Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

CẦN CÓ THÊM NHIỀU VỤ “BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH” HƠN NỮA.


ODA minh hoạ 


Sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” tại Đức, chính phủ Đức và nhiều chính phủ châu Âu khác đang cân nhắc “cấm vận”, “trừng phạt” chính phủ Việt Nam đủ thứ: chẳng hạn như cắt quan hệ ngoại giao, không cho Việt Nam vay vốn ODA v.v….
Dư luận trên mạng xã hội đua nhau chửi nhà nước Việt Nam và tỏ ra tiếc rẻ: vì vụ “bắt cóc”, vì “hành động côn đồ” của nhà nước VN  mà “chúng ta mất đi hàng trăm triệu đô la viện trợ”, làm như thể là nước Đức và châu Âu đem tiền biếu không cho Việt Nam vậy, làm như thể là số tiền viện trợ ấy sẽ lập tức đem lợi ích cho nhân dân Việt Nam vậy.

Sự tiếc rẻ ấy bắt nguồn từ 2 hiểu lầm căn bản:

1/. Vốn ODA là CHO VAY chứ không phải CHO KHÔNG. Đã vay thì phải trả.

2/.Trên thực tế vốn ODA ít khi được sử dụng đúng mục đích. Thông thường có 3 đối tượng được hưởng lợi từ nó: Một là chính phủ NƯỚC CHO VAY: cắt xén, đòi hỏi đủ thứ quyền lợi, giống như đòi tiền “lại quả”. Hai là các quan chức NƯỚC ĐI VAY đòi “phần trăm” bỏ túi (ví dụ như vụ “Đại lộ Đông Tây, vụ Phú Mỹ Hưng”. Ba là: số tiền còn lại VẪN NẰM TRONG TAY CÁC NHÀ THẦU, CÁC CÔNG TY.

Nếu công trình do CÁC CÔNG TY CỦA NƯỚC CHO VAY thi công, thì họ sẽ tính giá cắt cổ để ăn lời một cách tàn bạo.

Nếu công trình do CÔNG TY VIỆT NAM thi công thì họ rút ruột, nâng giá công trình gấp mười, gấp trăm lần để hưởng lợi. Kết quả là chúng ta có những cây cầu “vừa khánh thành xong đã gãy”, chúng ta có những con đường “chờ lún”, đường đầy ổ gà chỉ sau một mùa mưa…
Và dân đen Việt Nam phải trả món nợ khổng lồ ấy qua việc đóng thuế, qua việc tăng thuế, tăng giá xăng dầu, tăng giá điện liên tục, qua xuất khẩu lao động, qua xuất khẩu dầu mỏ, hàng may mặc, lâm sản, hải sản … v.v…

Vì thế, trong tình hình tham những và kinh tế tan nát như nước ta hiện nay thì vay vốn ODA là một thảm họa.

Cho nên, nếu vì vụ Trịnh Xuân Thanh mà chúng ta “không được vay vốn ODA” của Đức thì là một tin mừng cho dân tộc, mặc dù đó là tin buồn cho các quan chức.

Được biết Tổng công ty điện lực EVN là đơn vị thường xuyên nhận được nguồn vốn ODA của Cộng Hoà Liên Bang Đức, và lúc nào cũng tăng giá điện, lúc nào cũng kêu lỗ, mặc dù cứ mỗi dịp Tết là đòi nhà nước cho phép trích hàng ngàn tỷ để “thưởng Tết”. Hiện tượng EVN là thảm hoạ của việc vay vốn ODA tại Việt Nam.

Hàn Quốc và Malaysia từng tổ chức ăn mừng và tuyên bố: “Chúng tôi rất vui sướng và tự hào vì không phải vay vốn ODA nữa”.

Vậy nếu bạn yêu nước, thương dân nghèo, thì hãy cầu mong có thêm nhiều vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nữa, trên toàn thế giới, để dân Việt Nam khỏi phải gánh thêm nợ nần vốn đã chồng chất quá nhiều.

Còn chuyện lên án “Việt Nam xâm phạm luật pháp quốc tế” chỉ là chuyện doạ con nít vì các nước lớn, nước giàu họ từng xâm phạm luật pháp quốc tế một cách ngang nhiên, thoải mái, kiêu hãnh và ngạo mạn, chứ đâu có lén lén lút lút như các nước nhỏ.

*

ĐỂ THAM KHẢO (VÀ ĐỂ QUÝ VỊ ĐỪNG NGHĨ TÔI NÓI MÒ, NÓI DÓC), MỜI QUÝ VỊ ĐỌC CÁC THÔNG TIN SAU ĐÂY VỀ VỐN ODA, TRÍCH TỪ WIKIPEDIA:

“Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị… Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).Ví dụ:

Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao

Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoádịch vụ do họ sản xuất.

Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.

Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.”

Đ.H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét