Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

2641 - Khi Trung Quốc ngẫu hứng đề nghị viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam



Trong hồ sơ bài báo: “Trung Quốc thúc đẩy viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam”: https://tuoitre.vn/trung-quoc-thuc-day-vien-tro-khong-hoan-lai-cho-viet-nam-20180206184126738.htm . Điều đó là tốt hay xấu cho VN?

Có lẽ tôi mỉa mai là rất tiêu cực cho VN, bởi vì thực tế nếu so sanh tương quan về khả năng tiền đầu tư của VN và TQ nhìn rộng hơn cho toàn dân của hai quốc gia này thì VN không thiếu ăn thiếu đói hay thiếu tiền, vì thực tế tiền đầu tư của người dân VN là rất lớn, họ có đủ khả năng đem ra góp vốn với nhà nước để đầu tư các dự án kinh tế lớn mà không cần trợ giúp của TQ. Tuy nhiên khỗn nỗi do cái đảng CSVN họ bị mất tín nhiệm của dân chúng là kể từ nửa thế kỷ nay rồi khi đảng CSVN cầm quyền thì họ chưa bao giờ thành công để đầu tư được một dự án kinh tế có ích là công ích cho xã hội bao giờ cả. Đó là tất cả các dự án đầu tư kinh tế lớn nhỏ đều bị thất bại do nạn tham nhũng gọi là “rút ruột dự án đầu tư”, cộng với trình độ quản lý kém về nghiệp vụ thị trường vốn,… nên người dân quốc gia này mất niềm tin là hễ cứ nghe có “một công trình đầu tư vĩ đai” là ai cũng ngao ngán phản đối.

Trước đây tôi hay nói rằng, cách tốt nhất là đảng CSVN họ cần phải chứng minh là họ làm ra được một công trình đầu tư có hiệu quả thì may ra lấy lại được niềm tin, chứ bây giờ hễ có ông bà quan chức nào đề xuất cái gì từ thị trường vốn, huy động vàng-đô hay xây đường sắt cao tốc thì bị người dân nghi ngờ và chỉ trích. Đó là hậu quả mà đảng CSVN xứng đáng nhận nó.

Trở lại bối cảnh hồ sơ TQ hào phóng bất thường là đề xuất “viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong vấn đề kinh tế” thì tôi trả lời ngay là ta sẽ trở lại chuyện cũ để mình dễ nhớ bài học mà tỉnh giấc mộng hão huyền sự hào phóng của TQ.

Đó là làm sao mà họ hào phóng giả hiệu đến thế là, thí dụ làm sao mà dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 12-13km mà làm chậm tiến độ, khiến VN mỗi năm phải trả nợ lẫn lãi cho họ mấy trăm tỷ bạc VND nhỉ ? Đó là VN đi vay vốn tài trợ của các công ty và ngân hàng quốc doanh nhà nước TQ, vậy mà họ đã làm chậm tiến độ và đội vốn rất tốn kém, đã thế còn thi công ẩu, khi công trình thiếu vốn câu giờ thì VN lại đi vay thêm tiền đầu tư dự án đó là cầu viện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Export–Import Bank of China), nó do nhà nước Bắc Kinh là chủ đầu tư đứng sau các tập đoàn công ty quốc doanh TQ, vậy mà họ tính từng bạc cắc lẻ là vay bao nhiêu trả đủ bấy nhiêu mà còn câu giờ chơi trò hố nợ siết cổ chôn VN vảo cái vòng xoáy nợ nần để khống chế VN. Đó chiến lược “bẫy nợ ngoại giao” mà quốc tế đã phân tích chiêu trò này rồi.

Đó là ta từng chứng kiến hàng loạt nạn nhân sập bẫy nợ để rồi bị TQ siết cái thong lọng nợ nần đó như việc họ sẽ đề nghị xóa nợ hay viện trợ không hoàn lại giả hiệu để đổi lại TQ sẽ được sở hữu khai thác và kiểm soát tài nguyên khoáng sản, dầu khí, cảng biển như nạn nhân gần đây là Sri Lanka rơi vào bẩy nợ kiểu hào phóng giả hiệu này qua các khoản tài trợ lắt nhắt, rồi “vừa đấm vừa xoa”, đến khi con nợ bị nghiện rồi là chắc chắn không trả được nợ thì Bắc Kinh sẽ đề nghị trả nợ bằng bằng việc cho họ “khai thác cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka”.

Ôi thôi các quốc gia khác lâm nạn nhận sự hòa phóng của TQ thì trng quá khứ có Hi Lạp nhé, Pakistan, Kenya, Zimbabwe, Venezuela,… toàn là những nước độc tài hoặc vỡ nợ công là có nhiều tài nguyên khoáng sản như dầu khí, khí tự nhiên, hay các mỏ quặng sắt, vàng, bauxite, kim cương và các khoáng chất khác kim loại quý khác như  crom, đồng, kẽm, vàng, và nhất là cảng biển chiến lược. Tôi thì lấy thêm một ví dụ kiểu vừa cho vay, vừa làm dự án đầu tư để tung ra cái bẫy nợ rồi hào phóng chi ra một ít gọi là “viện trợ không hoàn lại”. Đó là nạn nhân xứ  Kenya giàu tài nguyên có cảng biển Kilindini chiến lược bận rộn bậc nhất ở Mombasa, nó là cảng biển lớn duy nhất của Kenya. Đó là Bắc Kinh siết cổ Kenya bằng cái trò vừa viện trợ không hoàn lại, vừa cho vay để dành dự án đầu tư với công trình ỳ ạch kém phẩm chất, lãi vay đắt. Thực chất nếu như các nước đó vay TQ khoảng 5 tỷ USD chẳng hạn, thường là thông qua các dự án do các công ty TQ trúng thầu thì TQ họ chỉ cần trích giảm phần lãi ấy ra là có “một ngân khoản tài trợ không hoàn lại mà gói vào đó gọi là giảm chút ít lãi vay”.

Thông thường TQ họ chỉ dám chơi trò trẻ con này với các chế độ độc tài là càng ngu xuẩn tham quyền cố vị càng tốt là TQ càng hào phóng cho vay mạnh tay với lãi đắt công trình đầu tư kém, và trích dự phòng lãi vay đó ra như tôi hay nói là họ gói vào đó gọi là “viện trợ không hoàn lại”. Thực chất số tiền đó hay các dự án tài trợ kinh tế đó mà Bắc Kinh bỏ ra thì nó hoàn toàn là tiền của quốc gia mắc nợ đó cả chứ TQ chẳng tốn một xu nào cả đâu.

Nói về việc TQ thích tài trợ cho các chế độ độc tài, đó là họ cầm quyền đủ dài để TQ tha hồ thao túng đất nước bất hạnh đó. Còn đối với những nước hay bầu cử tự do là bầu dân cử nhiệm kỳ 4-5 năm một lần thì quá rủi ro cho TQ, đó là khi chính quyền mới cầm quyền thì họ sẽ xét lại hồ sơ dự án đầu tư của TQ hay các khoản vay nợ mờ ảo ẩn chứa tham nhũng đó thì Bắc Kinh sẽ dễ mất cả chì lẫn chài, vì chế độ mới họ sẽ bác bỏ, là hủy bỏ dự án đó, và xét lại các khoản vay nợ của chế độ cũ có thực sự là có công ích cho quốc gia hay không. Nếu không có thì họ có thể xù nợ TQ, hay hủy hết các hợp đồng trước đó do chế độ cũ thất cử đó gây ra.

Ôi thôi, tôi lấy bài học gần VN hơn về ý thức hệ. Đó là trường hợp của xứ Venezuela khi TQ hào phóng cho vay và tài trợ nợ nần kiểu này, đó là họ ra tay hơi quá đà với Venezuela vì lòng tham quá lớn của TQ với trữ lượng dự trữ dầu thô ước đoán của OPEC là Venezuela có tới 302 tỷ thùng dầu, ngoài ra còn có khí đốt nữa. Và TQ đã không ngần ngại tung ra cả 70 tỷ USD cho Venezuela vay nợ, kể cả nhận các hợp đồng dự án đầu tư dầu khí cho các công ty nhà nước kém cỏi của TQ đầu tư hùn vốn, đó là PetroChina (CNPC), Sinopec, có dự án đầu tư làm ăn mờ ảo và mờ ám, là khai thác dầu xứ Venezuela. Đó là Bắc Kinh đã tung cái thong lọng hố nợ siết cổ xứ Venezuela. Đồng thời phá hủy hoàn toàn nền kinh tế xứ này để buộc Venezuela lệ thuộc vào TQ mọi thứ, rốt cục xứ Venezuela phải nhượng quyền khai thác dầu những phần trăm béo bở chỉ là tiền lãi phải trả, cũng như những món nợ đáo hạn lắt nhắt là đủ để TQ vét 600-700 thùng dầu thô mỗi ngày mà Venezuela trả lãi, vì cho vay tới 50 – 70 tỷ USD thì chỉ cần trả lãi không thôi thì dư sức vét hết dầu của Venezuela. Nếu như bình quân mỗi ngày của năm 2016 giả dụ Venezuela bơm lên được 2,4 triệu thùng dầu thô thì Bắc Kinh sẽ lấy 700 thùng dầu, đó là chưa tính Bắc Kinh sở hữu cổ phần với chế độ độc tài của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela do Tổng thống bất tài vô năng lực là Nicolás Maduro lãnh đạo, và Hugo Chávez (đã tạ thế). Hãy nhớ rằng khi Hugo Chávez còn sông thì ông ta tuyên bố cầm quyền tới khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi, là ông ta cho rằng ông ta sẽ sống tới 90 tuổi. Khốn nỗi chưa qua được 69 tuôi thì về với đất ở với giun.

TQ thì có thành tích rất có kinh nghiệm xương máu về chuyện đầu tư và tài trợ nợ kiểu miễn phí mà không miễn phí, đó là họ đã thất bại tới 270 dự án đầu tư đủ loại trên thế giới, và bị lỗ nặng hơn 216 tỷ USD khi đầu tư vào các quốc gia có luật pháp rõ ràng, có chính quyền dân cử bầu rõ ràng nên các dự án đầu tư và tài trợ nợ kiểu này của TQ luôn gặp thất bại mà còn bị các chính phủ các nước đó phạt tiền vì không tuân thủ luật lệ.

Chẳng hạn TQ gần đây đầu tư bị thất bại, đó là Indonesia. Cụ thể vào tháng 9/2015 thì TQ bất ngờ choáng váng khi chính phủ Indonesia quyết định tạm ngưng và hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung trị giá tới hơn 5 tỷ USD, khiến tôi nghi ngờ Bắc Kinh có thể mất toi hơn 100 triệu $ chạy dự án và tài trợ linh tinh nhiều thứ, đó là Indonesia nhân ra rằng dự án này đòi hỏi quá đáng của TQ, đã thế lãi vay rất đắt là tới 5%, nhưng vẫn là chiêu trò là TQ hứa hẹn cho Indonesia vay mà không cần đòi hỏi tiêu chí nào cả, kể cả Indonesia phải đứng ra bảo lãnh cho các công ty liên doanh đầu tư dự án,….mà âm mưu của TQ lớn hơn là nhắm vào chính trị như TQ sẽ viện trợ không hoàn lại cho Indonesia 259 triệu USD dự án xây vài cây cầu lối liền các đảo của Indonesia, đã thế TQ còn tự tin là sẽ dành được hợp đồng mấy trăm tỷ USD để xây dựng hạ tầng giao thông của Indonesia với cái hố nợ của TQ giăng ra.

Khốn nỗi sau ấy TQ đề nghị Jakarta rút lại tranh chấp vùng biển quanh Quần đảo Natuna của Indonesia nữa, tức là TQ âm mưu bóng gió là vùng biển quanh Quần đảo Natuna là không nằm trong phạm vi 200 hải l‎í đặc quyền kinh tế của Jakarta nữa mà nó là vùng chồng lấn với vùng biển của TQ nhằm giải quyết “đôi bên đều có lợi”.

Ôi thôi, Indonesia thì họ không thiếu tiền để mà làm chuyện ngu ngốc đó, và sau đó sự nổi giận của Indonesia là bác bỏ tất cả các dự án thầu của TQ và không cho TQ tham vọng đầu tư 400 tỷ USD vào hạ tầng Indonesia nữa, đó là TQ bị vố đau mất cả chì lẫn chài về dự án béo bỏ 400 tỷ USD kia.

Với VN cũng vậy, đó là tôi đặt câu hỏi là vì sao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông kia là TQ họ không nghĩ ra là lẽ ra nếu họ chịu hi sinh thiệt thòi một chút là cố gắng làm được một dự án đúng tiến độ có phẩm chất và khai thác nhanh thì sẽ lấy lòng được VN là sau này họ sẽ được ưu tiên chỉ định thầu về hạ tầng giao thông của VN cần làm ít nhất trên 100 tỷ USD lớn lao kia. Có lẽ TQ họ thừa biết chuyện đó, nhưng do cái thói tự kiêu ngạo, tham lam quá mức nên mới vậy thôi. Hoặc là TQ chưa khi nào trào thầu rẻ cả, đó là việc gì thật có lời họ mới làm, nên các dự án đầu tư hay tài trợ kia thường đưa ra giá rẻ thấp hơn đối tác khác 20-30% thì thực chất công trình đó TQ sẽ “rút ruột công trình tới 40%” nên họ mới lời như thế. Vì công nghệ của TQ làm rất kém, như máy móc thi công,… thì tất nhiên chi phí phải đẩy lên cao nhưng chào thầu thấp thì chỉ có rút ruột công trình là thay đổi thiết kế về chất lượng.

Ôi thôi, TQ không có giàu có gì vì quốc gia này  khá nghèo ở vùng sâu vùng xa với dân số đông, thế giới thì hay ảo giác thịnh vượng ở Thượng Hải, Thẩm Quyến, Bắc Kinh mà nhân rộng ra, vì thực chất mãi tới năm 2010-TQ vẫn còn ngửa tay xin tiền viện trợ của quốc tế để xóa nghèo, và nó chỉ chấm vào năm 2012 khi quốc tế tuyên bố TQ đã là “cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới rồi thì không có lý do gì mà tài trợ cho họ nữa”. Đã thế nhiều lần TQ vẫn cứ một mực khẳng định họ còn là nước nghèo và cần được ưu đãi về kinh tế như các hiệp định thương mại, rồi WTO,…


Kết luận của tôi đầy mỉa mai là cảnh tỉnh cho VN là gần đây ở TQ xuất hiện những bản đồ mà ai đó xuất bản thì họ in bản đồ không ghi tên VN trên các biển đảo, là Biển Đông (VN), hay South China Sea (TQ), quan chức diều hâu ngu đần tham lam của TQ không hiểu thế nào họ tính rằng nếu chiếm chọn Biển Đông thì sẽ có túi dầu 1.000 tỷ thùng đủ để TQ đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng hết thế kỷ này, mà quan trọng là chiến lược vận chuyển hàng hải đủ để TQ khống chế cả 60% thế giới trong tầm tay họ, họ ước đoán giá trị tài sản Biển Đông lớn gấp 200 lần tổng sản lượng GDP kinh tế của thế giới của năm 2016 mà họ nói ra bằng miệng không có chứng từ. Tôi thì ngẫm ra là tổng sản lượng GDP kinh tế toàn cầu năm 2016 là 75,8 ngàn tỷ USD mà nhân lên con số 200 ấy thì quả là tham lam láo cá vặt. Nếu như họ đề nghị viện trợ không hoàn lại cho VN dăm vài trăm triệu $ mà đòi sở hữu hết Biển Đông thì quả là chuyện cá tháng Tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét