Ông Vũ Ngọc Hoàng sinh ngày 30/11/1953, tại xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nông dân. Bố của Vũ Ngọc Hoàng là em ruột ông Võ Chí Công, cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước). Vì thế, Vũ Ngọc Hoàng gọi ông Võ Chí Công bằng bác ruột.
Những năm chiến tranh, ông Võ Chí Công giữ chức vụ Bí thư Khu Ủy khu V., nên Vũ Ngọc Hoàng được ưu ái, chiếu cố, được đưa ra Bắc, học tại trường Học sinh Miền nam số 1 tại Đông Triều, Quảng Ninh. Vũ Ngọc Hoàng học trên Nguyễn Bá Thanh một lớp, nhưng thân nhau.
Nói một chút về Trường Miền Nam trên đất Bắc. Giới lãnh đạo Hà Nội từ năm 1954 đã cho thành lập 28 trường học sinh miền Nam (tên trường được gọi theo số thứ tự từ 1 đến 28), ở các địa phương xung quanh Hà Nội, như: Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam… Nơi có nhiều trường nhất gồm Hà Đông (12 trường), thành phố Hải Phòng (10 trường). Ngoài ra, còn có các trại nhi đồng miền Nam và khu học sinh ở Quế Lâm, Nam Ninh (Trung Quốc) và hàng nghìn học sinh được gửi đi đào tạo ở Liên Xô, Đức.
Như vậy, so với hàng triệu trẻ em miền Nam phải sống trong khói lửa đạn bom của cuộc nội chiến đẫm máu do Liên Xô và Trung Cộng giật dây, thì những “hạt giống đỏ” như Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Hoàng Tuấn Anh… đã “nệm ấm chăn êm”.
Âm mưu “quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Bắc Kinh và tên đao phủ khát máu Mao Trạch Đông, đã biến hai miền Nam – Bắc Việt Nam huynh đệ tương tàn, dai dẵng suốt 21 năm. Hậu quả tàn khốc của sự chia rẽ, kỳ thị và hận thù của nó không dừng lại ở ngày 30/4/1975, mà còn kéo dài tận đến bây giờ.
Quay trở lại câu chuyện Vũ Ngọc Hoàng: Học xong phổ thông, Vũ Ngọc Hoàng được đưa sang Liên Xô để học tiếp bậc đại học. Những năm của thập niên 1990, với bản tính háo danh và để tiến thân sau này, đôi bạn Vũ Ngọc Hoàng, Nguyễn Bá Thanh rủ nhau ghi danh “Nghiên cứu sinh” tại Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Đề tài, luận án đều có người lo, cả hai “tà tà” cho đến ngày nhận học vị Phó tiến sĩ.
Năm 1998, Luật Giáo dục có hiệu lực, ai có học vị PTS, nghiễm nhiên trở thành Tiến sĩ. Cái học vị Tiến sĩ của Vũ Ngọc Hoàng từ đó mà ra.
Khi Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh năm 1997, thì Vũ Ngọc Hoàng lần lượt được bố trí giữ các chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Năm 2001, khi ông Nguyễn Đức Hạt, đương kim Bí thư tỉnh, được luân chuyển về Bí thư TP Đà Nẵng, Vũ Ngọc Hoàng được đôn lên thay ông Hạt.
Năm 2006, Vũ Ngọc Hoàng được bầu vào Ủy viên Trung ương tại ĐH 10 của đảng (cùng một khoá với các đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguyễn Bá Thanh, Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Phúc).
Ngày 01/1/2008, Bộ Chính trị ra quyết định điều động và bổ nhiệm Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh Ủy Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương sáp nhập theo quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư hồi tháng 5/2007, lấy tên Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trước đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định để ông Nguyễn Hồng Vinh và ông Đào Duy Quát thôi giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tuy vậy, người ta vẫn giữ Nguyễn Hồng Vinh lại, tiếp tục làm Phó Ban chỉ đạo Thông tin đối ngoại, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Còn ông Đào Duy Quát tiếp tục làm chuyên gia cao cấp tại Ban Tuyên giáo Trung ương và tiếp tục giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đầu năm 2015, khi cuộc chạy đua trước thềm Đại hội đảng 12 đến hồi quyết liệt, Vũ Ngọc Hoàng đã hết tuổi tái cử. Song, người ta lại thấy Vũ Ngọc Hoàng “xông xáo” nhất trên mặt trận Tuyên giáo. Vũ Ngọc Hoàng đăng đàn dày đặc trên Tạp chí Cộng sản, tạp chí Tuyên giáo, và trên các mặt báo quốc doanh.
Trước thềm Đại hội 12 của ĐCS, cuộc chạy đua vào Trung ương và những chiếc ghế quyền lực trở nên khốc liệt, một mất một còn. Khi đó Vũ Ngọc Hoàng được xem là đứng về phía ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chĩa mũi dùi công kích vào nhóm lợi ích trong Đảng. Dư luận đồn đoán rằng, “nhóm lợi ích” này do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu.
Trong vai trò Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản, Vũ Ngọc Hoàng đã cho đăng các bài báo do mình viết như: “Bàn về sự bóc lột và thâu tóm quyền lực”, “Kiểm soát quyền lực”, “Nhận diện nhóm lợi ích”…
Trên Tạp chí cộng sản Số tháng 9/2015, Vũ Ngọc Hoàng viết bài “Sự tha hoá quyền lực”. Vũ Ngọc Hoàng dẫn dắt dư luận:
– “Khi quyền lực trao cho người không đủ nhân cách, thì nó trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích cá nhân, ‘lợi ích phe nhóm’, thậm chí là công cụ để làm việc ác. Trong lịch sử thế giới và Việt Nam đã có nhiều trường hợp nhân dân trao quyền và bị mất quyền, trở thành đối tượng cho quyền lực cai trị”.
Vũ Ngọc Hoàng rao giảng tiếp:
– “Quyền lực nhà nước vốn là của nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế; nó không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác”.
Thật khó hiểu và khôi hài khi Vũ Ngọc Hoàng cho rằng:
– “Từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các nghị quyết rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ… mà giao cho nhà nước”.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét