biệt hoặc độc nhất, cuối cùng tạo ra một tấm gương, Eler nói. “Có thời kỳ nào mà thanh thiếu niên không bị ám ảnh bởi hình ảnh của chính mình?” bà hỏi. Trẻ hay già, bạn không thể đổ lỗi cho người ta khi họ muốn được xác nhận giá trị, và giờ đây chỉ cần vuốt màn hình và gõ nhẹ để gửi hình đi.
Trở lại năm 2013, Eler đã viết một bài báo cho tạp chí Hyperallergic có tựa đề ‘The Feminist Politics of #Selfies’(Chính trị bình quyền nam nữ của việc tự chụp), tập trung vào phụ nữ da màu và việc tự chụp, nhằm đáp lại một bài đăng trên blog của phụ nữ Jezebel gợi ý rằng tự chụp là tiếng kêu cứu, kèm theo rất nhiều tin tức tiêu cực sai lệch.
“Thực ra chúng ta có thể nói #tự chụp có ý nghĩa gì đối với những người không bao giờ có cơ hội để thấy mình trên các phương tiện truyền thông chính thống?” Mikki Kendall (tác giả truyện tranh về bình quyền cho phụ nữ) viết trong tài khoản Twitter của bà vào tháng 11 năm đó.
Mặc dù việc đăng công khai hình tự chụp thì người đăng dễ bị nói xấu, tuy nhiên nó cũng kết nối người đó với sự ủng hộ tiềm năng của mạng lưới toàn cầu. Với sự gia tăng của tự chụp, hình ảnh của những người trước từng bị gạt khỏi truyền thông chính thống nay trở thành hình tượng.
Từ năm 2013, khi ‘tự chụp’ là từ trong năm của Từ điển Oxford, những chân dung tự tạo đương thời này đã trở nên phổ biến vào thời đại mà hình ảnh được trông thấy của bản thân tương đương với quyền lực chính trị. Sự chống cự và phong trào phản kháng đã có những hình thức mới kể từ đó. Họ ít quan tâm hơn đến việc diễu hành với các biểu ngữ hoặc tổ chức cộng đồng mà họ quan tâm nhiều hơn đến sự linh hoạt phi tập trung hoặc được nhìn thấy trên khắp các loại thiết bị internet trực tuyến.
“Họ nhằm mục tiêu đạt được hình ảnh mà mọi người đều có thể trông thấy thông qua một logic khác đi, bằng cách sử dụng các hình ảnh, chiến thuật, từ khóa truy cập, lập trường chính trị và các sự kiện mang tính biểu tượng,” tác giả Irmgard Emmelhainz viết cho trong mạng e-flux.
Mặt trái
Tất nhiên, có một nhược điểm đã trở nên quá rõ ràng trong những năm gần đây, đó là sự giám sát. Mặc dù có những tiết lộ về việc dò xét thông tin của NSA đối với công dân thường ở Mỹ, hoặc thực tế là thông tin cá nhân của chúng ta bị khai thác và bị các tập đoàn truyền thông xã hội lớn bán, nhưng chúng ta dường như không dừng việc đăng tải những khoảnh khắc cá nhân nhất cho mọi người trông thấy. Chúng ta thích tự chụp, ngay cả khi hình ảnh của ta bị người khác bị lợi dụng kiếm lời, mọi hành động trực tuyến của ta đều bị giám sát, và sự di chuyển của ta bị chính các công cụ kết nối của ta theo dõi.
“Sự đe dọa là không nhiều về mặt kỹ thuật số bằng sự đe dọa cá nhân.” Eler viết. Có một thái độ phổ biến là ‘tôi chẳng có gì để giấu,’ nhưng thực tế đó lại khác đối với những nhà hoạt động và nghệ sĩ mà họ có thể được mạnh thêm lên khi hình ảnh của họ nhờ tự chụp mà được biết đến.
Làm việc dưới sự o ép của việc giám sát ở một thời đại mà hình ảnh được công khai của mình biến thành sức mạnh chính trị buộc các phong trào chống đối phải linh hoạt trong cách tiếp cận bởi vì dấu chân kỹ thuật số của họ có thể được sử dụng chống lại họ, ngay cả khi công nghệ ngày nay là một trong những công cụ quan trọng nhất của họ.
Chúng ta thấy điều này diễn ra trong phong trào báo chí công dân, cho dù đó là một đoạn video điện thoại của một sĩ quan cảnh sát da trắng bắn và giết chết một người đàn ông Mỹ gốc Phi hoặc các thông điệp cuối cùng được ghi lại của các công dân ở Syria bị chiến tranh tàn phá, ‘việc tự kiểm soát’ mới này đã trở thành một số trong số các tài liệu gây xúc động nhất của sự kiện chính trị trong lịch sử.
Eler trích dẫn các cuộc biểu tình ở Rock Standing, nơi mà công ty Energy Transfer của Mỹ phải xây dựng một đường ống dẫn dầu khổng lồ nhưng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ bản địa ở đó. Nhà thơ và nhà hoạt động Mark Tilsen ở Lakota Oglala đã ở lại Standing Rock nhiều tháng và ông nói với Eler về sự giám sát liên tục xảy ra ở đó của nhà thầu ‘chống khủng bố’ Tigerswan được Energy Transfer thuê. Khi các cuộc gọi được thông suốt, ta có thể nghe thấy tiếng thở hổn hển, Tilsen nói, vì điện thoại của họ bị nghe trộm.
Khi tin đồn lan truyền rằng cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng check-in trên Facebook để theo dõi ai là những người ở phe chống đối thì hơn một triệu người trên khắp thế giới đã check-in vào Standing Rock thể hiện sự đoàn kết với những người biểu tình.
Tôi được nhắc nhở ở một bài trên Instagram gần đây của nghệ sĩ Glenn Ligon: trong một lần bắt hình trên iPhone của ông đã xuất hiện bảng menu các mạng không dây với mạng đầu tiên là “Xe giám sát của FBI # 9013C.”
Một xe giám sát của FBI đang ở gần đây à? Chúng tôi không biết. Nhưng những sự chia sẻ hoặc check-in cũng có thể được hiểu là các ‘tự chụp’ ở dạng phức tạp hơn, Eler lập luận. Dưới sự giám sát và thậm chí cả trong tình trạng nguy hiểm về thể chất, tự chụp là một cách để tuyên bố, “Tôi đang ở đây, tôi đang sống và tôi không sợ.”
Làm thế nào để tự chụp và hoạt động trực tuyến có thể tạo ra sự khác biệt? Trong cuộc phỏng vấn tháng 12/2017 với Hoàng tử Harry trên BBC Radio 4, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng để các phong trào trực tuyến có được ảnh hưởng trong thế giới thực thì cộng đồng cần phải “chuyển sang ngoại tuyến”.
Thật dễ dàng để trở thành một kẻ phao tin hận thù trên mạng hoặc một kẻ đối lập chính trị thẳng thắn được internet che giấu danh tính, Obama nói với hoàng tử, nhưng khi bạn ngồi uống bia với ai đó thì những phức tạp ở họ sẽ rõ ràng hơn, và bạn có thể có thể kết nối với một ai đó bất ngờ. Nếu không, ý tưởng của chúng ta chỉ được củng cố bởi vòng phản hồi thông tin của truyền thông xã hội.
Chân dung tự chụp
Các nghệ sĩ nhanh chóng chấp nhận việc tự chụp như là một chủ đề và tài liệu phong phú. Năm 2003, Ryan McGinley đã được đưa lên thành ngôi sao trong lần trưng bày solo đầu tiên ‘The Kids Are Alright’ tại Bảo tàng Mỹ thuật Whitney ở New York, một trong những nghệ sĩ trẻ nhất từng được cơ quan có uy tín này giới thiệu.
Nhiều người rút lui khỏi chủ đề gây tranh cãi của các tác phẩm, nhiều người lại vui mừng về sự thô ráp của chủ đề, mà nó tô vẽ một chân dung một nền văn hoá của lớp thanh niên ít nhiều tệ hại ở New York và ở Mỹ. Ngoài các tài liệu chưa được kiểm duyệt, McGinley cũng đã quay máy ảnh về phía mình để chụp chân dung rất riêng tư theo phong cách của cái mà sau này được gọi là ‘tự chụp’.
Cho đến năm 2006 bà Paris Hilton tuyên bố phát minh ra tự chụp khi đứng chụp cạnh Britney Spears, theo tờ The New York Times. Gần đây hơn, cuộc tranh cãi xung quanh việc chiếm đoạt tài sản ảnh tự chụp trên Instagram của nghệ sĩ Richard Prince (mà nó được in và bán với khoản tiền 6 con số, coi đó là nghệ thuật đương đại trong phòng trưng bày Gagosian Gallery) đã lên tới đỉnh điểm khi nhà nhiếp ảnh Donald Graham kiện ông đã vi phạm bản quyền. Vụ án này đang được tiến hành.
Mặc dù như vậy, chắc chắn rằng cả hai nhiếp ảnh gia đều được hưởng lợi từ sự hiển thị hình ảnh mình do có việc tranh cãi, mà nó liên quan đến câu hỏi từ bao đời là cái gì có thể hoặc không thể coi là nghệ thuật.
Ngoài việc tranh cãi, các nghệ sĩ trẻ tuổi đang áp dụng một quan điểm đậm sắc thái hơn về tự chụp. Trong cuốn ‘The Selfie Generation’, Eler đề cập đến một thế hệ các nghệ sĩ triển vọng như Peregrine Honig, người đã tạo ra một cuộc triển lãm các bức tranh đặc biệt nhằm mục đích tự chụp, và Brannon Rockwell-Charland, người sử dụng tự chụp để tạo ra tính cách nghệ sĩ trực tuyến của mình. “Tự chụp cho tôi một cảm giác kiểm soát khi đối mặt với sự linh thiêng hoá luôn thường trực của thân thể của phụ nữ da đen,” Rockwell-Charland nói. Đối với dự án ‘400 người khỏa thân’ của bà, nghệ sỹ Jillian Mayer đã tìm trên internet hình tự chụp khỏa thân và dán khuôn mặt của bà lên các thân thể đó.
Tự chụp được sử dụng như phép ẩn dụ cho một thời điểm duy nhất khi mà, như Francisco de Goya đã tuyên bố trong loạt phim The Disasters of War (1814), “sự thật đã chết rồi.”
Tự chụp và nền văn hoá internet đặt câu hỏi về tiền đề cơ bản của tính xác thực, như được phản ánh trong nghệ thuật và chính trị ngày nay. ‘Sau sự thật’ và ‘tin tức giả’ không phải là khái niệm mới, và các công cụ như tự chụp, truyền thông xã hội hoặc dữ liệu lớn không thể bị đổ lỗi cho thực tế kỳ lạ của chúng ta. Nhưng có thể chúng có thể giúp chúng tôi hiểu thực tế này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét