Ảnh chụp màn hình trang Facebook của Hà Văn Nam.
Tòa án huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
vừa tuyên bố, các ông: Nguyễn Quỳnh Phong, Hà Văn Nam, Lê Văn Khiên, Nguyễn
Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng, Trần Quang Hải đã cùng phạm tội “gây rối
trật tự công cộng”. Một
người (ông Phong) bị phạt 36 tháng tù, hai người (ông Nam, ông Khiên) bị phạt
30 tháng tù, ba người (ông Quân, ông Hà, ông Hùng) bị phạt 24 tháng tù, nhẹ
nhất (ông Hải) cũng bị phạt 18 tháng tù.
Theo
Tòa, bảy bị cáo vừa kể đã cùng tranh đấu, đòi Trạm thu phí Phả Lại không thu
phí đối với dân chúng địa phương. Ông Nam – người đã tham gia chống nhiều trạm
BOT bị dân chúng xếp vào loại “bẩn” đã gợi ý mọi người cùng lái xe đến trạm
nhưng không trả tiền phí mà tranh luận đúng sai…
Cả
bảy tài xế đã làm như thế vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Giao thông trên quốc
lộ 18 đoạn qua Trạm thu phí BOT Phả Lại bị tắc, bộ phận điều hành phải tạm
ngưng thu phí và thiệt hại 23 triệu đồng (1)…
***
Phiên
xử bảy tài xế bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” mới được tổ chức hôm 30
tháng 7, không phải tại trụ sở Tòa án huyện Quế Võ mà ở trụ sở xã Đào Viên
thuộc huyện này.
Người
sử dụng mạng xã hội đã chuyển cho nhau xem những video clip ghi lại quang cảnh
phía trước trụ sở xã Đào Viên: Cổng sắt đóng kín, cảnh sát cơ động, cảnh sát
giao thông, công an địa phương, an ninh, dân phòng, tay lăm lăm dùi cui xếp
thành hai hàng dọc con đường chạy ngang trụ sở xã Đào Viên…
Tiếng
là “xét xử công khai” song các video clip đang được chuyển đi trên Internet cho
thấy, những người quan tâm đến việc xét xử bảy tài xế, cùng bị chặn lại, không
cho vào bên trong dự khán nên chỉ có thể đứng ngoài chất vấn: Tại sao tống giam
– cáo buộc Hà Văn Nam phạm tội và giờ đem ra xử (?) song từ cảnh sát, công an,
tới an ninh nhất mực làm thinh (2).
Hệ
thống tư pháp Việt Nam vẫn thường bảo rằng, một trong những mục tiêu mà các cơ
quan bảo vệ pháp luật luôn luôn nhắm tới khi tiến hành điều tra – truy tố - xét
xử là “răn đe và giáo dục quần chúng”. Tuy nhiên các video clip liên quan tới
phiên xử sơ thẩm bảy tài xế, trong đó có Hà Văn Nam thì lại chỉ ra, hoạt động
tố tụng không những không thể răn đe, giáo dục được ai mà chỉ làm người ta nổi
giận!
Cũng
cần nói thêm là không chỉ có nhiều người ở Việt Nam bất bình. Sau khi Hà Văn
Nam bị bắt, Amnesty International (Ân xá Quốc tế - AI) - một tổ chức hoạt động
vì dân chủ, nhân quyền trên phạm vi toàn cầu – đã xác định ông Nam là tù nhân
lương tâm, bị bắt chỉ vì tích cực phản kháng và vận động mọi người tham gia
phản kháng các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng
“bẩn” một cách ôn hòa…
***
Bởi
ông Nam và sáu tài xế khác bị hệ thống tư pháp Việt Nam tống giam, rồi phạt tù
vì “gây rối trật tự công cộng” tại Trạm thu phí Phả Lại nên cần nhìn qua xem vì
sao cả bảy cùng nhau… phạm tội tại trạm thu phí này?
Quốc
lộ 18 dài 317 cây số, khởi đầu từ Hà Nội, đi qua Bắc Ninh, Hải Dương và kết
thúc tại cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Tháng 4 năm 2014, Bộ GTVT quyết định
“nâng cấp” 57 cây số trên quốc lộ 18, đoạn từ Bắc Ninh đến Uông Bí.
Việc
“nâng cấp” được thực hiện theo hình thức BOT. Công ty BOT Phả Lại được chỉ định
làm “nhà đầu tư”. Năm ngoái, Bộ GTVT loan báo việc “nâng cấp” đoạn quốc lộ 18
vừa kể đã hoàn tất. Công ty BOT Phả Lại đã chi 2.905 tỉ đồng và có quyền thu
phí trong 16 năm 3 tháng 2 ngày, tính từ 24/12/2018. Mức phí được chia thành
năm nhóm, tùy loại mà các phương tiện giao thông phải trả từ 35.000 đồng/lượt
đến 180.000 đồng/lượt (3).
Cũng
kể từ đó, dân chúng các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh phản đối dữ dội.
Chỉ hai ngày sau khi Công ty BOT Phả Lại tổ chức thu phí đoạn Bắc Ninh – Uông
Bí trên quốc lộ 18, báo chí Việt Nam đã thu thập các ý kiến phản đối chuyển cho
Bộ GTVT (4):
-
Tại sao chỉ trải lại nhựa trên mặt 57 cây số quốc lộ 18, phần mặt đường thật sự
được mở rộng – có thể xem là mới - chỉ dài chừng vài cây số mà ngốn hết 2.905
tỉ đồng nên được thu phí với mức rất cao trong hơn 16 năm?
-
Tại sao chủ các loại phương tiện giao thông đã phải đóng tiền cho Quỹ Bảo trì
đường bộ nhưng Bộ GTVT không dùng quỹ này để “nâng cấp” mà lại giao cho Công ty
BOT Phả Lại đầu tư rồi bắt thiên hạ trả thêm phí?
-
Tại sao cắt chuyện “nâng cấp” 87 km quốc lộ 18 thành hai dự án riêng biệt: Hết
Dự án BOT Bắc Ninh – Uông Bí (dài 57 km) là Dự án BOT Uông Bí – Hạ Long (dài 30
km) và cùng giao cho “con” của Công ty Phát triển Đại Dương để thu hai lần phí?
Tuy
đó là thắc mắc không chỉ của dân chúng các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh
mà còn là thắc mắc chung của những người sử dụng quốc lộ 18 và những người quan
tâm đến yếu tố BOT càng ngày càng… bẩn nhưng Bộ GTVT không thèm trả lời. Do
vậy, một tuần sau, Hà Văn Nam và sáu tài xế vừa bị kết án đem những câu hỏi như
vừa kể đến Trạm thu phí Phả Lại hỏi “nhà đầu tư” rồi bị tống vào tù vì dám…
hỏi!
Nếu
Bộ GTVT tôn trọng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện yêu cầu
“công khai, minh bạch” như hiến pháp, luật pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã minh định và thực thi cam kết “kiến tạo” như chính phủ vẫn lặp đi, lặp
lại trong vài năm gần đây thì có vụ án “gây rối trật tự công cộng” hay không?
“Rối”
khởi phát từ đâu và những cá nhân nào cần bị truy cứu trách nhiệm khi các dự án
đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT thường xuyên làm trật tự công cộng (bao
gồm trật tự giao thông) “rối”?
***
Hà
Văn Nam và sáu tài xế vừa bị phạt tù đã bị tống giam từ đầu năm nay nhưng cho
đến hạ tuần tháng trước, công trình BOT Bắc Ninh – Uông Bí vẫn “rối” và ảnh
hưởng đến trật tự công cộng.
Do
cử tri liên tục phàn nàn, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị Ban
Dân nguyện của Quốc hội làm trung gian, hỏi Bộ GTVT xem tại sao, đến nay, công
trình BOT Bắc Ninh – Uông Bí “vẫn chưa có hệ thống chiếu sáng, hệ thống tiêu
thoát nước không đấu nối với hệ thống thoát nước của các khu dân cư dẫn tới
tình trạng nước thải được xả tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường”.
Thực
trạng đó rõ ràng là “gây rối” thật, “gây rối” kéo dài, “gây rối” sau khi dự án
được Bộ GTVT công nhận là đã hoàn tất để nhà đầu tư tiến hành thu phí, thật sự
nguy hại cho “trật tự công cộng”, tại sao hệ thống tư pháp không điều tra và
tống giam ai dù có rất nhiều người đáng bị giam tính từ Bộ GTVT trở xuống?
Đặc
biệt là khi Bộ GTVT trả lời bằng văn bản, nhấn mạnh, từ hệ thống chiếu sáng đến
hệ thống tiêu thoát nước đang gây ứ đọng, ô nhiễm trên diện rộng không thuộc…
phạm vi trách nhiệm của nhà đầu tư mà là những… khiếm khuyết không thể tránh
khỏi (5).
Nếu
có tai nạn do khiếm khuyết của hệ thống chiếu sáng, hệ thống tiêu thoát nước,
ai đó cảm thấy bất bình, đứng dậy “hỏi” về thực hư, về trách nhiệm như Hà Văn
Nam và sáu tài xế vừa bị phạt tù, chẳng lẽ chính họ và chỉ họ bị coi là xâm
phạm trật tự công cộng, cần cách ly khỏi xã hội?
***
Hà
Văn Nam rồi những Phong, Khiên, Quân, Hà, Hùng, Hải chỉ là phần cộng thêm vào
danh sách những cá nhân dám hỏi, dám hành động để chỉ ra các dự án đầu tư vào
hạ tầng theo hình thức BOT ở Việt Nam bẩn như thế nào.
Chẳng
hạn trước đó hai tuần là Vũ Ngọc Hoàng bị phạt 18 tháng tù vì tông gãy thanh
chắn của Trạm thu phí An Sương – TP.HCM, vốn đã được xác định phải đập bỏ vì
hết hạn được phép thu phí (6). Trước nữa chừng một tháng là Nguyễn Quang Tuy bị
phạt 24 tháng tù vì chống trả tiền cho Trạm thu phí Bến Thủy - tỉnh Nghệ An
(7)…
Tháng
trước, vào thời điểm Tòa án huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xử và phạt tù
Nguyễn Quang Tuy do “chống người thi hành công vụ”, tại Hà Nội, các đại biểu
Quốc hội đã xúm vào chất vấn ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng GTVT rằng tại sao
Bộ GTVT và Bộ Kế hoạch – Đầu tư ngăn cản Kiểm toán nhà nước (KTNN) kiểm tra các
dự án đầu tư vào hạ tầng theo hình thức BOT? Cuối cùng nhờ KTNN cương quyết
thực hiện công việc của mình, kiểm toán 61 dự án, mới phát giác, các nhà đầu tư
đã khai khống về giá trị các gói đầu tư số tiền khoảng… 3.000 tỉ đồng và cũng
vì vậy, Bộ GTVT đành cắt đi… 222 năm mà bộ này từng nhân danh nhà nước, cho
phép các nhà đầu tư thu phí (8).
Giữa
những cá nhân như Hà Văn Nam và ông Nguyễn Văn Thể - người mà quá trình phục vụ
cách mạng gắn bó chặt chẽ với sự ra đời, phát triển của các dự án đầu tư vào hạ
tầng theo hình thức BOT ở Việt Nam – ai đáng vào tù hơn?
Nếu
run sợ trước những bản án dành cho các cá nhân dám thắc mắc, dám hành động để
đánh động BOT bẩn như thế nào, nguy hại ra sao, có dấu hiệu càng ngày càng
giáng xuống nhiều người thì cứ ngoan ngoãn trả phí, tiếp tục ngậm đắng nuốt cay
nhìn những người như ông Thể tổ chức hoán vị với những người như Hà Văn Nam.
Thế thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét