Để bảo vệ tư duy độc tài trên phương diện quốc gia, nhiều nền độc tài và kể cả dân chủ lại dễ dàng bảo vệ luận điểm: Chế độ độc tài phần lớn dẫn đến thất bại nhưng, nếu độc tài được dẫn dắt bởi lãnh đạo anh minh thì quốc gia sẽ thành công. Họ đưa ra hai bằng chứng: Lý Quang Diệu ở Singapore và, Hàn Quốc là Lý Thừa Văn (Li Sung-man) và Phác Chính Hy (Park Chung Hi), đặc biệt là Phác Chính Hy đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi sự nghèo đói và lạc hậu của quốc gia, dù ông ta là một kẻ độc tài đến mức hoang tưởng muốn thành tổng thống trọn đời.
Thật ra muốn tìm kiếm bằng chứng
về độc tài anh minh có thể tìm thấy vô số trong lịch sử, đặc biệt ở những triều
đại phong kiến tập quyền. Rất nhiều nền văn minh Á Đông đạt đỉnh cao nhờ những
cá nhân độc tài anh minh, riêng Việt Nam là Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Lê Thánh
Tông v.v. là những cá nhân xây dựng nền văn minh Việt Nam đạt được trạng thái cực
thịnh.
Nhưng mọi nền văn minh đi từ độc
tài anh minh đó lại có tuổi đời ngắn ngủi, nói cách khác, nó chết theo kẻ anh
minh. Văn minh nhà Minh chết theo hoàng đế Vĩnh Lạc, đế chế Ottoman chết theo
Suleiman đệ nhất, văn minh nhà Lê chết theo Lê Thánh Tôn v.v. Không chỉ chết
theo, mà những nền văn minh này còn kéo dài thời kỳ hỗn loạn và tăm tối sau đó,
có khi còn huỷ diệt văn minh ở mức độ tuyệt chủng như cách mà nhiều nền văn
minh cổ đã chết.
Người phương Tây sớm nhận ra, nền
độc tài anh minh không phải là giải pháp bền vững cho một quốc gia, bởi: Quyền
lực tập trung vào một vị trí sẽ khiến vị trí đó vừa quyến rũ vừa độc hại. Sau
cái chết những vị vua anh minh là chuỗi ngày tranh giành quyền lực từ hậu cung
đến triều chính, phe phái nổi lên và quốc gia bị bỏ bê, quy luật tất yếu là xã
hội chìm trong rối loạn. Phải mất thời gian rất lâu để quốc gia tái lập trật tự,
nhưng nền văn minh Á Đông bao giờ cũng lặp lại thất bại của lịch sử, không ông
vua nào nhìn thấy giải pháp cho thứ quyền lực tập trung vào ngôi vị đế vương.
Nhưng phương Tây thì khác, họ tìm cách phân chia quyền lực ra nhiều hướng. Đành
rằng văn hoá cũng đóng góp rất nhiều trong nỗ lực dân chủ hoá giữa phương Đông
và phương Tây. Nhưng tôi nghĩ rằng, rất nhiều người anh minh phương Đông khi ở
vị trí lãnh đạo, họ tư duy như một ông vua thời phong kiến, đó là vấn đề nạo trạng
chuyên chế.
Hiếm hoi cho Hàn Quốc là họ lựa
chọn thành tựu về giải pháp của phương Tây, tức là dân chủ hoá quốc gia. Mà một
phần cũng vì hai vị tổng thống độc tài trước đó quá tàn nhẫn. Nhờ lựa chọn giải
pháp dân chủ hoá, Hàn Quốc có thể bảo quản văn minh của mình và phát triển tiếp
chứ không bị huỷ diệt theo cách nhiều triều đại phong kiến đã chết. Đành rằng
chế độ dân chủ chưa và không bao giờ giúp phát triển văn minh một cách đều đặn,
nhưng chắc chắn, nó không đẩy quốc gia đi xuống bờ vực thẳm nhanh như chế độ độc
tài hoặc bán độc tài.
Riêng với Singapore, người ta có
thể bỏ qua sự nhỏ bé của đảo quốc này với diện tích chỉ bằng phân nửa Đà Nẵng,
nhưng không phải vì vậy mà nó thoát được lời nguyền của độc tài anh minh. Lý
Quang Diệu có thể không phải là kẻ đam mê quyền lực thái quá, nhưng con cái của
ông thì chưa chắc. Lúc này đây, những người em của Lý Hiển Long đang tố cáo anh
mình là diệt trừ đối lập để dọn đường đưa con trai mình kế vị. Lần đầu tiên
trong lịch sử đảo quốc này, cuộc chiến tranh gianh quyền lực cai trị quốc gia
diễn ra công khai và lộ trên mặt báo. Không ai dám chắc Singapore sẽ kéo dài sự
thịnh vượng của mình khi lãnh đạo bận bịu tranh giành quyền lực hơn cai trị quốc
gia. Nhưng điểm sáng hy vọng cho Singapore là, về mặt danh nghĩa, đảo quốc này
vẫn mang hình thái dân chủ, báo chí vẫn được tự do và lá phiếu người dân vẫn
còn giá trị.
Thời đại này, nghĩ đến độc tài
anh minh để đưa quốc gia đến cường thịnh thì hoặc ngu xuẩn hoặc, khốn nạn. Độc
tài anh minh về phương diện lý thuyết cai trị, nó đã cáo chung. Nhưng với lịch
sử, chưa hẳn, nền dân chủ rất mong manh mà sức sống của thứ "độc tài anh
minh" lại rất quyến rũ.
Mong trí thức nước nhà bớt ảo tưởng
về độc tài anh minh cho Việt Nam, trong hiện tại và ở tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét