Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Đồng Tâm: Cảnh tượng ghê gớm như Ngày Tận Thế?




Ông Lê Đình Kình, "thủ lĩnh tinh thần" của dân Đồng Tâm và ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội.


Trong mỗi bối cảnh của một vụ việc pháp luật rắc rối nào đấy, trong một thế mờ mờ ảo ảo của nền pháp luật chưa định hình chuẩn mực trong các mối quan hệ ấy giữa chính quyền thì thiên hướng chung vẫn là một sự thoả hiệp nhỏ nào đấy khi việc vi phạm pháp luật chưa bị đẩy lên đến mức không thể cứu vãn. Đó là một thực tế mà chúng ta phải xét đến khi nhìn nhận vấn đề, khi chính vấn đề mới chỉ là sự cân bằng giữa hai phía chứ chưa vượt qua lằn ranh của pháp luật thông thường hay đạo lý làm người. Để tránh những hậu quả tiêu cực hơn thì người cầm quyền nên lựa chọn cho mình một sự không đối kháng cho một lối về bình yên. Để người trong cuôc tâm phục khẩu phục thấy được sự khoan dung của pháp luật chứ không phải là sự trả thù hay sự truy cùng đuổi tận. Cũng như cho chính những người trong bộ máy chính quyền thấy rằng, tình hình này đã không còn như trước nữa, Người dân không còn là những chú cừu ngoan ngoãn nữa...

Đây cũng là một bước đi đầu tiên đầy vẻ bỡ ngỡ, bất ngờ cho không chỉ người dân mà còn còn cho cả một chính quyền dường như đang phải học đi học lại bài học đầu tiên của mình.  Đó là ngồi lắng nghe tiếng nói của người dân chứ không cố bới tung vấn đề lên để rồi mất kiểm soát. Giống như mở lại một hũ mắm vậy…


Vụ việc của Đồng Tâm cũng vậy. Sẽ có người nói rằng vụ việc này muốn lớn thì lớn muốn nhỏ thì nhỏ, nhưng cũng có người nói rằng chính quyền sẽ làm mất tính chính danh, mất sức mạnh vốn có vì sự nhượng bộ. Và họ cũng nói không sai. Thế nhưng để lấy lại tính chính danh đó thì chẳng ai biết được có biết bao nhiêu nước đã qua cầu, bao khiếu nại rắc rối, bao cuộc lên đường của bao anh hùng ra sa trường. Rồi suốt hai năm trời sau đó, tính ít đi cho hai cuộc xét xử một số lượng người bị đơn đông đảo là các cuộc biểu tình xuống đường phản đối, đòi trả tự do cho số người bị bắt, và của cả trong lẫn ngoài nước, của các tổ chức nhân quyền quốc tế..v..v…

Từ tính chất của vụ việc dẫn dắt thì chắc chắn chính quyền sẽ phải tổ chức một hay nhiều đạo quân lên đường vào Đồng Tâm để mời, gọi hay bắt người với những cảnh tượng ghê gớm như Ngày Tận Thế đến với các cuộc chống đối đa dạng và quyết liệt của người dân Đồng Tâm trong công cuộc bảo vệ gia đình và người thân của họ. Cho dù cuối cùng thì chiến dịch khởi tố bắt người này thành công đến mức nào đi nữa thì vẫn căn bản là một cuộc đàn áp của sức mạnh với người dân. Và nếu chính quyền không nhượng bộ thì họ đã có thể quyết liệt đàn áp ngay khi những CSCĐ của họ còn ở trong tay người dân Đồng Tâm. Khi ấy tính chính danh còn, khi mọi quyết định tấn công còn khả dĩ chấp nhận được hơn bây giờ.


Khi mọi hành xử của họ đều phải nhìn không chỉ riêng về mặt pháp luật mà còn liên quan đến vận mệnh chính trị của ông chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung, cũng như uy tín của một chính quyền thủ đô sẽ bị thiệt hại lớn nhất và khó phục hồi nhất khi phát lệnh tấn công vào thời điểm hậu vụ việc này. Và tôi cố tìm kiếm câu trả lời cho những người muốn  đi tìm lại sức mạnh vốn có của chính quyền thì tôi cũng chẳng thể tìm đâu nổi trong bối cảnh của một thành phố đã thất thủ. Thất thủ trước người dân của nó và niềm tin qua lại giữa người dân và chính quyền. Những niềm tin mà trong tình hình nhậy cảm này, người ta mới chăm chút giữ gìn chứ không phung phí vứt bỏ vào thùng rác như trước nữa.

Bởi nó đã là những niềm tin quý giá cuối cùng mà họ dành cho nhau. Ngày mai có thể nó sẽ không còn nữa...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét