Biên dịch: Phan Nguyên
Câu hỏi quan trọng nảy sinh từ việc sửa đổi hiến pháp là: Tại sao Tập Cận Bình lại muốn có thêm quyền lực và tại sao các đồng nghiệp của ông lại sẵn sàng trao nó cho ông? Liệu quyết định này xuất phát từ sức mạnh của Trung Quốc, hay sự mong manh của nó?
Câu trả lời chắc chắn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tin rằng các điểm yếu của nó chỉ có thể được giải quyết bằng cách tập trung quyền lực vào tay một lãnh đạo mạnh mẽ trong dài hạn. Đảng muốn gửi tín hiệu về sự tự tin, năng lực, và sự ổn định của mình tới các đảng viên và nhân dân Trung Quốc vì mối đe dọa do bất ổn là cao.
Mối đe dọa xuất phát từ những căng thẳng chưa được giải quyết giữa xã hội hiện đại, nhiều thông tin, toàn cầu hoá của Trung Quốc với hệ thống chính trị tiền hiện đại, hẹp và kín của nước này. ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng sức mạnh của nhà nước, dưới hình thức nhiệm kỳ trọn đời của Tập, để vượt qua những mâu thuẫn này. Đảng hy vọng sẽ vượt qua những thách thức trên thông qua việc áp dụng sức mạnh chính trị áp đảo.
Trong nội bộ Trung Quốc, chủ nghĩa Tập Cận Bình dựa trên hiến pháp sẽ nhấn mạnh và kéo dài các xu hướng đang diễn ra, và do đó có thể dự đoán được rằng:
- Trong nước, Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng đàn áp. Các học giả, chuyên gia, nhà văn, và nghệ sĩ sẽ không dám đưa ra các tuyên bố công khai trái ngược với, hoặc thậm chí là phê bình vừa phải, các tư tưởng của Tập.
- Sự im lặng của trí thức và các viên chức địa phương có nghĩa là Đảng không thể nhận được các phản hồi chính sách kịp thời và chính xác từ nhiều tiểu khu địa lý và các khu vực kinh tế – xã hội của Trung Quố
- Nhiều người Trung Quốc có khả năng di cư sẽ ra đi, nhưng phần lớn người dân sẽ ủng hộ Tập. Sự sùng bái cá nhân đối với Tập sẽ tăng lên.
- Vì sự ủng hộ này, cùng với sự khuyến khích của các phương tiện truyền thông của Đảng, tình trạng kiểm soát hành vi của Tập bị suy giảm, Tập sẽ được khuyến khích trở nên cứng rắn, liều lĩnh hơn ở trong nước lẫn quốc tế.
- Khi Trung Quốc ngày càng đi theo con đường của Tập, nó sẽ trở nên khép kín hơ Các hoạt động của các tập đoàn, tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ thậm chí ngày càng bị cấm cản.
Sự gia tăng vị thế của Tập không làm thay đổi thách thức chiến lược mà Trung Quốc đặt ra cho Hoa Kỳ, mà nó có thể làm cho sự can dự với Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Các chính trị gia và các nhà phân tích Mỹ sẽ sử dụng những cụm từ như “Hoàng Đế Đỏ”, “Nhà độc tài trọn đời của Trung Quốc”, “Bạo chúa”, vân vân …, điều dễ gây căng thẳng hơn cho quan hệ song phương. Yếu tố ý thức hệ trong quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc sẽ trở nên rõ nét hơn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ càng cần cẩn thận trong việc nhạo báng Tập và quốc gia mà ông ta lãnh đạo (như những biệt danh dành cho Tập nêu trên), để có thể đánh giá Trung Quốc một cách vô tư, đồng thời mở ra cơ hội giao lưu với Trung Quốc một cách khôn ngoan và chừng mực.
Về mặt tích cực, quyết định từ bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước của Trung Quốc có thể có lợi cho sức mạnh mềm của Mỹ. Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất quan ngại về việc Trung Quốc hướng đến sự kiểm soát tuyệt đối của Đảng cũng như khả năng hợp thức hóa các hành vi của mình trên toàn cầu thông qua áp lực kinh tế. Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác nên tận dụng sự bác bỏ mới nhất, rõ ràng nhất này của Trung Quốc đối với dân chủ để làm nổi bật tầm quan trọng của sự minh bạch, quản trị dân chủ và các thể chế tự do trên toàn thế giới. Nếu không có một tấm gương ngược lại như vậy, ngày càng nhiều các quốc gia sẽ tin tưởng vào sự tự tin và năng lực của một nước Trung Quốc thuộc quyền sở hữu của Tập Cận Bình.
Robert Daly là Giám đốc Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ thuộc Trung tâm Wilson.
Nguồn: Robert Daly, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét