1. Tin Pháp: Tổ chức Phóng viên
không biên giới lên án việc bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang
Blogger Phạm Đoan Trang Courtesy FB Pham Doan Trang
Tổ chức Phóng viên không biên giới
(RSF) hôm 27/2 ra thông cáo lên án hành động bắt cóc blogger Phạm Đoạn Trang của
an ninh Việt Nam hôm 24 tháng 2 vừa qua, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức
ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Blogger, nhà báo Đoan Trang bị an
ninh Việt Nam bắt cóc ngay tại nhà riêng của mình vào hôm 24/2 khi cô trở về
nhà ăn tết cùng gia đình. An ninh Việt Nam sau đó đã giữ blogger này suốt 23 tiếng
đồng hồ để thẩm vấn cô về cuốn sách ‘Chính trị bình dân’ mà cô viết và xuất bản
hồi năm ngoái. Sau khi được trở về nhà, an ninh tiếp tục cảnh báo cô không được
rời nhà và cho người canh gác căn hộ của blogger này liên tục sau đó. Theo RSF,
điện và internet cho căn hộ của blogger cũng bị cắt và cô hiện đang trong tình
trạng giam lỏng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/reporter-without-border-condemn-detention-of-well-known-journalist-02272018093457.html
2. Tin Hoa Kỳ: Thượng viện Mỹ ra
luật trừng phạt Campuchia
Một đạo luật mới từ Thượng viện Mỹ
sẽ đưa tới các biện pháp trừng phạt mạnh tay nhất đối với Campuchia trong nhiều
chục năm nay.
Đạo luật với tên gọi tắt là CARI
đề ra các điều kiện đối với những sự hỗ trợ dành cho Phnompenh, thêm nhiều giới
chức Campuchia bị cấm visa sang Mỹ. Luật cũng đính kèm việc phong tòa tài sản
và phản đối các khoản cho vay, các khoản hỗ trợ mới từ các định chế tài chính
quốc tế dành cho Campuchia, đồng thời cũng cấm xóa nợ cho nước này.
3. Tin Trung Cộng: TC đánh tập
đoàn Anbang: tiếp theo là ai?
Các hãng hàng không, câu lạc bộ
bóng đá, khách sạn và trường quay: Những tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc thâu
tóm nhiều cơ sở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp ở nhiều
lĩnh vực khá sexy.
Mặc dù phát triển lên mức khổng
lồ và có những khoản vay lớn, các tập đoàn này được coi là không thể chạm vào
được do những mối quan hệ chính trị. Và tuần trước đã có hành động cụ thể. Bắc
Kinh đánh vào một trong những tập đoàn này - thâu tóm quản lý của Anbang, gã
khổng lồ về tài chính và bảo hiểm, và truy tố người đứng đầu tập đoàn này. Theo
các nhà phân tích, điều này có thể là chỉ dấu những can thiệp của nhà nước
Trung Quốc sẽ tiếp diễn.
4. Tin Úc: Hải Quân Úc chuẩn bị
trực tiếp bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông?
Một cảnh tập trận Talisman Saber
Mỹ - Úc ngoài khơi nước Úc năm 2017. Ảnh 14/07/2017.Reuters
Chủ đề Biển Đông đã được đề cập
trong buổi hội đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Úc Malcolm
Turnbull tại Washington vào cuối tuần trước.
Theo thông tin ngày 27/02/2018
trên trang News.com của Úc, tổng thống Donald Trump khẳng định Hoa Kỳ phải tăng
cường nỗ lực trước một Trung Quốc ngày càng trở nên « cứng rắn » và « đang củng
cố sức mạnh ». Còn phía Canberra dường như đang chuẩn bị một cuộc tuần tra
riêng tại Biển Đông, trái ngược với chủ trương tránh trực tiếp tham gia hoạt động
bảo vệ tự do hàng hải để không gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao với Trung Quốc,
đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
5. Tin Trung Cộng: Gia tăng kiểm
duyệt sau đề nghị sửa hiến pháp
Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đề
nghị bỏ điều khoản giới hạn thời gian cầm quyền của chủ tịch nước ở mức hai
nhiệm kỳ 5 năm trong hiến pháp.
Việc này nhằm để ông Tập Cận
Bình tiếp tục nắm quyền sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai năm 2023. Động thái
nói trên gây tranh cãi khuấy động mạng xã hội Trung Quốc và khiến chính phủ đẩy
kiểm duyệt trực tuyến lên hết mức. Truyền thống giới hạn thời gian giữ chức chủ
tịch nước trong 10 năm bắt đầu từ những năm 1990, khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu
Bình tìm cách tránh tình trạng hỗn loạn đã diễn ra trong thời kỳ Mao và những
năm tiếp theo.
6. Tin Pháp: Tổng thống Pháp
Macron sẽ thăm Hoa Kỳ trong tháng Tư
Hôm qua, 26/02/2018, điện Elysée
xác nhận là tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến viếng thăm cấp Nhà nước
ở Hoa Kỳ từ ngày 23 đến 25/04 tới.
Thông cáo của Phủ tổng thống Pháp
nhấn mạnh, đây sẽ là chuyến viếng thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một lãnh đạo
ngoại quốc ở Hoa Kỳ, kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ. Vào
tháng Giêng vừa qua, tổng thống Trump đã quyết định mời tổng thống Macron đến
Nhà Trắng, sau khi ông được tiếp đón trọng thể tại Paris nhân Quốc Khánh Pháp
14/07 năm ngoái và được mời dự lễ diễn binh truyền thống của quân đội Pháp. Ông
Trump đã quyết định tiếp đón tổng thống Pháp trong một chuyến viếng thăm cấp
Nhà nước.
7. Tin Hàn Quốc: Cựu Tổng thống
Hàn Quốc có thể bị tù 30 năm
Cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Park
Geun-hye bị dẫn ra tòa tại Seoul ngày 25/8/2017. AFP
Cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Park
Geun-hye có thể sẽ bị các công tố viên nước này đề nghị một án tù 30 năm. Hãng
tin Reuters loan tin này trong ngày 27 tháng Hai 2018.
Trong khi đó, bên ngoài tòa án tại
Seoul, những người ủng hộ bà Park bất chấp mùa đông lạnh giá, biểu tình đòi trả
tự do cho bà. Bà Park năm nay 66 tuổi bị bắt giữ và truy tố từ tháng Ba năm
2017, về tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, để cho một số doanh nhân lũng đoạn.
Một người bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil có thể bị các công tố viên đề
nghị mức án 20 năm tù giam cũng vì tội nhận hối lộ. Các công tố viên nói rằng
bà Park đã để cho bà Choi lợi dụng quan hệ bạn bè để lũng đoạn có lợi cho hai tập
đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc là hãng điện tử Samsung và chuỗi cửa hàng bán lẻ
Lotte.
8. TT Trump chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử
năm 2020
TT Trump vừa chỉ định ông Brad
Parscale vào chức Quản lý chiến dịch tranh cử để chuẩn bị tái tranh cử
Tổng thống Donald Trump vừa chỉ định
cựu cố vấn kỹ thuật số Brad Parscale vào chức Quản lý chiến dịch tranh cử để
chuẩn bị tái tranh cử vào năm 2020. Một thông báo chính thức mô tả ông Parscale
như là một "tài năng xuất chúng, được mời chọn dựa trên bề dày thành
tích." Trang Drudge Report, một trang mạng theo khuynh hướng bảo thủ, là
trang đầu tiên đưa tin về việc chỉ định ông Parscale. Ông Trump từng nói rằng
ông có kế hoạch tái tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ thứ hai.
9. Tin Việt Nam: VN dự họp nhân
quyền ở LHQ giữa đợt đàn áp mới
Đại sứ Việt Nam Dương Chí Dũng
hôm 26/2 đã cùng phái đoàn đến tham dự khóa họp lần thứ 37 của Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, giữa lúc đang có một đợt đàn áp mới nhắm
vào các nhà hoạt động trong nước.
Trên thực tế, Việt Nam trong hơn
một năm trở lại đây bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích về tình trạng
gia tăng bắt bớ, đàn áp, phạt tù nặng các blogger, nhà hoạt động và những người
lên tiếng ôn hòa. Hồi đầu tháng này, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ra thông
cáo cho biết có ít nhất 129 nhà hoạt động hiện đang bị Việt Nam giam giữ vì bày
tỏ quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập
các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn hoặc tham gia các tổ chức
dân sự hay chính trị mà đảng cầm quyền cho là có nguy cơ đe dọa quyền lực độc
tôn của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét