Trước hết, để định nghĩa được “nhạc sang“ thì dĩ nhiên người ta
phải có loại nhạc khác gọi là “không sang“. Thay vì định nghĩa nhạc
sang, chúng ta định nghiã nhạc “không sang“.
Nhạc “không
sang“ hiểu ra là nhạc bình dân, còn gọi là nhạc “mùi“, rồi theo định
kiến được/bị gọi là nhạc “sến“. “Nhạc sến“ là loại nhạc thường được viết
theo thể điệu slow hay Habanera, Bolero, đặc sản của miền nam, xuất
hiện sau năm 1954 từ khi có cái gọi là tân nhạc, là luồng nhạc “ăn theo“
cải lương và dân ca miền nam, chất phác, thật thà và gần gũi. Nói không
ngoa thì nhạc “sến“ là dân ca miền nam. Còn dân ca miền bắc là ca trù,
hát chầu văn v.v…, và dân ca miền trung thì có các bài hò, lý…
Người ta đang
tách tân nhạc dân ca miền nam ra và quy thành loại nhạc “sến“ với ý miệt
thị. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có tân nhạc dân ca miền nam, tức “nhạc
sến“ mới bị quy chụp là “sến“, còn các loại dân ca khác thì tại sao lại
không “sến“ không “sùi“?! Thời trước năm 1975, chữ “nhạc sến“ là một từ
để “nựng yêu“ chứ không như ngày nay, kỳ thị và sân si!
Một thực tế nữa
là doanh thu “nhạc sến“ chiếm 70% thị trường băng dĩa ca nhạc. Câu hỏi
chưa có được câu trả lời cho đàng hoàng là tại sao ca trù, chầu văn, hò,
lý v.v.... cũng là dân ca mà còn được nâng đỡ bảo tồn, được ghép chung
vào với loại “nhạc sang“, trong khi người ta chỉ nhắm vào “nhạc sến“ để
miệt thị vả giới hạn? Phải chăng “nhạc sến“ không phải là văn hoá của
người Việt? Có phải vì sức hút của nó đối với quần chúng làm “ngứa mắt“
những ai đó?
Một điều chắc
chắn là cái đầu tiên mà các nhạc sĩ phải định hình khi sáng tác một bài
hát mới đó chính là thể điệu. Và cũng có thể khẳng định rằng các nhạc sĩ
viết “nhạc sến“ đã không tự chọn thể điệu bolero (hoặc habanera, slow)
cho loại nhạc này, mà do họ nắm bắt được cảm xúc của đa số (70%) khán
thính giả hướng về những loại thể điệu này nên họ đã dựa theo đó mà sáng
tác. Còn nếu bảo 70% dân tôi “sến“ và “ngu“ thì chúng tôi cam chịu.
Dù không được
khuyến khích - kể cả bị cấm đoán – thì “nhạc sến“ đã và đang đi đến tận
cùng ngõ nghách của quê hương sứ xở, từ nam ra bắc, từ đông sang tây,
trong khi các loại dân ca khác cũng chỉ quanh quẩn trong vùng miền của
mình, còn được bộ này bộ kia bảo trợ. Để tự sướng chăng?
Người ta cho
rằng “nhạc sến“ uỷ mị. Thực chất mà nói rằng tình yêu thì đẹp nhưng con
người càng yêu nhiều càng yếu đuối nhiều, và nhạc sến cũng chỉ thể hiện
đúng tâm lý tình cảm ở mọi mặt một cách bộc trực và chân thật: “Hồn lỡ
sa vào đôi mắt em…“, hoặc “Hẹn chiều nay mà sao không thấy em…“, hoặc
“Năm 17 tuổi em đi lấy chồng…“, hoặc “Đôi khi trộm nhìn em, xem dung
nhan đó chứ bây giờ ra sao…
Và nhiều bài
hát còn thể hiện tính nhân văn trong đó như: “Tiền khô cháy túi có ai
hiểu cho…“ hoặc “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo
khó…“ hoặc “Đập vỡ cây đàn, giận đời, đập vỡ cây đàn...
Trong khi nhạc sến thánh thiện (chứ không phải vàng vọt). Một ví dụ: “Sến“ mà sang…
…thì ngược lại
có một dòng nhạc khác ma mị đang tìm cách luồn lách vào đời sống của thế
hệ trẻ, núp bóng dưới cái tên “Dân gian Đương đại“, còn được cả đài
truyền hình cấp nhà nước VTV3 pro cho chương trình biểu diễn. Từ bản
chất nó đã không đưa ra được một thông điệp văn hóa văn nghệ khả dĩ nào,
trái lại còn làm cho giới trẻ yếu bóng vía không những mất phương
hướng, bị trụy lạc, mà còn nuôi cấy sự ma mãnh và ác tính vào con người.
Và cũng thật khó hiểu khi
một số “người lớn“ có “số má“, là “cây đa, cây đề“ lại tỏ ra muốn giới
hạn món ăn tinh thần được ưa thích của ít nhất 70% công dân.
Và cuối cùng,
những ai thích “nhạc sến“ thiết nghĩ cứ mạnh dạn thích, không phải ngại
ngùng hay tự ti che giấu bởi nó không có ác tính. Cái “Đương đại“ kia
mới cần phải che mặt. Bótay.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét