Vì sao Thủ tướng Merkel ‘từ chối tiếp’ Thủ tướng Phúc tại G20?
Chỉ một tuần trước khi Hội nghị
G20 khai mạc tại Hamburg, Đức vào ngày 7/7/2017, tờ Thoibao.de, tạp chí của
cộng đồng người Việt tại CHLB Đức bất ngờ thông tin: Thủ tướng Đức Merkel đã quyết định từ chối tiếp ông Nguyễn
Xuân Phúc với ngôn ngữ ngoại giao là “bận”. Thay vào chỗ trống ấy, ông Phúc
được đẩy sang Tổng thống Frank-Walter Steimeier chỉ để tiếp xã giao. Ông Phúc cũng
có thể sẽ nhận được những câu hỏi khó trả lời, khi chính Tổng thống Đức vào
tháng Tư vừa qua đã trực tiếp trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán
Đức cho luật sư Nguyễn Văn Đài khi nhà hoạt động nhân quyền này đang ngồi trong
nhà tù ở Việt Nam.
Thông tin trên lại xuất hiện ngay sau vụ chính quyền Việt nam giáng án 10 năm vào Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh - một nhà hoạt động nhân quyền đã có nhiều bài viết và hành động ủng
hộ người dân các tỉnh miền Trung phản kháng nạn ô nhiễm môi trường do nhà máy
Formosa gây ra.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lại là một bà mẹ của hai con
còn nhỏ - một trường hợp mà các cơ quan pháp luạt Việt Nam sẽ được coi là nhân đạo chứ không
phải vô nhân đạo nếu không cố ép Quỳnh “đi không còn đường mà về”.
Vào nửa cuối tháng 5/2017, trước chuyến đi của Thủ
tướng Phúc sang Washington với mục đích ẩn ý “làm quen với Trump”, ngay trước
cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền Việt - Mỹ tại Hà Nội, ngôi nhà nhỏ số
24 Đặng Tất ở Nha Trang của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan - mẹ của Như Quỳnh – đã bất
thần bị hàng trăm công an và dân phòng bao vây vòng trong vòng ngoài.
Cảnh tượng đầy màu sắc khủng bố trên lại xảy ra hai
tháng sau khi đóa hoa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh
“Người phụ nữ can đảm quốc tế”.
Bộ Ngoại giao Đức đã lập tức ra thông cáo báo chí, dẫn lời bà
Bärbel Kofler, Đặc phái viên về nhân quyền của Chính phủ Đức “phản đối Việt Nam
bắt và tuyên án nặng một người phụ nữ chỉ vì họ biểu đạt ý kiến của mình về hiện
tình đất nước trên trang Blog cá nhân. Điều này đi ngược với các nguyên tắc
nhân quyền và vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế”.
Ngay sau bản án 10 năm đối với
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, dư luận quốc tế cùng Mỹ và phương Tây đã nổi giận thật
sự, đã phản ứng mạnh mẽ hơn hẳn nhiều vụ Việt Nam bắt người đấu tranh nhân
quyền trước đó. Sau giải “Người phụ nữ can đảm quốc tế”, vấn đề bây giờ không
chỉ là nhân quyền Việt Nam mà còn là thể diện của nước Mỹ.
Riêng tại Hoa Kỳ, giới lập pháp ở
đất nước này đã phải dùng cụm từ “vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đến mức báo
động”, và ngày càng nhiều nghị sĩ Mỹ lên tiếng ủng hộ đưa Việt Nam vào lại Danh
sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), cũng như Hoa
Kỳ cần nhanh chóng triển khai Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu để chế tài những
quan chức vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Giờ đây phía Mỹ và Tây Âu đang trở
nên khó nghĩ và khó khăn hơn nhiều khi phải tiếp những phái đoàn tự nguyện của
“đảng và nhà nước ta”. Cứ nhìn vào nhân quyền Việt Nam là thấy hết. Và chắc
chắn nhiều chính khách phương Tây rất muốn hỏi thẳng “kênh đảng” của ông Trọng,
ông Phúc, bà Ngân… rằng tại sao các ông bà lại để cho vi phạm nhân quyền đổ đốn
đến thế…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét