…
- Môi trường xã hội.
Vấn đề nhức nhối và đáng buồn nhất trong môi trường xã hội ở Việt Nam, đó là việc
cộng sản đã hủy diệt tình người, tình yêu thương của con người. Với mục đích
thiết lập và duy trì sự thống trị, cộng sản đã hủy hoại tình người một cách có
bài bản và hệ thống. Việc tấn công hủy diệt các tôn giáo chính là hủy diệt cơ sở
của tình yêu thương của con người. Sống dưới chế độ cộng sản, con người trở nên
thờ ơ, vô cảm, ích kỷ và ác độc với nhau. Rất nhiều những dẫn chứng có thể đưa
ra chứng minh cho việc con người đối xử với nhau tàn nhẫn, độc ác. Vừa qua,
trong dịp Tết Mậu Tuất, đã có hơn 4000 người người nhập viện vì đánh nhau trong
cả nước (có năm kỷ lục là 6000 người).
- Thực phẩm. Đến
thời điểm này, có lẽ không ai ở Việt Nam không biết và không ghê sợ tình trạng thực phẩm bẩn, độc
hại tràn lan không cách gì kiểm soát được. Thực phẩm bẩn và độc hại đến từ hai
nguồn, nhập khẩu từ Trung Quốc và người Việt tự tạo ra để trục lợi. Nhà cầm quyền
hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm độc hại, trong khi vẫn
duy trì những cơ quan kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm thực phẩm. Hậu quả trực
tiếp là số người bị ung thư của Việt Nam là 94.000 người mỗi năm. Tốc độ tăng số
người bị ung thư nhanh nhất thế giới. Năm 1990, cả nước ước tính có 70.000 ca
ung thư, đến năm 2015 là 150.000 bệnh nhân mới.
Tổng hợp tất cả
các nguyên nhân trên, tất nhiên vẫn còn một số nguyên nhân nữa, người dân Việt
Nam đã cảm nhận được sự bế tắc và tương lại xám xịt ngay chính trên quê hương,
đất nước mình. Vì vậy, khi có bất cứ cơ hội nào, họ đều bỏ nước ra đi tìm cho
mình một tương lai mới, tươi sáng hơn.
III/ Các sắc thái
của cuộc di dân
Gia đoạn từ 1990
tới nay, phần lớn những người ra đi là sự lựa chọn tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn
còn một số nhỏ người tỵ nạn chính trị, việc ra đi là do sức ép trực tiếp từ
phía nhà cầm quyền. Đó là những người sắc tộc thiểu số, những người Thượng, những
người theo đạo ở Tây Nguyên bị đàn áp, bắt bớ đã phải bỏ trốn sang những nước
lân cận như Cam-pu-chia, Thái Lan. Một số người là nạn nhân của chính sách cướp
đất và đàn áp tôn giáo như giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng… cuối cùng là những
người hoạt động, đấu tranh dân chủ lánh nạn ở các nước xung quanh, và những người
đang trong nhà tù, ra đi để thoát cảnh tù đày và tiếp tục đấu tranh tại các quốc
gia họ định cư. Tỵ nạn chính trị giai đoạn này không còn là lý do bảo vệ sinh mạng
mà chỉ do cộng sản triệt đường sống và thoát khỏi sự tù đày.
Đối với những người
tự lựa chọn ra đi, không phải lý do chính trị, chúng ta thấy có những vấn đề
xung quanh cuộc di dân lặng lẽ sau đây.
1/ Những người ra
đi vì động cơ kinh tế
Thật ra, không có
ai, hoặc có rất ít người ra đi đơn thuần vì động cơ kinh tế. Vấn đề chỉ là
trong các thứ tự ưu tiên thì động cơ kinh tế xếp ở vị trí số một, nên chúng ta
tạm gọi họ ra đi vì động cơ kinh tế. Đây là động cơ của phần lớn những người ra
đi, và thực tế số lượng cũng là nhiều nhất.
Đó là những người đi xuất khẩu lao động, cả chính thức và xuất khẩu
chui. Một làn sóng xuất khẩu lao động để giảm biên chế cuối những năm 80; làn
sóng vượt biên sang Hồng Công cũng trong thời kỳ đó… Cuộc sống của những người
này ở các quốc gia mới định cư không hề dễ dàng, cũng rất vất vả nhưng thu nhập
và môi trường sống vẫn hơn hẳn Việt Nam. Trong số những thành phần này, phần lớn
vẫn muốn tiếp tục cuộc sống ở các quốc gia định cư, và tìm cách ở lại, gia hạn
hoặc trở về rồi đi tiếp. Một số nhỏ trở về vì không hội nhập được, hoặc gia
đình ở Việt Nam cần họ hơn.
2/ Du học và định
cư ở nước ngoài
Từ khi hội nhập
trở lại với thế giới, số lượng du học sinh của Việt Nam ngày càng gia tăng. Những
năm gần đây, số du học sinh tăng mạnh. Hiện tại có trên 130.000 du học sinh ở gần
50 quốc gia trên thế giới. Với nền giáo duc nhồi sọ và thất bại toàn diện hiện
nay, nhiều người đã ví việc học sinh, sinh viên đi du học là tình trạng tỵ nạn
về giáo dục. Đa số du học sinh ra nước ngoài đều mong muốn được tiếp cận với nền
giáo dục tiên tiến và để có công việc tốt hơn trong tương lai. Khi đã tiếp xúc
với nền giáo dục và xã hội các nước phát triển, phần lớn du học sinh không muốn
trở về Việt Nam để làm việc, công tác. Tình trạng này nhiều người đã gọi là quá
trình “chảy máu chất xám”. Đây là nỗi đau của một dân tộc khi những con người
tài năng, trí tuệ không được làm việc và cống hiến cho quê hương, đất nước. Một
ví dụ điển hình, 16 học sinh đạt quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia (mỗi
năm một học sinh) đến nay duy nhất có một người trở về làm việc ở Sài Gòn, số
còn lại đều đầu quân cho các trường đại học và công ty ở Úc…
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét