Đạo đức không chỉ đơn giản là loại
bỏ cái ác, cái xấu và phơi bày nó ra ánh sáng, nếu chỉ đơn giản như vậy, e rằng
không có công lý nào được thực thi. Bởi trong cái vô lý của đạo đức, sự im lặng,
sự kín tiếng để tìm ra phương cách giải quyết tốt đẹp, khả dĩ cho bài toán cân
bằng đạo đức xã hội, tạo ra mối tương cảm trong xã hội loài người, tránh tình
trạng đấu tố vô tội vạ vẫn là thành trì để giữ cân bằng xã hội. Một khi sự im lặng
bị phá vỡ và thay thế vào đó là một hình thức đấu tố trá hình, điều đó cũng giống
như thành trì cuối cùng của đạo đức đã bị đập nát.
Không phải vô cớ mà Phật Giáo có
giai thoại Niêm Hoa Vi Tiếu và trong lịch sử Phật Giáo có những Thiền sư từng
là tướng cướp, kẻ giết người nhưng sau một lần đốn ngộ, ông ta rũ bỏ bụi bặm và
đắc đạo. Cũng không phải vô cớ mà người Công Giáo có lễ xưng tội. Bởi nếu không
có sự im lặng, đồng cảm, phân tích và chuyển hóa của Cha Xứ, chắc chắn có rất
nhiều tội lỗi bị phơi bày ra trước ánh sáng và một khi xã hội hay tôn giáo chì
phơi bày toàn những tội lỗi con người, lúc ấy, cuộc tranh đấu để sống còn với
tiền sử tội lỗi sẽ làm cho thế giới này đảo điên. Và tôn giáo cũng chẳng còn ý
nghĩa gì.
Pháp luật cũng vậy, ở một nghĩa
nào đó, Pháp Luật là tôn giáo của Công Lý, và nó cũng có những phép bí tích
riêng để người pháp tội đi nhanh đến cải hóa, tiến thẳng đến ăn năn và hối cải
thông qua đạo đức, sự kín tiếng cũng như sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ và
che chở, bảo vệ của luật sư. Và với sứ mệnh bằng mọi giá, phải khế hợp giữa đạo
đức, lương tri nghề nghiệp và sự công tâm để điều nghiên, tìm cách kéo thân chủ
ra khỏi tội lỗi bản thân cũng như hình phạt ở pháp đình, luật sư bắt buộc phải
có sự im lặng, phải cói bí mật riêng và bí mật này chỉ có họ với thân chủ nắm
được. Bí mật nhày được bảo toàn trên tinh thần cộng hưởng giữa lương tri, công
tâm và đạo đức. Điều này chứng minh rất rõ ràng là chưa có bất kì một luật sư
nào có thể cãi trắng thành đen cho tội giết người hay hiếp dâm mà họ chỉ đủ khả
năng làm giảm nhẹ bớt hình phạt.
Bởi lẽ, trong hệ thống pháp lý,
không chỉ tồn tại riêng luật sư, mà đó là tòa án, viện công tố (Việt Nam gọi là
viện kiểm sát), cảnh sát (công an ở Việt Nam) và hệ thống điều tra đặc biệt gồm
cả hệ thống dân sự, quân sự và những hệ thống riêng lẻ của tư nhân như thám tử,
điệp báo… Tất cả hệ thống điều tra, công tố này đều có trách nhiệm điều tra,
truy tố tội nhân ra pháp đình. Và lúc này, tòa án đóng vai trò cân đo đong đếm
tội trạng để có biện pháp chế tài hợp lý. Luật sư, trong bất kì vụ án nào cũng
phải đứng đúng vai trò luật sư, đó là bảo vệ thân chủ. Hiểu cặn kẽ mọi tội lỗi
của thân chủ để tìm ra phương cách tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ của họ được
giảm nhẹ hình phạt (chứ không phải giảm nhẹ tội) và chịu một hình phạt khác có
thể bằng tài sản kèm với lời xin lỗi cũng như sự ăn năn, hối cãi thực sự.
Và với sứ mệnh này, luật sư buộc
phải tuyệt đối giữ bí mật mọi tội lỗi của thân chủ, bởi phần phanh phui tội lỗi
không phải là sứ mệnh của họ mà là của viện công tố, của cơ quan điều tra. Cấu
trúc của một phiên tòa nếu không giữ đúng vị trí và sứ mệnh của từng bộ phận,
công tố viên nhảy lên luận tội luật sư (vì không đấu tố thân chủ) hoặc luật sư
nhảy sang vị trí công tố viên, kê khai tội của thân chủ… Thì e rằng công lý đã
bị méo mó đến mức khó tả!
Và một khi luật sư được quyền tố
cáo tội lỗi của thân chủ, hành vi tố cáo này được xem như một chuẩn mực đạo đức
xã hội thì chắc chắn xã hội đó đang rơi vào tao loạn bởi giới trí thức, mà cụ
thể ở đây là luật sư có thể biến hình thành kẻ tống tiền hợp pháp bất kì giờ
nào. Thử đặt một bài toán có một bị cáo từng phạm tội, từng bày tỏ với luật sư,
kể tất cả để luật sư này chia sẻ, thấu hiểu và tìm phương cách bảo vệ. Mọi chuyện
tưởng chừng là êm xuôi, ai dè sau đó vài năm, luật sư này quay trở lại và cho
thân chủ của họ hai lựa chọn: “Hoặc là anh phải trả tôi tiền để tôi khỏi tố cáo
anh? Hoặc là tôi sẽ mang tất cả hồ sơ và bằng chứng phạm tội của anh trước đây
ra trước đây ra tòa, bởi tôi có cái quyền và trách nhiệm này?”. Câu chuyện sẽ
trở nên rối rắm vô cùng và xã hội bị đảo lộn bởi đạo đức luật sư không còn, niềm
tin của thân chủ đối với luật sư cũng không còn. Niềm tin vào công lý cũng như
sức mạnh che chở của công lý hoàn toàn mất đi.
Nhưng tại sao bà Nguyễn Thị Kim
Ngân lại muốn luật sư phải tố cáo thân chủ? Và tại sao cho đến giờ phút này, Luật
sư đoàn Việt Nam chưa có bất kì ý kiến nào phản ánh quan điểm của họ?
Vấn đề thứ nhất, không phải riêng
bà Kim Ngân muốn luật sư phải tố tội thân chủ mà có vẻ như bà này chỉ làm theo
chỉ định của cấp trên, cụ thể là trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi không
có cách nào để dễ cai trị hơn khi hệ thống pháp lý bị phá vỡ, cán cân công lý bị
bẻ gãy, xã hội trở thành một mớ hổ lốn và niềm tin hoàn toàn bị mất đi. Lúc đó,
chính sách công an trị và sức mạnh của đảng sẽ phục hồi tốt nhất. Bởi một khi
công lý bị đổ vỡ, còn sức mạnh nào để dựa dẫm ngoài sức mạnh đảng trị?! Người
ta buộc phải thay thế Công Lý bằng Đảng Tính.
Có thể nói đây là kế hoạch lâu
dài của đảng Cộng sản và nó hình thành với mục đích rõ ràng, biến xã hội thành
một cõi hỗn mang đầy tính đấu tố. Và lần này, luật sư bị biến thành những con tốt
trong cuộc cờ đấu tố, được gắn cho cái nhãn mác đạo đức xã hội chủ nghĩa thông
qua hành vi đấu tố. Và cũng là cách mà đảng đã mang lại cho luật sư một cái lộc
lớn để họ có thêm cái quyền thương thuyết với thân chủ để lấy tiền, thậm chí tống
tiền thân chủ của họ.
Ở khía cạnh khác, có thể, những
luật sư tôn trọng công lý, sống hết mình với nghề, với lý tưởng đã có những phản
ứng nhất định của họ nhưng chưa công khai phản ứng. Ngược lại, có thể có không
ít luật sư thuộc nhóm xôi thịt đã nhận ra cái lợi về vật chất của họ trong đề
xuất của bà Ngân và họ đang củng cố lại toàn bộ hồ sơ các thân chủ để chuẩn bị
cho một cuộc thương thuyết, đổi chác với các thân chủ cũ thông qua điều luật mới?!
Chuyện gì cũng có thể xảy ra trên
đất nước này! Và nếu may mắn, thì công lý sẽ tồn tại, nếu không may mắn, một
đám xôi thịt mượn danh công lý sẽ ra đời, xã hội sẽ đảo lộn bởi thành trì đạo đức
cuối cùng bị đánh phá!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét