Quyền biểu tình được cho là một
khía cạnh của dân chủ
Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ
số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn
có uy tín của Anh.
EIU thuộc nhóm The Economist
Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.
Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ
của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá
gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.
Bảng xếp hạng chia các quốc gia
thành bốn loại:
Thực sự dân chủ: 19 nước
Dân chủ chưa hoàn hảo: 57 nước
Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi):
40 nước
Chế độ chuyên chế, độc tài: 51 nước
Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung
Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 - cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ
chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng
thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng.
Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện
bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là "năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với
Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ".
Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh
giá, xếp hạng của EIU
Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện
theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm:
I. quy trình bầu cử và đa nguyên;
II. các quyền tự do của công dân;
III. hoạt động của nhà nước;
IV. sự tham gia chính trị; và
V. văn hóa chính trị
và chỉ số dân chủ của mỗi quốc
gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này.
Bản đồ Chỉ số Dân chủ 2016 do EIU
thực hiện
So với các nước trong vùng Châu Á
và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và
một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu
tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm.
Việt Nam cũng là một trong số 5
nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc
tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào
về dân chủ so với năm 2015.
Tuy nhiên so với năm 2015, Việt
Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131).
Các nhà nước thuộc diện Chế độ
chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị.
Tại đây một số cơ chế dân chủ
chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì
không tự do và công bằng.
Các đặc điểm khác là:
Những vi phạm quyền tự do dân sự
bị bỏ qua.
Truyền thông đặc trưng là thuộc sở
hữu nhà nước hoặc do các nhóm có liên hệ với chính phủ cầm quyền kiểm soát.
Có tình trạng đàn áp những chỉ
trích chính phủ và kiểm duyệt nặng nề.
Không có hệ thống tư pháp độc lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét