Không chỉ về văn hóa, xã hội mà kể cả về ý thức chính trị của
dân chúng trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (Asian) có nhiều nét tương đồng.
Song ý thức chính trị hay ý thức đối với cộng đồng của người Việt đứng ở mức thấp
trong bảng xếp hạng là điều không thể chối bỏ. Rõ ràng là thấp hơn rất nhiều so
với Myanmar hay Campuchia. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao Myanmar hay
Campuchia đã thành công trọng việc thay đổi thể chế chính trị, từ độc tài quân
phiệt sang một nhà nước pháp quyền. Dẫu rằng gần đây nền dân chủ ở các quốc gia
đó có những dấu hiệu thụt lùi đáng kể.
Trong cuốn “Tả truyện” tên đầy đủ là “Xuân Thu Tả Thị truyện”,
một trong những văn bản kinh điển Trung Quốc tác giả Tử Hạ có kết luận rằng,
"Nước mà có chính trị hay, dù hèn yếu nhưng sau sẽ hùng cường. Nước mà
chính trị dở thì nước có lớn nhưng có ngày suy nhược.". Thì sẽ thấy được
lý do vì sao trong lịch sử của nước Việt từ xưa đến nay, hiếm có các triều đại
hùng cường mà đa phần là suy nhược. Mà triều đại cộng sản hiện nay là một ví dụ.
Điều này càng thấy rõ trong những ngày này, khi sự ra mắt của
của cuốn sách "Chính trị Bình dân" của tác giả Phạm Đoan Trang được
giới quan tâm đến vấn đề chính trị đón nhận một cách nồng nhiệt trên mức bình
thường. Trong đó có nhiều người thừa nhận rằng, lần đầu tiên họ được tiếp cận với
các kiến thức chính trị đồ sộ, nghiêm túc và được diễn giải một cách bình dân,
dễ hiểu cho mọi giới về kiến thức chính trị phổ thông.
Cần phải thừa nhận rằng, sự ra đời của cuốn sách "Chính
trị Bình dân" của tác giả Phạm Đoan Trang là hết sức cần thiết và cấp
bách, cuốn sách này sẽ góp phần xóa mù về chính trị cho một số đông những người
quan tâm đến chính trị. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, trên 90% trong số những
người quan tâm đến vấn đề chính trị ở Việt Nam không hiểu hoặc trả lời đúng về
các khái niệm cơ bản về chính trị như: Chính trị là gì?; Dân chủ là gì? Quyền lực
Nhà nước là gì?... Điều đáng báo động là hầu hết các thành viên các tổ chức
chính trị của người Việt ở hải ngoại cũng không khá hơn mấy. Trong một số cuộc
trắc nghiệm bằng cách tạo ra sự tranh cãi của tôi, thì đa phần họ trả lời và hiểu
không đúng về các khái niệm đó.
Nếu bạn hiểu rằng, chính trị là những vấn đề xoay quanh việc
giành và giữ quyền lực nhà nước. Thì một khi bạn tham gia hoạt động chính trị,
với mục tiêu giành quyền lực nhà nước ngoài quy định của Hiến Pháp thì bạn phải
xác định trước rằng, bạn sẽ bị chính quyền bắt bỏ tù và sẽ chịu các hình phạt cực
kỳ nặng. Có như thế mới không có hiện tượng "thành khẩn khai báo và nhận tội"
của những tù nhân chính trị và cũng không có việc phản đối bỏ tù những người
yêu nước về tội danh lật đổ chính quyền.
Tương tự, nếu hiểu định nghĩa chính trị như vừa nói, thì sẽ
không có các cuộc tranh luận vô bổ về việc CSVN cướp chính quyền của chính phủ
Trần Trọng Kim năm 1945. Vì bất kể hành động hay tên gọi nào như: cướp, cách mạng,
đảo chính... đều có một mục đích chung là, lật đổ chế độ cũ để giành quyền lực
nhà nước để sau đó xây dựng một chế độ mới với các thể chế chính trị khác.
V.v... và v.v...
Trở lại với cuốn sách "Chính trị Bình dân" của tác
giả Phạm Đoan Trang được giới quan tâm đến vấn đề chính trị đón nhận một cách nồng
nhiệt trên mức bình thường, thì các bạn nên hiểu rằng trong phần mở đầu, tác giả
Phạm Đoa Trang đã trân trọng giới thiệu là, "Có thể xem đây là một cuốn
sách nhập môn về chính trị học. Tác giả đã sử dụng tài liệu tham khảo là những
cuốn sách giáo khoa về chính trị của các nước Mỹ, Anh, Ấn Độ, Philippines, đồng
thời cố gắng diễn đạt bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất.". Có nghĩa là
trên nền tảng của kiến thức khoa học chính trị, tác giả Phạm Đoan Trang đã biên
tập, sắp xếp và giải thích một cách có hệ thống các kiến thức chính trị phổ
thông giúp cho mọi giới, mọi tầng lớp quan tâm đến chính trị có thể hiểu và ghi
nhớ. Nói đúng nghĩa là tác giả Phạm Đoan Trang đã giúp cho mỗi người những viên
gạch đầu tiên về kiến thức chính trị.
Việc một số người đón nhận cuốn Chính trị Bình dân ồn
ào trên mức bình thường, cũng có lẽ họ
là những người rất ít đọc và chịu khó tìm hiều kiến thức về chính trị. Điều mà lẽ ra họ phải bỏ công sức để tìm hiểu
một cách nghiêm túc và có hệ thống từ trước đây.
Trong cuốn sách "Chính trị Bình dân" của tác giả
Phạm Đoan Trang có nhiều luận đề được diễn giải chưa được chính xác cho lắm,
song để trang bị kiến thức chính trị đối với giới bình dân thì cũng tạm chấp nhận
bước đầu. Cụ thể về khái niệm chính trị là gì đã được mở tác giả mở rộng có nhiều
điểm chưa đúng. Và cuốn sách đó nên có tựa đề là "Kiến thức Chính trị Bình
dân", chứ không phải là "Chính trị Bình dân". Vì để đề phòng nếu
như có ai đó hiểu (sai) rằng có thứ chính trị bình dân giúp cho một người bán
cá nhảy ra lãnh đạo quốc gia như chúng ta đã thấy trong chế độ cộng sản.
Nước Việt đến hôm nay tan hoang bởi suy nghĩ sai lầm như thế,
khi người ta đưa những kẻ tu hành, chị nông dân, anh công nhân... vào ngồi
trong nghị trường cho đủ thành phần cơ cấu. Đồng thời đây cũng chính là nỗi ám ảnh
và là niềm khát khao cho những người ngây thơ và thiếu hiểu biết về chính trị,
khi họ luôn nghĩ rằng làm chính trị để một khi có sự thay đổi về thể chế chính
trị thì họ cũng sẽ được ngồi trong chính trường như thế. Xin nhớ đó là việc
không bao giờ có, kể cả trong thể chế chính trị tự do dân chủ cũng rất khó có
chuyện người bình dân (không có tiền) trở thành chính trị gia.
Mà tất cả mọi cuộc cách mạng làm thay đổi thể chế chính trị
đều có xuất phát điểm là tầng lớp tinh hoa. Chỉ có tầng lớp tinh hoa mới đủ
năng lực để dẫn dắt và điều hành số đông dân chúng để thực hiện một cuộc cách mạng
thần thánh để thay đổi thể chế chính trị. Nếu nói không ngoa, lãnh đạo cách mạng
phải độc quyền của giới tinh hoa, nếu không chúng ta sẽ đi vào vết xe đổ của việc
thay đổi chế độ độc tài này bằng một nhà nước độc tài khác như Myanmar và
Campuchia đang diễn ra.
Còn vai trò của đám đông dân chúng ủng hộ là yếu tố quyết định
sự thành công của hầu hết các cuộc cách mạng, song số đông giới bình dân chỉ là
những vệ tinh xoay quanh tầng lớp trung lưu đóng vai trò là hành tinh, những
hành tinh đó sẽ xoay quanh tầng lớp tinh hoa vốn là định tinh, mà hạt nhân của
định tinh đó là lãnh tụ cách mạng. Nếu những người tham gia hoạt động chính trị
hay ủng hộ tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam không nhận thức được điều này, thì
chăc chắn Việt Nam sẽ mãi mãi không có sự thay đổi.
Người ta cho rằng, những điều vừa kể trên phù hợp với lý
thuyết vũ trụ, ở đó tuyệt đối không có bất kỳ một hệ sao nào mà các định tinh
cùng hành tinh lại xoay quanh một vệ tinh mà có thể tồn tại. Đó là quy luật
chung của tự nhiên. Chính trị đối kháng (chứ không phải đối lập) ở Việt Nam hiện
nay đang ở trong tình trạng như vậy. Vì có quá nhiều hạt nhân nên luôn luôn tan
vỡ. Trong khi, mọi cuộc cách mạng luôn luôn phải có người nắm vai trò lãnh tụ để
xây dựng, tổ chức và điều hành một cuộc cách mạng.
Với hiện trạng hiện nay, lực lượng chính trị đối kháng ở
trong nước và hải ngoại chưa xuất hiện những nhân tố tinh hoa nổi trội, có hiểu
biết đầy đủ về kinh tế, chính trị xã hội... để có thể lèo lái một cuộc cách mạng
và lãnh đạo đất nước trong tương lai. Mà chủ yếu là chém gió và làm phách lấy
tiếng. Đáng tiếc rằng có những người lãnh đạo tổ chức chính trị có tên tuổi ở hải
ngoại còn không hiểu rằng, mục tiêu cuối cùng và là cao nhất của chính trị là
Quyền Lực Nhà Nước.
Dù rằng, lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội hiện nay ở Việt
nam là một thế lực chính trị tồi và dở, cần phải được thay thế để thúc đây đất
nước phát triển và có vị thế trên thế giới. Song các tổ chức chính trị và cá
nhân đối kháng còn dở hơn họ nhiều lần, mà bằng chứng là họ không giành được sự
ủng hộ của người Việt trong và ngoài nước. Chính vì thế đến thời điểm này, nếu
ai đó hy vọng rằng sắp tới đây sẽ có một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế
chính trị ở Việt Nam, thì xin thưa đó là một điều hoang tưởng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét