Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân
đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là
5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của
Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục?
Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Lực lượng Quân đội
bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự
quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng
Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực
lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ
quan hành chính địa phương.”
Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính
quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.
Về phía Trung Cộng có 2,285.000 quân chính quy; 800,000 dự bị;
3,969.000 bán quân sự. Tổng số lực lượng võ trang là 7,054.000 người.
Vũ khí và quân trang của hai bên không được tiết lộ.
Đảng CSVN từng tự hào đã “chận đứng” 2 cuộc tấn công qua
biên giới của quân đội Trung Hoa năm 1979 (17 tháng 2 – 16 tháng 3 năm 1979) và
sau đó tiếp tục ngắt đọan từ Cao Bằng (1980) đến mặt trận Vỵ Xuyên, Tỉnh Hà
Giang (1984-1990).
Lãnh tụ tối cao của Trung Cộng khi ấy là Đặng Tiểu Bình đã gọi
cuộc tấn công là “dạy cho Việt Nam một bài học” để trả đũa Hà Nội xua quân qua
Cao Miên đánh quân Khmer Đỏ, đàn em của Trung Hoa.
Không có thống kê chính thức nào được xác nhận tổn thất của đôi
bên, ngoài số ước định hàng ngàn người. Riêng tổn thất của Việt Nam, kể cả thường
dân, từng được loan truyền từ 40 đến 45,000 người.
Tuy nhiên, một hành động tàn sát dã man thường dân Việt Nam
của Quân dội Trung Hoa trước khi rút khỏi mặt trận đã được ghi lại, đó là vụ:
“Thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng,
khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ
em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra
nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc
còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân
hay cột điện, tại các thị xã thị trấn Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn.” (Tài liệu
Bách khoa tòan thư mở).
Bao nhiêu mẫu đất của Việt Nam đã bị Tầu chiếm trong 2 cuộc
chiến này chưa được làm rõ. Chỉ biết rằng, tại mặt trận Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà
Giang), khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến biên giới, thương vong của Trung Cộng
được Việt Nam loan báo 7,500 quân sau 4 tháng giao tranh năm 1984, trong khi
Trung Cộng chỉ thừa nhận có 939 lính và 64 dân công chết.
Trung Cộng nói họ đã loại khỏi vòng chiến 2,000 lính Việt
Nam trong cùng thời gian.
Việt Nam không công bố số thương vong của mình, nhưng theo
tài liệu của Bách khoa tòan thư mở thì: “Phía Việt Nam xác nhận trong cuộc giao
tranh ngày 12 tháng 7 (1984), Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng.
Ngoài ra còn có 820 binh sĩ Việt Nam khác bị thương trong đợt xung đột này.”
Tuy nhiên Việt Nam đã để mất phần đất chiến lược quan trọng
nhất của Cao điểm 1509, hay Núi Đất mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, tại biên giới
hai nước.
Sau 4 năm mặt trận Vỵ Xuyên, vào ngày 14/03/ 1988 Đặng Tiểu
Bình lại xua quân đánh chiếm 3 vị trí đảo và đá của Việt Nam gồm Đá Gạc Ma, đá
Cô Lin, đá Len Đao ở Trường Sa, sau khi đã chiếm quần đảo Hòang Sa từ tay Hải
quân Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974.
Nhưng khác với cuộc giao chiến cũng cảm ở Hòang Sa của Quân
lực Việt Nam Cộng hòa khiến 74 sỹ quan và binh sỹ hy sinh, những người lính can
trường của Quân đội Nhân dân đảng CSVN có nhiệm vụ bảo vệ Gạc Ma đã không được
phép nổ súng chống quân xâm lược, được nói là theo lệnh của Lê Đức Anh, khi ấy
là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng.
Có 64 chiến sỹ người Việt Nam yêu nước đã phải bỏ mình trong
tủi hờn ở Trường Sa mà cho đến nay, lãnh đạo đảng và quân đội CSVN vẫn chưa có
một lời tạ lỗi nào.
Chẳng những thế, nhà nước CSVN còn ra lệnh cấm và đánh phá mọi
nỗ lực tự phát của dân muốn tổ chức tưởng niệm 138 liệt sỹ đã hy sinh khi bảo vệ
lãnh thổ Hòang-Trường Sa.
Tướng Lê Đức Anh, sau này được biết là người thân của Trung
Cộng mà vẫn được lên làm Chủ tịch nước, đã bị nhiều cựu Lãnh đạo đảng viên, được
gọi là “lão thành cách mạng” lên án phản quốc.
HIỆN TÌNH BIỂN ĐÔNG
Từ sau trận hải chiến Trường Sa, Trung Cộng tiếp tục lấn chiếm
biển đảo của Việt Nam và tân tạo các đảo và đá này thành các căn cứ quân sự trực
tiếp đe dọa an ninh của Việt Nam.
Cho đến nay, tuy Trung Cộng chỉ kiếm soát 7 đảo và bãi đá,
nhưng chúng là những pháo đài kiên cố, được trang bị các giàn Radar, súng phòng
không, có thêm bến cảng, sân bay và trại lính cho quân đội đồn trú.
Sự bành trướng lãnh thổ và quốc phòng của Trung Cộng tại các
vị trí chiến lược quan trọng này ở Biển Đông đã khiến cho tuyến giao thông hàng
hải từ Thái Bình Dương qua Bắc Đại Tây Dương bị đe dọa thường xuyên.
Và mặc dù Việt Nam đang kiểm soát 21 vị trí đá, đảo ở Trường
Sa, nhưng khả năng quân sự của Việt Nam không thể nào so với lính Trung Cộng được.
Hơn nữa, lính Trung Cộng đồn trú ở Gạc Ma có thể cắt đứt đường
tiếp tế cho lính Việt Nam ở phí Nam Trường Sa, trong khi máy bay Trung Hoa có
thể cất cánh tấn công Đà Nẵng từ đảo Chữ Thập vì khỏang cách chỉ chừng 400 cây
số.
Ngoài Việt Nam, Phi Luật Tân cũng đang làm chủ 7 Bãi đá, Mã
Lai Á chiếm 7 và Đài Loan làm chủ 2, trong đó có đảo Ba Bình lớn nhất trong số
các đảo của Trường Sa.
Sơ lược lại những biến cố xung đột quân sự gần nhất giữa hai
nước Việt-Trung và âm mưu của Bắc Kinh ở Biển Đông để thấy rằng hàng ngũ lãnh đạo
Trung Hoa, từ cổ tới kim, chưa bao giờ từ bỏ tham vọng đánh chiếm Việt Nam.
Hãy lấy tỷ dụ như khi còn cầm quyền, Đặng Tiểu Bình đã đưa
ra chủ trương “ hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” ở Biển Đông với các nước
tranh chấp lãnh thổ với Trung Hoa.
Chủ trương của họ Đặng là muốn không đánh mà thắng vì trong
thực tế, Trung Hoa chưa bao giờ chứng minh được là người Trung Hoa đã liên tục
làm chủ các vùng đảo và đá ở Biển Đông từ thời cổ đại.
Nhưng từ Đặng Tiểu Bình (cầm quyền 1982-1987) cho đến Tập Cận
Bình (cầm quyền từ 2012) , qua 35 năm, lãnh đạo Trung Cộng luôn luôn tuyên truyền
với Thế giới và nhắc nhở các đối tác láng giềng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam
Dương, Brunei, Mã Lai Á v.v… rằng các đảo và bãi đá ở Biển Đông là của Trung Quốc
từ thời cổ đại.
Họ cũng bảo đó là lập trường bất di bất dịch của họ về biển
đảo ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng đã ngang ngược bác bỏ tài liệu lịch sử của Việt
Nam chứng minh rằng cả hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa là do tổ tiên người
Việt tìm ra và làm chủ từ ngàn xưa.
THỰC TẾ PHŨ PHÀNG
Nhưng nói là một chuyện còn có làm được hay không lại là
chuyện hòan tòan tùy thuộc vào khả năng lãnh đạo của đảng CSVN và Lực lượng vũ
trang.
Rất tiếc cho đến nay, lãnh đạo đảng CSVN, từ thời ông Hồ Chí
Minh cho đến thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng (2017) vẫn không sao rửa được
vết nhơ lịch sử mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chuốc về cho Việt Nam năm 1958.
Trước hết nên biết ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) đã ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và hải
đảo nguyên văn như sau:
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là
12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài
Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận,
quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo
Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên
đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh
hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý
tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các
đường cơ sở, kể cả vịnh Bột Hải và eo biển Quỳnh Châu, là vùng nội hải của
Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Đông Dẫn, đảo Cao
Đăng, các đảo Mã Tổ, các đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khâu, Ðại và Tiểu Kim Môn, đảo
Đại Đảm, đảo Nhị Đảm, và đảo Đông Đĩnh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, tất cả máy bay nước ngoài và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải
phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè nước ngoài
nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ
của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và
các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng
Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các đảo khác thuộc
Trung Quốc.
Khu vực Ðài Loan và Bành Hồ hiện tại vẫn bị lực lượng vũ
trang Hoa Kỳ xâm chiếm. Ðây là hành vi phi pháp, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ
và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ
được thu phục. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng
để lấy lại các phần đất này trong tương lai, không cho phép nước ngoài can thiệp.”
(Tài liệu của Bách khoa toàn thư mở).
Rồi sau khi nhận được văn kiện do Chu Ân Lai gửi, ông Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã hớt hải đáp lễ như sau:
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố,
ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết
định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định
ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải
phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất
trân trọng.”
Ngày 22 tháng 9 năm 1958, công hàm trên của thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã được đăng trên báo “Nhân dân”.
Như vậy, rõ ràng là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của
miền Bắc thời đó đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm cà
Hòang Sa và Trường Sa.
Hèn chi mà khi bị Trung Hoa đe dọa sẽ tấn công các vị trí
đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa nếu Việt Nam không ngưng đào kiếm dầu ở khu
vực này thì lập tức Việt Nam tuân lệnh ngay.
Trung Hoa đã cảnh cáo Việt Nam ngày 23/07/2017 và Việt Nam
đã âm thầm nói với Talisman-Việt Nam, công ty con của Repsol (Tây Ban Nha) thuê
đình chỉ tìm dầu ở lô 136-03 hay Dự án Cá Rồng Đỏ, cách bờ biển Việt Nam khỏang
400 hải lý.
Trung Cộng gọi lô này là Van An Bắc 21 và cho một công ty
khác thuê mặc dù không rõ đó là công ty nào.
Và khi được báo chí hỏi ngày 28/07/2017, người Phát ngôn Bộ
Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ biết quanh co lãng nhách rằng: ”Hoạt động dầu
khí liên quan của Việt Nam diễn ra tại khu vực biển hoàn toàn thuộc quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị
các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt
Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và
hợp tác ở Biển Đông.”
Như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN có cần phải giải
thích với Quốc hội và người dân tại sao Lực lượng vũ trang của Đảng CSVN đã vô
dụng và lãnh đạo thì bất tài?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét