Phần 1: Miền đất
dữ
Ngày 5-9 Tháng 3 tới đây, đoàn Hàng không mẫu hạm USS Carl
Vinson sẽ có mặt tại Đà Nẵng. Ý nghĩa của cuộc “viếng thăm”, chắc
chắn, không chỉ mang những giá trị biểu tượng thuần túy trong bối
cảnh “cơn bão Biển Đông” đang vần vũ mây đen ở đường chân trời. Vậy
là sau đúng 45 năm (3/1973 - 3/2018), người Mỹ trở lại miền đất nhiều
ân oán, duyên nợ. Một cách đầy ẩn ý, ngày 14 tháng 3, 2018 cũng tròn
30 năm sự kiện hải quân Trung Quốc thảm sát 64 người lính công binh
quân đội Nhân dân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam.
45 năm người Mỹ rời khỏi Việt Nam với những ký ức
buồn và sự rạn vỡ trong lòng nước Mỹ. Cái tên Việt Nam trở thành
nỗi ám ảnh chiến tranh điên loạn cho nhiều thế hệ thanh niên Mỹ như
trong những bộ phim của Cappola.
Đoàn Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ. Ảnh: AFP
Chiến tranh Việt Nam không đơn thuần chỉ là một cuộc
chiến. Đó là cuộc đối đầu sinh tử của hai nửa thế giới: Cộng Sản
chủ nghĩa và phần còn lại của thế giới Tự do.
Xung đột về ý thức hệ, mô hình xã hội và những âm
mưu quyền lực địa chính trị thế giới trong một thời đại đầy biến
động đã đẩy Việt Nam vào bánh xe của thần Ares trong cuộc chiến tranh
ủy nhiệm dài 20 năm. Nơi đây, thực sự là một “cối xay thịt người”
khổng lồ với hơn 4 triệu thương vong trên cả 2 miền đất nước, cùng những
tàn phá khủng khiếp.
Xương máu của không chỉ người Việt mà còn cả người
Mỹ, người Trung Quốc, người Nga, người Úc, người Hàn Quốc... đều đã
đổ xuống mảnh đất này. Việt Nam trở thành “phòng thí nghiệm” cho
tất cả các phương thức, lực lượng, kỹ thuật, vũ khí chiến tranh với
mục đích tiêu diệt con người và vật chất xã hội ở phía bên kia
chiến tuyến ở mức độ cao nhất.
Nơi đây đã diễn ra “Cuộc thử nghiệm” cho những bi
kịch vĩ đại và ảo tưởng ghê gớm mà con người có thể tạo ra để hủy
diệt lẫn nhau dưới những danh xưng đẹp đẽ.
Nếu như Trung Đông có Jerusalem là vùng đất Thánh, nơi
chứa đựng Thánh tích, di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc… vô giá
của loài người nhưng cũng là nơi chứng kiến những xung đột tôn giáo,
quyền lực chính trị đẫm máu triền miên hàng ngàn năm thì Châu Á có
Việt Nam với rất nhiều điểm tương đồng. Nằm ở “trái tim” của vùng
Đông Nam Á, đất nước này có một vị trí địa chiến lược số 1 khu
vực, là mảnh đất “đáng khao khát” nhất trong mắt các cường quốc trên
thế giới.
Trước khi người Pháp, người Nhật rồi người Mỹ đến
đây, mảnh đất nhỏ bé nhưng cẩm tú, nằm bên bờ biển Đông giàu có về
khoáng sản và thuận lợi về giao thương đường biển này liên miên chìm
trong chiến tranh.
Lịch sử của Việt Nam cũng là lịch sử của những
cuộc chiến. Người Việt luôn phải đối mặt với thách thức tồn vong
trước người láng giềng phương Bắc to lớn Trung Quốc và tư tưởng bá
quyền ăn sâu vào huyết quản chủng tộc Hoa Hạ. Một sử gia người Pháp
từng nói câu đại ý như thế này, “Nếu thung lũng sông Mã, sông Hồng
không được trấn giữ bởi một dân tộc anh dũng nhất thế giới thì biên
giới của Trung Hoa đã bao gồm cả vùng Đông Nam Á”.
Sau gần 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt cố gắng duy
trì bản sắc và nền Độc lập một cách ngoan cường suốt hơn một thiên
niên kỷ sau đó kể từ chiến thắng Bạch Đằng giang lịch sử của Ngô
Vương Quyền năm 938, là tấm lá chắn cuối cùng chặn đứng bước Nam
tiến của những hoàng đế phương Bắc. Một quốc gia, một dân tộc mà
chưa bao giờ có hòa bình kéo dài quá 80 năm giữa những cuộc xâm lăng
nhưng vẫn tồn tại và phát triển.
Lịch sử hào hùng ấy có thể không lặp lại ngày hôm
nay, khi mà giờ đây, kẻ thù truyền kiếp được các nhà lãnh đạo CSVN
xưng tụng là “đồng chí tốt, láng giềng tốt” và hơn hết là nền Độc
Lập bị xóa bỏ từ trong tiềm thức của cả một thế hệ mê muội với
những tư tưởng vong nô “Sơn thủy tương liên; Lý tưởng tương thông; Văn hóa
tương đồng; Vận mệnh tương quan”.“Mười sáu chữ vàng” này, từng chữ, như
những chiếc đinh nguyền rủa, đóng vào thân thể của Việt Nam và treo
móc nền Độc Lập, Tôn nghiêm của quốc gia lên giá khổ hình để cho bầy
quỉ đỏ xâu xé, moi móc tim gan.
Từ Hoàng Sa cho đến Gạc Ma, vịnh Bắc Bộ và biên
giới phía Bắc, từ Cao nguyên trung phần cho đến Formosa Hà Tĩnh, Tư
Chính những phần đất, biển, tài nguyên bị cướp đoạt, bị bán rẻ mạt
cho người “bạn vàng” Trung Cộng để trả những món nợ oan nghiệt trong
quá khứ và hiện tại. Nhưng khốn thay, không ai có thể trả hết “món
nợ của quỉ” cho đến khi kẻ vay nợ phải trả bằng chính sinh mạng và
cả linh hồn của mình. Món nợ mà những người CSVN vay mượn hôm qua,sẽ
phải trả giá bằng cả sự Tồn vong và Tự do của cả một dân tộc.
45 năm (1973) người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt
Nam, 44 năm (1974) Việt Nam mất Hoàng Sa, 30 năm (1988) Việt Nam mất Gạc
Ma, lãnh thổ Việt Nam “teo tóp” dần sau mỗi hiệp ước “phân định” biên
giới, vịnh Bắc Bộ (2000).
Một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc
đâm chìm ngay trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: Internet
Hàng ngàn tàu cá Việt Nam bị tàu kiểm ngư Trung
Quốc truy đuổi, đâm chìm, bắn phá mỗi năm. Hàng trăm ngư dân Việt bị
bắt, bị bắn chết, tịch thu tài sản ở ngay trên chính vùng biển cha
ông họ đã đánh bắt hàng ngàn năm qua bởi các lực lượng chấp pháp
của Trung Cộng.
Năm 2016, sau sự kiện hai máy bay quân sự hiện đại
nhất Việt Nam là Su30MKII và Casa 212 bị bắn tan xác, Trung Quốc đã
gần như áp đặt vùng “cấm bay” đối với lực lượng không quân VN trên
vùng Biển Đông. Mọi hoạt động tuần thám, diễn tập của lực lượng
hải không quân Việt Nam phải được sự cho phép của Trung Cộng. Tất cả
các hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí, khai thác trên thềm lục địa
Việt Nam cũng đều bị Trung Quốc cấm cản.
Năm 2017, sự ngang ngược của Trung Quốc đã đến mức
đỉnh điểm khi các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc chỉ còn
cách Đà Nẵng 60 km. Tại bãi Tư Chính thuộc vùng biển BRVT, tàu hải
quân Trung Cộng bắn thẳng vào nhà giàn của VN, chiếm đoạt lỗ khoan
thử nghiệm dầu khí của công ty liên doanh với Việt Nam là Repsol. Tuy
nhiên, những hoạt động đấu tranh dân sự phản đối Trung Quốc bị Hà
Nội đàn áp dã man...
Chính sách “đu dây”, hèn hạ của CSVN, đã khiến cho
đất nước phải lần lượt trả giá nghiệt ngã bằng chủ quyền, tài
nguyên, môi trường... cùng máu của người dân, chiến sỹ. Trong khi,
những “lãnh đạo” CSVN thì gọi đó là những hành động “cha mẹ dạy
con, thương cho roi, cho vọt”, hình ảnh ông Trọng khúm núm nâng tách
trà mời Tập Cận Bình “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”đã
lột tả bản chất của một thể chế vong nô, phản quốc, đê mạt nhất
trong lịch sử.
Ông Nguyễn Phú Trọng đãi ông Tập Cận Bình trà Việt Nam
"không ngon bằng trà Trung Quốc" tại Hà Nội hôm 13-11-2017. Ảnh: Tin
Tức Hàng Ngày
Thật mỉa mai, khi hàng triệu triệu xương máu đã đổ
xuống vì ý chí của người Cộng sản “dù phải đốt cháy dãy Trường
sơn cũng phải dành được Độc Lập” và rồi sau 45 năm khi đã “đánh cho
Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, họ lại mong mỏi người Mỹ trở lại để
đảm bảo “hòa bình và luật pháp quốc tế” ở vùng biển Đông đầy
“giông bão”.
Việc người Mỹ quay trở lại Đông Nam Á chắc chắn không
xuất phát từ “thành tâm chính trị” của người Cộng sản. Thông điệp mà
đoàn tàu Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson mang đến Đà Nẵng trước hết để
bảo vệ quyền lợi của chính người Mỹ và những đồng minh trên vùng
Biển Đông giàu có trước cơn đói khát của con sư tử Trung Hoa đã thức
giấc.
Việt Nam trên bàn cờ địa chính trị khu vực giống như
một đứa trẻ cầm trên tay cục vàng đi giữa chợ đông. Không một quốc
gia nào đủ sức cản bước chân bá quyền của Trung Hoa ở Đông Nam Á
ngoài người Mỹ với những liên minh hùng mạnh Nhật – Hàn – Úc – Ấn.
Biển Đông trở thành tâm điểm của những xung đột lợi
ích của các cường quốc thế giới trong thế kỷ 21 và Việt Nam với vị
trí địa chiến lược trung tâm của Đông Nam Á một lần nữa đứng trước
những thử thách tồn vong và phát triển to lớn.
Nếu cúi đầu cam phận ách nô dịch của một thể chế
độc tài, tham tàn, ngu xuẩn và hèn hạ, dân tộc này đáng bị diệt
vong. Còn nếu quốc dân thức tỉnh, dũng cảm nắm lấy vận mệnh của
mình, dẹp bỏ thể chế tà quyền CS để đón nhận những cơ hội to lớn
thay đổi sắp tới, “vùng đất dữ” này hoàn toàn có thể trở thành
một “bến Thượng Hải” phồn vinh. Một cuộc sinh đẻ mới đầy đau đớn
của dân tộc và đất nước này nhưng cần thiết cho một tương lai tươi
sáng Thịnh Vượng, Dân Chủ và Tự Do đang tới gần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét