Vào
tháng 12/2015, Trưởng đại diện Ngân hàng thế giới ở Việt Nam là bà Victoria Kwa
Kwa đã bất ngờ thông báo với Chính phủ Việt Nam là kể từ tháng 7/2017, Việt Nam
sẽ không còn được vay vốn ưu đãi nữa. Quả thật, sau đó đã dồn dập tin tức về
không chỉ Ngân hàng thế giới mà cả Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển
Á châu đều khẳng định từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế
với mặt bằng lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa.
Cần
nhắc lại, từ năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30 - 40 năm, với chi
phí vay khoảng 0,7% - 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước năm
2010). Nhưng vào giai đoạn 2011 - 2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10 -
25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay với chi phí vay khoảng 2%/năm trở
lên.
Tất nhiên, chính quyền Việt Nam
luôn muốn vay quốc tế với lãi suất thấp và thời gian ân hạn cao. Nhưng đến lúc
này, có thể tổng kết là Việt Nam đã rơi vào chính cái bẫy tuyên truyền của họ:
chính quyền này đã tận dụng mọi cơ hội để tuyên giáo rằng thu nhập bình quân
đầu người đã nâng lên đang kể, từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành
nước thu nhập trung bình, cùng nhiều thành tích khác như GDP tăng vọt, nghèo khổ giảm hẳn… Kết quả
là các cơ quan tín dụng quốc tế nhận định không còn lý do để quá ưu ái đối với
Việt Nam nữa.
Nhưng ngay cả khi không còn được
vay với chế độ ưu đãi, cơ chế “tiến tới vay theo điều kiện thị trường” của Việt
Nam cũng chẳng hề dễ dàng. Vì sao vậy?
Đó
là tính xung đột ghê gớm giữa “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của
trung ương đảng cầm quyền với “kinh tế thị trường” mà quốc tế yêu cầu.
Bởi trong tất cả các định chế về vay mượn tín dụng trên
thương trường quốc tế, hoàn toàn không có một nội dung nào đề cập hoặc chấp
nhận “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” mà chỉ là kinh tế thị
trường…
Việt Nam lại là quốc gia tỏ ra hăng hái với kinh tế thị
trường, trên đầu môi chót lưỡi, đặc biệt khi cần phải “vác rá xin viện trợ.”
Từ năm 2013, những chuyến đi Mỹ của các nhân vật như ông
Trương Tấn Sang - khi đó còn là chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng - khi đó
còn là thủ tướng, vẫn một mực đề nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường
của Việt Nam.” Không hề có tính từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Đó là thói khôn vặt của giới chính khách Việt! Khi cần tỏ ra
kiên định thì luôn “chua” tính từ trên vào bất cứ khẩu hiệu nào. Nhưng để đối
ngoại thì lại giấu kín vào túi quần.
Giờ đây muốn được vay theo cơ chế thị trường, Việt Nam phải
dứt khoát chuyển sang nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa.
“Đúng nghĩa” có nghĩa là phải minh bạch, công bằng, chống
tham nhũng… như những tiêu chí của kinh tế thị trường mà quốc tế quy định.
Nhưng về tất cả những mặt này, Việt Nam vẫn luôn là “điển hình tiên tiến” trên
thế giới khi nằm trong nhóm hàng đầu về tham nhũng và chót bảng về độ minh
bạch.
Chứng quả đã lộ diện ngay trong chuyến đi Mỹ cuối Tháng Năm
của Thủ Tướng Phúc, tại cuộc gặp giữa ông với Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Mỹ Wilbur
Ross, khi hai bên nhắc lại “Khởi động lại cơ chế trao đổi về quy chế thị trường
cho Việt Nam.”
Ngay trước mắt, trong khi các cánh cửa cho vay đang dần khép
chặt trước mũi giới chóp bu Việt Nam, bản nghị quyết “hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Tổng Bí Thư Trọng được ban hành
thành văn bản đang thực sự ngáng chân chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Phúc sẽ làm thế nào để trả lời câu hỏi “làm thế nào để
một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được vay vốn và quan hệ
thương mại song phương?” của các tổ chức tài chính quốc tế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét