“Tập trung tích
tụ đất đai” là một ý tưởng mới nhằm “tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp
tác xã tăng quy mô, tăng năng suất lao động”, được Bộ Chính trị gật đầu
và giao cho Ban Kinh tế trung ương của cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước
Nguyễn Văn Bình chủ trì nghiên cứu.
Sau nghiên cứu
ban đầu của Ban Kinh tế trung ương, chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án
về vấn đề này và giao Bộ Tài Nguyên Môi Trường thực hiện.
Về mặt chủ
trương, “tập trung tích tụ đất đai” không phải là ý dở, trong bối cảnh
nền nông nghiệp Việt Nam bị phân tán và yếu ớt năng suất cùng sức cạnh
tranh quốc tế. Quy mô sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ
lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp. Quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp chậm phát triển, thiếu liên kết, còn xa mới đáp ứng
được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại.
Đặc biệt, năm
2016 lần đầu tiên tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức âm trong sáu tháng
đầu năm, và cả năm tăng trưởng chỉ 1.2% – mức thấp nhất.
Tuy nhiên, chủ
trương “Tập trung tích tụ đất đai” cần được kiểm soát hết sức chặt chẽ
trong khi thực hiện, đặc biệt về việc doanh nghiệp phải thực hiện đúng
công năng đối với đất nông nghiệp. Nếu không, sẽ phát sinh tràn lan tình
trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này, để cưỡng bức nông dân
phải vào cơ chế “tập đoàn hóa” của họ như thời ‘kinh tế mới” ngay sau
năm 1975. Hoặc tệ hơn là doanh nghiệp cấu kết với chính quyền địa phương
để cưỡng bức thu hồi đất nông dân, biến những người đang sở hữu mảnh
đất chôn rau cắt rốn và là kế sinh nhai duy nhất thành dân oan đất đai,
sau đó chuyển công năng đất nông nghiệp thành đất đô thị để bán kiếm
lời.
Việt Nam từ sau
thời mở cửa kinh tế những năm 90 của thế kỷ 20 đã chứng kiến vô số cảnh
lấy đất, cướp đất tàn bạo của nhiều doanh nghiệp và chính quyền dịa
phương. Cùng với cơ chế đền bù cho nông dân với giá chỉ bằng 1/10 đến
1/20 giá thị trường, rất nhiều khuôn mặt đại gia đã phất lên qua những
con sóng bất động sản từ năm 1995 đến năm 2011. Cùng lúc, Việt Nam xuất
hiện một giai tầng mới: hàng triệu nạn nhân liên quan đến chính sách thu
hồi đất đai. Rất nhiều người trong số họ đã phải ròng rã khiếu kiện
nhiều năm trời, tạo thành những đám đông biểu tình ghê gớm. Nhiều nạn
nhân đã phải vào tù và trở thành tù nhân lương tâm của chế độ.
Chẳng có gì bảo
đảm là chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” khi thực hiện sẽ chuẩn
mực. Quá nhiều kẽ hở trong luật pháp, và hoạt động “hành là chính” có
thể tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp và chính quyền địa phương lợi
dụng chủ trương này, để “hốt cú chót” trong buổi hoàng hôn chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét