Với một bản cáo trạng sơ sài, nhà cầm quyền Việt Nam đã kết
án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù. Phần đáng chú ý nhất trong bản cáo trạng là
toà án , viện kiểm sát căn cứ theo kết luận điều tra của công an. Trong khi đó thì công
an là người bị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tố cáo vì có những vụ việc công an Việt
Nam tra tấn chết người.
Về chuyện công an đánh chết người là có thật, như vụ đánh
ông Tùng bố của Trịnh Kim Tiến, được toà
xét xử với tội danh làm chết người khi thi hành công vụ. Viên trung tá
công an trong vụ này bị kết án 4 năm. Từ vụ ông Tùng đến nay đã có bao nhiêu
cái chết trong đồn công an, nhưng hầu hết cơ quan công an đều nói dậy họ tự chết,
chẳng hạn như thắt cổ bằng dây điện thoại, dây thun quần, tự ngã đập đầu vào
bàn hoặc lấy trộm dao dọc giấy của cán bộ tự tử và là bị bệnh lý bất ngờ...
Chuyện công an tra tấn đánh chết đã gây bức xúc trong dư luận,
nhưng chính việc che đậy và chối cãi của họ càng làm dư luận bức xúc hơn. Vì sự
che đậy trắng trợn như thế cho thấy, bản chất của khát máu của họ không thể
thay đổi. Chúng ta thử hình dung khi họ thít cổ tra tấn làm chết người, họ lạnh
lùng lấy dao rạch lên vết dây hằn trên cổ , sau đó khâu lem nhem lại để xoá vết
do dây hằn, tiếp đên dựng kịch bản nạn nhân tự dùng dao cắt cổ trong đồn công
an.
Một chế độ mà công an phạm tội giết người và lạnh lùng tàn
nhẫn phi tang như thế, thì thử hỏi có người cha , người mẹ nào không lạnh người
nghĩ đến con em mình ở tương lai sau này, phải sống trong một chế độ như vậy.
Việc Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh theo dõi và tập hợp những vụ việc công an đánh chết người, giết người là
việc làm đúng và nên làm.
Và vì việc nên làm đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị công an
Việt Nam trả thù bằng bản án 10 năm tù, một bản án đầy bất ngờ, ngay cả những
người từng trải qua nhà tù như Lê Công Định, Lê Quốc Quân đều phải ngạc nhiên vì
mức án quá lớn so với họ hình dung.
Như thế chứng tỏ,
ngoài sự trả thù của bộ công an đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn có một động
cơ khác nữa như việc xử nặng để trấn áp tinh thần những người đấu tranh trong
nước, dập tắt phong trào dân chủ và nhân quyền.
Nhưng hơn cả trong
chuyện bắtt bớ này, vẫn là mục đích mặc
cả với quốc tế về nhân quyền. Cộng sản Việt Nam biết thế giới rất quan tâm đến
nhân quyền, nên bấy lâu nay họ vẫn sử dụng nhuần nhuyễn con bài này để có cái mặc
cả với quốc tế trong những lần gặp gỡ.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người hoạt động ôn hoà, cô nghiên cứu về cách thức đấu tranh theo những
gì pháp luật cho phép. Nhà cầm quyền Việt Nam nếu theo đúng trình tự điều tra,
xác minh , đánh giá như các vụ án khác,
thì sẽ chẳng bao giờ khởi tố được cô, đừng nói là đưa ra toà kết án. Bản cáo trạng
chỉ là kể lể những vụn vặt, rồi suy diễn và tự kết luận có tội theo chủ quan của
người viết kết luận điều tra, cáo trạng. Thậm chí hồ sơ để kết tội Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh thiếu thuyết phục đến nỗi, nó đủ căn cứ để đưa chính những người bắt
bớ, khởi tố, xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra khởi tố và bỏ tù.
Tuy nhiên khi đã được
chọn làm vật để phục vụ mục đích khi trao đổi của cộng sản với quốc tế về nhân
quyền, thì không có cái gì đúng về pháp luật hay tình người ở đây cả. Phải càng
phi pháp luật, càng vô nhân đạo mới càng được quốc tế chú ý đến.
Cộng sản Việt Nam kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, để
nếu cần khi nguyên thủ quốc gia Việt Nam gặp nguyên thủ quốc gia nào đó nghe đề
nghị về việc xem xét trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Phía Việt Nam sẽ tuỳ
theo kết quả thu được về hỗ trợ kinh tế, viện trợ, họ sẽ giảm án hoặc tạo điều
kiện nào đó về trường hợp của Quỳnh. Đây là mục đích chính của việc kết án nặng
này, trong trường hợp đó vị nguyên thủ Việt Nam vừa đạt được mục đích về kinh tế,
vừa được tiếng là người nhân ái, rộng lượng.
Như nhà báo Vũ Đông
Hà của trang Dân Làm Báo, người khá biết về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh , ông nhận
xét trong bài viết mới đây. Vụ án này chỉ nhằm mục đích trao đổi về nhân quyền
với quốc tế, vì thế nó phải cần dài tới 10 năm để có thời gian mặc cả, để có thể
co giãn như giảm án hoặc đồng ý cho mẹ con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được ra nước
ngoài chữa bệnh.
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/06/ban-10-nam-oi-voi-me-nam-tro-kiem-von-e.html
Mục đích bắt người đấu tranh, kết án nặng nề đề trao đổi với
quốc tế là một điều không có gì lạ trong nhiều năm qua ở chế độ cộng sản Việt
Nam. Tất cả đều ở trong một cái vòng luẩn quẩn của sự trao đổi này, người đấu
tranh là món hàng, quốc tế là khách mua hàng, nhà cầm quyền Việt Nam là những kẻ
bán hàng. Khởi đầu là nhà cầm quyền bắt người vô pháp luật, vô nhân đạo. Dư luận
trong nước và nước ngoài lên tiếng phản đối , kêu gọi đến chính phủ các nước.
Chính phủ các nước đề nghị đến chính phủ Việt Nam về trường hợp này, trường hợp
kia. Chính phủ Việt Nam đợi thế và ra giá.
Tuy nhiên gần đây, có lẽ quốc tế đã quá nản với việc trao đổi
người như vậy , hoặc lứa lãnh đạo cộng sản Việt Nam bây giờ muốn đặt giá quá
cao. Điều đó dẫn đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không được như ý, gọi là
không có khách hoặc không được trả giá như mong muốn. Khiến họ càng lồng lộn bắt
bớ và đàn áp những người đấu tranh ôn hoà ở Việt Nam với thủ đoạn mỗi ngày một
bỉ ổi, đê tiện và nặng nề hơn. Mức độ mỗi ngày một leo thang của nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam trấn áp nhân quyền ngày nay như một con bạc khát nước. Chỉ chứng tỏ một điều,
chế độ này đang khủng hoảng trầm trọng và bế tắc trong ngoại giao và đường lối
phát triển đất nước. Nếu quan sát hành động của nhà cầm quyền và những hồng vệ
binh ở xã hội trong các vụ việc Formosa, Đồng Tâm...biển đảo sẽ thấy những dấu
hiệu mong muốn của chúng là biến đất nước này thành một quốc gia phi nhân tính,
độc tài như kiểu Bắc Hàn.
Một điều nữa cần phải nói thẳng, việc chính phủ các nước
quan tâm đến nhà đấu tranh nào bị bắt, quan tâm đến đâu ? Phần lớn là do những tổ chức, hội đoàn người
Việt có quan hệ, tiếp xúc với quan chức chính phủ nước đó tác động. Bởi không dễ
gì một nghị sĩ nước ngoài lại am hiểu về một trường hợp một nhà đấu tranh nào
đó ở Việt Nam để đưa ra quốc hội hay chính phủ nước họ yêu cầu tác động, can
thiệp giúp đỡ. Đây là điều quan trọng mà
thân nhân những nhà đấu tranh nên hiểu để tăng hiệu quả trong quá trình vận động
tự do cho người thân của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét