"Cá mập EVN"
Với đề án này,
EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối mà không hề có một chút
hơi hướng nào về điều mà giới quan chức hay phủ dụ là “hướng đến thị trường
điện cạnh tranh”.
Trong đề án
trên, nhiều doanh nghiệp tham gia khâu phát điện nhưng chỉ có một đầu mối EVN
mua điện và bán điện. Mặt khác, theo quyết định của Chính phủ thì Nhà nước nắm
100% vốn ở công ty này, như vậy tư nhân không hề có cơ hội để tham gia…
Cần nhắc lại, EVN từng được một tờ báo Anh vinh phong là
“cậm ấm hư hỏng” do người mẹ đỡ đầu của nó là Bộ Công thương, là tiếp dẫn ngoan
ngoãn vô song cho chiến dịch tiếp tay cho Trung Quốc đến mức phản nghịch tình
dân tộc.
Từ nhiều năm qua, EVN đã mua điện từ các doanh nghiệp Trung
Quốc với giá gấp đến 3 lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời
điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với
Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thái độ kinh
doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn
điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa
huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá
điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực, EVN đã cố
tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm
theo các điều kiện rất khắt khe.
Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động
và dối trá nhất về việc người ta đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi
như thế nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở
nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối
với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Với trường hợp EVN, đó chính là tội ác.
Năm 2011, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy
thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một
phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa 1990: những doanh nghiệp nhà
nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN đã tạo
thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của
tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng
gánh nợ đến trên 30.000 tỷ đồng.
Trong nhiều qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN tuồn qua
tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Vào
năm 2013, một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ đã phát hiện trong bảng
giá thành của mình, EVN đã hạch toán cả các công trình xây bể bơi, sân tennis
và biệt thự vào giá bán điện. Giá bán điện lại được phổ cập cho mặt bằng dân
trí thấp kém trong dân chúng. Và thêm một lần nữa, người ta có được bằng chứng
về cái được coi là “trận đánh đẹp” của EVN: cuộc chiến bù lỗ vào dân.
Với nợ nần khổng lồ và số lỗ do đầu tư trái ngành, người ta
ước tính EVN phải tăng giá điện liên tục đến năm 2020 thì mới may ra “hòa vốn”.
Thế nhưng cái điểm hòa vốn ăn thịt lẫn nhau ấy lại có thể
khiến những người dân nghèo nhất phải quyên sinh. Bởi theo nguyên lý từ thời tư
bản dã man, nếu doanh nghiệp độc quyền có được lợi nhuận, nhân dân chắc chắn
phải mất đi phần lớn thu nhập của mình; còn nếu doanh nghiệp độc quyền hòa vốn,
nhân dân phải chịu lỗ hoặc phá sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét