…
3/ Các quốc gia định
cư và cuộc sống mới của người Việt
Về các quốc gia
mà người Việt định cư, cũng theo bài viết trên
báo Vietnam Finance, hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển,
trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn
người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn
người), Hàn Quốc (114 nghìn người),... Tại các nước Đông Âu, và một số nước
châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt
di cư đến đây.
Cuộc sống của người
Việt, như đã đề cập, không hề dễ dàng tại những quốc gia định cư. Ngôn ngữ và
văn hóa mới là những rào cản buộc họ phải vượt qua. Nhưng với phẩm chất cần cù,
chịu khó và nỗ lực bền bỉ, phần lớn người Việt đã hội nhập thành công. Một số
ít còn làm được những việc đáng tự hào, đó là thành tích trong học tập, sáng tạo
ở các lĩnh vực. Đã có nhiều người có ý kiến rằng, với con người Việt Nam, tư
duy tiểu nông, có nhiều tật xấu dù có ở đâu cũng không phát triển được (ám chỉ
tình trạng của Việt Nam ngày nay là do tính cách và phẩm chất, tật xấu của người
Việt), thì những thành tựu mà người Việt Nam đạt được, đã đập tan luận điệu thổi
phồng tật xấu và đổ thừa cho người dân thay vì nguyên nhân chính dẫn tới tình
trạng đất nước hiện nay là do cơ chế, do bản chất chế độ hiện hành.
IV/ Đàn Chim Việt
sẽ trở về
Với tình trạng đất
nước như hiện nay, việc người Việt ra đi mặc dù tạo ra một cảm giác bùi ngùi,
nuối tiếc cho người ở lại, nhưng ai cũng hiểu được và chia sẻ. Có một câu hỏi đặt
ra, nếu quê hương không còn cộng sản, một chế độ dân chủ sẽ thay thế chế độ độc
tài toàn trị cộng sản, người Việt sẽ có về quê hương xây dựng lại đất nước hay
không? câu trả lời là có, không phải tất cả nhưng sẽ là phần lớn bởi những lý
do sau.
- Lòng yêu nước của
người Việt là một dấu son, điểm sáng. Nói đến lòng yêu nước, không ít người sẽ
liên tưởng tới việc lạm dụng thuật ngữ này của cộng sản, sử dụng vào những mục
đích kinh tởm. Nhưng bản thân ngôn ngữ không có tội, khi gọi đúng tên sự vật hiện
tượng, nó còn có tác dụng khích lệ và động viên tinh thần rất lớn. Người Việt
yêu nước với một tình cảm đặc biệt, đã được kiểm chứng trong lịch sử. Lòng yêu
nước là nguyên nhân cốt lõi để người Việt giữ được nước Việt hàng ngàn năm trước
một lân bang hùng mạnh và luôn nhòm ngó, cũng như khi có cơ hội là thôn tính.
Lòng yêu nước khiến cho người Việt xa xứ dù đã có gia đình, nhà cửa, cuộc sống
đầy đủ ở cách xa hàng vạn dặm vẫn ngày đêm đau đáu, trăn trở và thao thức cùng
vận mệnh dân tộc. Hàng ngày họ vẫn lên mạng xã hội để tìm kiếm những thông tin
về tình hình đất nước, về tình hình phong trào dân chủ. Họ cũng giao lưu, trao
đổi và chia sẻ với anh em, bạn bè, các hội nhóm những hiểu biết và kinh nghiệm
của họ trong cuộc sống cũng như khi đối đầu với cộng sản. Không những vậy, rất
nhiều đồng bào còn lo lắng, giúp đỡ cho những anh chị em đấu tranh bị bắt, tù
đày và đánh đập. Họ giúp đỡ tận tình, vô tư trong khả năng của mình… Chính lòng
yêu nước sẽ là sợi dây, kết nối và khi đất nước không còn cộng sản sẽ kéo họ trở
về trong lòng dân tộc. Tôi hoàn toàn tin tưởng sự trở về của những con dân Việt,
ít nhất đó là những người có tuổi thơ ở Việt Nam.
- Phần lớn những
người di cư, cả trước đây và trong cuộc di dân lặng lẽ, đều còn gốc rễ ở Việt
Nam. Đó là cha mẹ, hoặc anh chị em ruột, họ hàng, bạn bè của họ. Chỉ có một số
rất ít không còn gốc rễ và không còn người thân, liên đới ở Việt Nam. Nhu cầu
giao lưu tình cảm với người thân, họ hàng và bạn bè cũng là một nhu cầu quan trọng.
Mặt khác, dù ở các quốc gia có điều kiện sống, có cuộc sống đầy đủ bao nhiêu
chăng nữa thì nơi đó cũng không phải là môi trường tự nhiên của họ. Môi trường
tự nhiên là nơi mà ngôn ngữ, văn hóa bẩm sinh của con người, ai nói gì, làm gì,
sinh hoạt ra sao chỉ cần nhìn qua là biết, là hiểu. Họ chỉ tách khỏi môi trường
tự nhiên khi cuộc sống quá khó khăn, khổ sở. Khi cuộc sống khó khăn khổ sở qua
đi, được trở lại với môi trường tự nhiên của mình, rất ít người từ chối. Chỉ có
những người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba ở các quốc gia tạm cư, vấn đề trở về Việt
Nam mới đặt ra thành thử thách. Bởi vì những người này sinh ra và lớn lên chính
trong môi trường quốc gia tạm cư, nên môi trường tự nhiên của họ lại là ở các
quốc gia họ đang sống. Thế hệ những người ra đi trong cuộc di dân lặng lẽ phần
lớn đều sinh ra và có tuổi thơ ở Việt Nam, nên sự trở về của họ sẽ rất nhẹ
nhàng, đơn giản.
- Lý do cuối cùng
cho sự trở về của người dân Việt, đó là việc xây dựng một chế độ, một nhà nước
mới tạo ra vô số cơ hội cho những người có khả năng để thi thố. Với các quốc
gia tạm cư, tất cả mọi vấn đề đã ổn định, đã đi vào nề nếp từ rất lâu, cơ hội để
thể hiện, sáng tạo không nhiều như ở quê hương khi xây dựng lại đất nước. Một
chế độ, một thể chế mới được xây dựng vừa kích thích tinh thần sáng tạo, vừa là
cơ hội để lưu danh sử sách sẽ thu hút được rất nhiều nhân tài đất Việt rải rác
muôn phương về tụ hội. Điều này cũng trở nên khả thi hơn khi cùng với những thuận
lợi vừa nêu, những người trở về còn có cơ hội đóng góp để khôi phục quê hương,
đất nước thân yêu của mình.
Khi chế độ cộng sản
sụp đổ, Đàn Chim Việt sẽ trở về để khôi phục, xây dựng lại quê hương. Đó là điều
người viết bài này và rất nhiều người khác mong đợi, tin tưởng. Và ngày đó chắc
chắn sẽ không còn xa nữa./.
Hà Nội, ngày 24/02/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét