Tàu USS Stethem hôm 02/07/2017 áp
sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều
tuyên bố chủ quyền, khiến Bắc Kinh gọi đây là "khiêu khích quân sự".
Vậy thông điệp từ hoạt động của
tàu USS Stethem là gì và lịch sử tranh chấp tại vùng này có gì liên quan đến
hòn đảo nhỏ này?
BBC Tiếng Việt điểm qua năm vấn
đề căn bản:
1. Không công nhận đường cơ sở
quanh Hoàng Sa
Đài Fox News ở Hoa Kỳ nói đi vào
phạm vi 12 hải lý cách đảo Tri Tôn là thông điệp "Hoa Kỳ không công
nhận" chủ quyền của Trung Quốc tại đây.
Lucas Tomlinson trên trang Fox
News, kênh truyền hình "yêu thích" của Tổng thống Trump, trích dẫn
một quan chức quốc phòng Mỹ nói USS Stethem cũng "thách thức cả tuyên bố
chủ quyền của Việt Nam và Đài Loan" về đảo này.
"Phạm vi 12 dặm biển là
biên giới lãnh hải bao quanh mọi quốc gia có biển, và đi tàu vào bên trong phạm
vi này chính là cách gửi ra thông điệp Hoa Kỳ không công nhận tuyên bố chủ
quyền đó."
Cùng lúc, trang Independent ở Anh
trích lời bà Mira Rapp-Hooper, chuyên gia về Biển Đông tại Center for a New
American Security, nói:
"Khác với Trường Sa, nơi
Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo mấy năm qua, tại Hoàng Sa, nước này trên thực tế
đã kiểm soát toàn bộ từ 1974."
Bà giải thích mục đích của Hoa Kỳ
sử dụng quyền tự do hàng hải (freedom-of-navigation operation, gọi tắt là
FONOP) là nhằm thử thách "đường cơ sở bất hợp pháp của Trung Quốc quanh
vùng Hoàng Sa".
2. Trump bắt đầu nản về Trung Quốc
USS Stethem vào bên
trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn để gửi thông điệp tới TQ - Ảnh VCG/Getty
Images
Nhưng động thái mới nhất của Hải
quân Mỹ còn được thực hiện trong bối cảnh "có vẻ như chính quyền Trump hết
kiên nhẫn với Bắc Kinh về các công tác tiếp tục xây đắp quân sự ở Biển Nam
Trung Hoa", tác giả Tomlinson viết.
Bên cạnh đó, "Hoa Kỳ cũng thất
vọng rằng Bắc Kinh không kiềm chế được Bắc Hàn về chương trình nguyên tử và hỏa
tiễn".
Hôm 1/7, báo The Guardian ở Anh
cũng nhận định rằng "tuần trăng mật của hai ông Trump và Tập Cận Bình
đã chấm dứt".
Hoa Kỳ cố ý chọn ngày ông Tập
Cận Bình sang duyệt binh ở Hong Kong tuần qua để kêu gọi "thêm dân chủ
cho Hong Kong và rằng Trung Quốc phải tôn trọng các quyền tự do, gồm cả tự do
báo chí".
Tàu Mỹ áp sát đảo Tri Tôn
3. Vì sao Tri Tôn quan trọng?
Quần đảo Hoàng Sa (Paracel
Islands) gồm 130 đảo san hô, bãi đá và đá ngầm, cách miền Trung Việt Nam 250 hải
lý (400 km) về phía Đông và đảo Hải Nam của Trung Quốc 220 hải lý (350 km) về
phía Nam, theo Britannica.
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo,
là nhóm đảo Lưỡi Liềm ở phía Tây, và nhóm đảo An Vĩnh ở phía Đông.
Đảo Tri Tôn - có tên theo chiếc
tàu của Anh HMS Triton, nằm riêng lẻ ra về phía Nam và thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm.
Trung Quốc gọi đây là đảo Trung Kiến.
Khoảng cách từ Tri Tôn vào đảo Lý
Sơn của Việt Nam lại chỉ có 123 hải lý.
Bản đồ và tên gọi
nhiều đảo trong vùng Hoàng Sa từ một tài liệu tiếng Việt
Khoảng cách từ Tri Tôn đến mũi Ba
Làng An trên đất liền Việt Nam chỉ có 135 hải lý, gần hơn khoảng cách từ đảo
Hoàng Sa đến đảo Lăng Thuỷ thuộc Hải Nam của Trung Quốc (140 hải lý).
Cũng vì vị trí nằm ngoài hẳn nhóm
đảo chính, Tri Tôn có ý nghĩa phòng thủ, chặn lối vào các đảo còn lại.
Trước lần vào gần đảo Tri Tôn hôm
đầu tháng 7 mới đây, một chiến hạm của Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2016 cũng đi
vào gần đảo này.
Để thách thức chủ quyền của bất cứ
nước nào đang kiểm soát Hoàng Sa, Hoa Kỳ không cần phải vào sâu trong nhóm đảo
An Vĩnh và Lưỡi Liềm mà chỉ cần đến gần đảo Tri Tôn là đủ.
4. Lịch sử chủ quyền và quyền kiểm
soát
Năm 1932, Pháp tuyên bố đưa quần
đảo Hoàng Sa vào thuộc Liên bang Đông Dương và lập một trạm khí tượng tại
đây.
Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương
Pierre Pasquier ra Nghị định đặt Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và Hoàng Sa tách khỏi
tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào Thừa Thiên.
Trong Thế Chiến 2, Nhật Bản chiếm
một số đảo nhưng rút đi để rồi đến năm 1951 tuyên bố từ bỏ chủ quyền tại đây.
Năm 1947, quân đội Trung Hoa Dân
quốc chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo lớn nhất trong nhóm An Vĩnh (phía
Đông).
Cùng thời gian, trên đảo Hoàng Sa
(Prattle Island), là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (phía Tây), người
Pháp vẫn vận hành trạm khí tượng và sau đó, Quốc gia Việt Nam tiếp tục công
tác này.
Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp
đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng năm
1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng,
đài vô tuyến.
Sau năm 1954, khi Hiệp định
Geneva chia đôi Việt Nam (tạm thời), con số quốc gia tuyên bố chủ quyền tăng
lên gấp đôi.
Sau khi tiếp quản từ Trung Hoa
Dân quốc, Trung Quốc cộng sản và Việt Nam Cộng hòa là hai nước kiểm soát
trên thực tế một số đảo, bên giữ nhóm đảo phía Đông, và bên giữ nhóm phía Tây.
Nhưng hai nước khác cũng nói họ
là bên tiếp nhận chủ quyền đã nêu.
Trong trường hợp Đài Loan thì họ
vẫn tiếp tục coi mình là Trung Hoa Dân quốc cùng mọi chủ quyền tại quần đảo này
trước khi mất về tay Bắc Kinh.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng
nói họ mới là bên có chủ quyền chính đáng từ tất cả những gì người Pháp trao trả
lại.
5. Khai thác dầu khí và căn
nguyên xung đột
Theo Bách khoa Toàn thư Anh, xung
đột ở Biển Đông bùng lên năm 1974 sau khi Việt Nam Cộng hòa bắt đầu ký các hợp
đồng khai thác dầu khí với công ty nước ngoài, khiến Trung Quốc có phản ứng.
Trung Quốc đã tấn công các đảo ở
Quần đảo Hoàng Sa bằng không quân và hải quân, chiếm trạm khí tượng (trên đảo
Phú Lâm), và kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa từ đó.
Nhưng kể từ đó đến nay, chủ quyền
các hòn đảo ở đây vẫn là cốt lõi của tranh chấp, theo Britannica.
Các vấn đề lại bùng nổ năm 2014
khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc được kéo xuống khu vực gần Quần đảo Hoàng
Sa, khiến Việt Nam phải đối.
Tin tức về một giàn khoan khác
mà Trung Quốc đưa ra Biển Đông gần đây dù không được nước này xác nhận, đang
tiếp tục làm nóng lên bầu không khí xung quanh các vùng đảo ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét