Blogger Mẹ Nấm -
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị xử 10 năm tù tại phiên tòa sơ thẩm hôm 29/6/2017 tại
Tòa án Khánh Hòa. Bản quyền hình ảnh FB Mẹ Nấm
Sự kiện bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
tức blogger Mẹ Nấm, nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự Việt Nam, bị Tòa
án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xử phạt mười năm trong phiên sơ thẩm hôm 29/6/2017
tù vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' được cho là đáng chú ý nhất không chỉ
trong tháng Sáu mà còn là của cả năm tính từ đầu năm tới nay, theo các khách mời
của Bàn tròn thứ Năm.
Chia sẻ cùng Tọa đàm của BBC Việt
ngữ với chủ đề điểm các sự kiện đáng lưu ý nhất trong tháng Sáu và từ đầu năm
2017 tới nay, nhà báo Mặc Lâm, nguyên Tổng Biên tập RFA Việt ngữ nói:
"Theo tôi sự chờ đợi của người
dân Việt, đặc biệt là những người tâm tới vấn đề nhân quyền của Việt Nam thì sự
kiện nhà cầm quyền Việt Nam xử Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án mười
năm là sự kiện đáng chú ý nhất.
"Vì nó nói lên được quan điểm
chính trị của Việt Nam, cũng như nói lên được sự bất cập mà Việt Nam đã và đang
áp dụng cho những người có những cuộc đấu tranh ôn hòa, những tư tưởng của họ
cũng như chính kiến của họ không hề làm giảm giá trị của Việt Nam, mà nếu người
dân Việt Nam đưa ra những quyền đó.
"Nhưng chính quyền Việt Nam
đã không chấp nhận và bản án mười năm là sự kiện đáng chú ý nhất mặc dù xung
quanh đó còn có những sự kiện khác," nhà báo Mặc Lâm nói với Bàn tròn thứ
Năm từ Chicago, Hoa Kỳ.
Từ Warsaw, Balan, nhà báo Mạc Việt
Hồng, Tổng biên tập Đàn Chim Việt online cho rằng bản án mà Tòa án tuyên với Mẹ
Nấm là 'rất nặng nề' và 'không ngờ', bà nói:
"Tôi cho rằng đấy là một bản
ấn rất nặng nề, mà nó không chỉ là sự kiện đáng chú ý nhất của tháng Sáu... mà
có thể là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm nay.
"Tôi cũng vừa có bình luận rất
bức xúc trên Facebook, bởi vì cá nhân tôi không mấy lạc quan về chính quyền Cộng
sản, nhưng tôi cũng không ngờ là nhà cầm quyền vừa tuyên một bản án mà nó quá nặng
nề như vậy."
Từ Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức,
nhà báo Lương Đình Cường, Tổng biên tập báo mạng nguoiviet.de nói với Bàn tròn
ông tin rằng bản án này có thể 'gây phẫn uất' trong công luận nhiều hơn là làm
được việc răn đe, ông nói:
"Cá nhân tôi thấy rằng bản
án này cũng nặng đối với một người đấu tranh vì nhân quyền mà bất bạo động, tôi
thấy rằng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục dùng những bản án quá nặng như
thế này đối với những người đấu tranh dân chủ thì tác dụng răn đe có ít mà làm
cho người ta phẫn uất lại nhiều hơn.
"Tôi cho rằng đó không phải
là con đường tốt nhất, mà như một cuộc nói chuyện lần trước mà tôi cũng được
tham gia với các đồng nghiệp khác mà BBC chủ trì, tôi đã nói rằng thời điểm này
xu hướng đối thoại nên được ưu tiên để phát triển, chứ không phải bằng đàn áp
và trấn áp. Tôi rất là buồn với một bản án quá nặng mà chúng ta vừa mới chứng
kiến."
Cuộc gặp Trump - Phúc và nhân quyền
Kết nối các sự kiện từ cuộc gặp
giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
trong quan hệ Mỹ - Việt gần đây với thực thi đạo luật về nhân quyền Magnitsky
toàn cầu của nước Mỹ liên quan tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhà báo Mặc
Lâm bình luận với BBC:
"Về chuyến đi của Thủ tướng
Phúc qua Mỹ, tôi nghĩ có một sự trao đổi giữa hai chính phủ và đặc biệt chúng
ta thấy chính phủ của Tổng thống Donald Trump không quan tâm mấy đến vấn đề
nhân quyền. Đó là sự thật.
"Và chúng ta cũng thấy rằng
sau khi ông Phúc về thì mọi chuyện xảy ra khác hẳn trước đây và người ta đã xâu
chuỗi các sự kiện đó và cho rằng Hoa Kỳ đã bằng cách nào đó cho Việt Nam thấy rằng
vấn đề nhân quyền không còn nặng như những đời tổng thống trước nữa.
"Và những vấn đề khác được đặt
ra, vấn đề kinh tế, vấn đề thương mại nặng hơn và nó có vẻ quan trọng hơn đối với
Tổng thống mới của Hoa Kỳ là ông Donald Trump... Có nhiều vấn đề khác xảy ra
làm cho chúng ta không xác định được đâu là quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ vì
chính phủ Hoa Kỳ... là người đã phát một bằng khen (giải thưởng) cho Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh trư khi vụ án xảy ra.
"Và tôi không nghĩ đó là một
điều làm cho có lệ mà đó là Tổng thống Trump vẫn theo đuổi vấn đề nhân quyền của
toàn thế giới chứ không chỉ Việt Nam, tùy rằng nó yếu thế một chút xíu so với những
đời tổng thống trước, nhưng không hẳn Hoa Kỳ đã bỏ vấn đề nhân quyền ra một
bên. Và vì vậy khi chúng ta nói là Tổng thống Trump đã đạt được một thỏa thuận
nào đó với ông Phúc, thì có vẻ chưa có bằng chứng xác thực nào..."
Đề cập một khía cạnh khác về nhân
quyền mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong các nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama,
nhà báo Mặc Lâm nói thêm:
"Hoa Kỳ trong thời của Tổng
thống Obama đã ký một đạo luật rất quan trọng, đó là đạo Luật Chịu trách nhiệm
về nhân quyền Magnitsky toàn cầu, đạo luật này áp dụng cho tất cả mọi người chứ
không riêng gì Việt Nam, đối với chính phủ, tập thể hay là bất cứ một người nào
chà đạp nhân quyền ở quốc gia của mình, hay là có những hành động làm phương hại
đến người khác qua quyền lực riêng của mình thì sẽ bị cấm tài khoản vào Hoa Kỳ,
những tài khoản mà họ có tại nước Mỹ sẽ bị cô lập và sẽ bị đóng băng.
"Đó là những hình thức mà
Hoa Kỳ đã áp dụng cho Nga mà cái tên Magnitsky đã nói rõ vấn đề này vì ông
Magnitsky là một nạn nhân khi tố cáo chính quyền Nga đã có những vụ án tham
nhũng, thì ông là một luật sư đã bị bắt giam một năm và sau đó bị chết trong
tù. Đạo luật này đã bị Nga phản đối rất mạnh, nhưng Hoa Kỳ vẫn đem 18 người có
liên quan đạo luật này để áp dụng một cách triệt để."
Liên hệ với vụ án blogger Mẹ Nấm
- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà báo Mặc Lâm nói tiếp: "Sau khi vụ án Như Quỳnh
xảy ra, có rất nhiều người mong mỏi đạo luật này áp dụng cho Việt Nam, nhưng
tôi nghĩ rằng đó là một điều có thể rất khó hoặc là nói đúng hơn là bất khả
thi."
Và ông đưa ra giải thích:
"Vì những người đã kết án
Như Quỳnh, họ là những người cấp rất nhỏ, không đáng gì mà để mà chính phủ Hoa
Kỳ phải làm một cuộc triệt hạ họ bằng cách như vậy, thứ hai họ sẽ không có cơ hội
để vào Hoa Kỳ, hay là vào ngay trên vấn đề du lịch chăng nữa. Họ cũng không thiết
tha gì lắm.
"Thứ ba, tài sản của họ
không có tại Hoa Kỳ thì làm sao mà đóng băng, cũng như trừng phạt họ, cho nên đạo
luật tuy rằng rất động viên tinh thần của những người tranh đấu cho dân chủ,
nhân quyền trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam, nhưng mà xem ra áp dụng
cho từng trường hợp một rất yếu ớt, không có đủ sức mạnh để tiêu diệt ý chí (của
những ai) đem sức mạnh của mình ra đàn áp người khác, triệt hạ người
khác," nhà báo Mặc Lâm nói với BBC.
Từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân
đưa ra bình luận với Bàn tròn về quan hệ Mỹ - Việt và nhân quyền nhân vụ xử Mẹ
Nấm, ông nói:
"Có một điều tra viên cũng
đã từng nói với mẹ Nấm rằng bây giờ ông Trump lên làm Tổng thống, ông không
quan tâm những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nói thế để mà từ bỏ.
"Nhưng mà chính Mẹ Nấm trước
lời cuối cùng tại Tòa mà theo như Luật sư Lê Luân nói là Mẹ Nấm đã khẳng định lại
lần nữa tức là 'nếu được làm lại từ đầu thì tôi vẫn sẽ cứ làm lại như thế' chứ
không phải 'phụ thuộc vào chuyện can thiệp của nước ngoài, hay là chuyện này mạnh
hay yếu mà mình mạnh thì tiến lên, yếu thì từ bỏ.
"Hay ngay cả chuyện Giáo sư
Phạm Minh Hoàng buộc phải ra đi, để qua đó ta thấy rằng câu chuyện tại Việt Nam
phải do chính con người Việt Nam và bằng con người Việt Nam ngay tại đây phải
làm việc này.
"Như chúng ta thấy rất rõ và
ngay chính bây giờ cũng có những bản án được tuyên bố như thế và có những điều
rất khốc liệt, đàn áp rồi đe dọa, như cá nhân tôi đây và nhiều người khác cũng
bị, nhưng chắc chắn rồi lòng yêu nước vẫn thúc giục họ và những bức xúc trong
thực tại luôn luôn kích thích, luôn thức tỉnh con người ta, rồi dựa vào truyền
thông nữa.
"Tôi nghĩ nó rất là phát triển,
ngay thời điểm chúng ta đang nói chuyện ở đây thì hàng ngàn người vẫn đang tiếp
tục ở Formosa, đang đứng lên và đặc biệt rất nhiều trẻ em, người ta nói về chuyện
Formosa phải đóng cửa và biển phải sống.
"Thì đó là một đòi hỏi rất
lâu dài, đòi hỏi mạnh mẽ và đòi hỏi ngay tại lớp trẻ ý thức được như vậy, tôi
chỉ muốn khẳng định lại là dù Magnitsky hay là dù ông Trump hay là ai đó nữa có
áp dụng hay là ở hải ngoại, thì tính (chất) đó vẫn là thứ yếu, còn câu chuyện
giải quyết bài toán Việt Nam là phải do người Việt Nam và thực sự đang trở nên
mạnh mẽ vì người dân càng ngày càng ý thức được quyền lợi của họ.
"Càng ngày người dân càng được
nhiều thông tin và càng ngày những bức xúc của xã hội càng đẩy cho người dân phải
đi đến chuyện buộc phải thức tỉnh chứ không thể để chấp nhận mãi một điều kiện
xã hội như thế này được," Luật sư Lê Quốc Quân nói với BBC từ Hà Nội.
Luật Magnitsky chưa
bao giờ thấy bị Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phản bác, theo Tiến sỹ Phạm Chí
Dũng từ Sài Gòn. Bản quyền hình ảnh FB Phạm
Chí Dũng
Từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí
Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam chia sẻ góc nhìn của 'người trong
nước' về nhân quyền dưới thời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và đạo luật
Magnitsky, ông nói:
"Ông Trump trong cách nhìn của
ông về luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, có thể nói là ông ít khi nhắc tới luật
này, nhưng đặc biệt chưa bao giờ tôi thấy ông phản bác luật này, khác với dự luật
về ý tế của Obama hay là các luật khác của Obama thì Trump bác thẳng.
"Còn riêng Magnitsky toàn cầu
thì Tổng thống Trump chưa bao giờ phản bác và tôi nghe thông tin là ông để cho
Bộ Tư pháp lẫn Quốc hội Mỹ hành sự, đó là một vấn đề mà tôi quan sát và tôi rút
ra tạm thời kết luận sơ bộ như vậy.
"Và tôi cho dù sao đó cũng
là một thuận lợi và nó sẽ thúc đẩy tiếp tiến trình của Magnitsky, chứ không phải
là ngưng lại. Vấn đề thứ hai đối với quốc tế, ông Mặc Lâm có cho rằng luật
Magnitsky đối với Việt Nam chỉ ảnh hưởng đến những quan chức thấp và do đó
không đáng... Hay là những quan chức đó họ không có tài sản, không có nhu cầu
đi Mỹ.
"Theo tôi thì không hẳn, vì
chúng ta nhìn lại, kinh nghiệm Magnitsky chế tài đối với quan chức của Nga, cho
tới nay đã chế tài con số theo tôi nhớ là hơn hai chục người rồi, hơn 20 người
mà là quan chức cấp cao, quan chức cấp Bộ trưởng hay Phó Văn phòng Chính phủ,
Phó Văn phòng Tổng thống, như vậy là cấp Bộ trưởng, chứ không phải là cấp nhỏ
là cấp trưởng phòng, phó phòng."
"Như vậy thì tại sao
Magnitsky có thể chế tài được quan chức Nga? Tại vì họ có bằng chứng, mà làm
sao để cho ra bằng chứng? Thì có một số cách để có bằng chứng, tôi nói cái cách
mà Ủy ban Cứu trợ người vượt biển của ông Nguyễn Đình Thắng đang làm, tôi cho
đó là một trong những cách hay...
"Ví dụ như xử Mẹ Nấm thì tất
nhiên chỉ Tòa Nha Trang và Khánh Hòa tuyên án thôi, nhưng cấp trên của Tòa
Khánh Hòa lài ai? Tòa án Nhân dân tối cao. Ví dụ như là có những đơn thư của
gia đình đặt vấn đề khiếu nại với Tòa án Nhân dân Tối cao mà Tòa án Nhân dân Tối
cao không trả lời, thì lúc đó chính là người phụ trách Tòa này sẽ phải chịu
trách nhiêm, và sẽ có thể còn cao hơn nữa.
Có nhiều câu hỏi đặt
ra về mức độ chú ý tới nhân quyền giữa ông Chủ nhà Trắng hiện nay, Tổng thống
Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama. Getty Images
"Thì tôi cho rằng đó là một
số kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được từ việc chế tài đối với một số quan chức
cao cấp của Nga," Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nêu quan điểm riêng với Bàn tròn
thứ Năm của BBC hôm 29/6.
Được biết, vào cuối tháng
12/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký luật mở rộng chế tài với các cá
nhân vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhà Trắng
cho hay cuối tuần trước ông Obama đã ký thành luật dự luật S. 2943, tức Luật
Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).
Trong luật này có điều luật Chịu
trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định
chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.
Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng
vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh hoặc đóng băng tài
sản. Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ
và một số tội danh khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét