Ảnh: FB Khac Hoa La
Trả - vứt thẻ nhà báo 6 năm rồi.
Nhưng năm nào, cứ dịp 21/6 vẫn lại ngập hoa và những tin nhắn chúc mừng. Cả rượu
nữa.
Có năm, bạn đọc không quen từ Sài
Gòn đóng thùng gửi ra cả... vali rượu.
Lần đầu tiên, 21/6 năm nay (2017)
không ai gửi hoa, cũng chẳng chai rượu nào. Cả con gái, và... những người thân
nhất cũng không một dòng tin chúc.
Thoảng buồn. Đó là tâm trạng thật.
Nhưng, trong đáy cốc cô độc ấy là
một sự khác biệt... vui.
Tôi tự mừng tôi vì điều đó.
Nhà báo ư? Tôi không là họ, không
đứng chung cùng họ. Ngược lại, tởm lợm và gớm kinh thay khi thấy còn đấy quá nhiều
những đứa bạn thân, rất thân, vẫn hả hê, tí tởn mửa nôn trên những vòng hoa
chúc tụng ngày này.
Lịch sử, chưa bao giờ cái danh
nhà báo rẻ rúng và... gớm kinh đến vậy!
(Xin lỗi những người bạn quí mến.
Dù sao, vẫn cứ phải nói ra điều này).
23 giờ 33 phút 21/6/2017, sân bay
Nội Bài, Hà Nội
Trương Duy Nhất
Làm báo bây giờ thật khó. Những
tin thế này ngày trước xôn xao cả nước, giờ chẳng mấy ai quan tâm. Tin tham
nhũng nghìn tỉ là chuyện nhỏ. Cả họ làm quan chỉ là chuyện tiếu lâm. Tin các
quan cách mạng hủ hoá, hiếp dâm, loạn luân, đánh nhau, ăn cắp vặt, thậm chí bắn
chết nhau cũng không làm dân chúng xôn xao nữa. Vậy báo chí cách mạng làm gì?
Thôi thì nghe theo Lỗ Tấn, cách mẹ cái mạng cho xong, về nghỉ hưu ôm đít vợ là
khoẻ nhất.
Nguyễn Quang Lập
Làm báo là một nghề "vui ít
buồn nhiều”! Bởi vậy, bạn đọc cũng không ngạc nhiên, khi thấy trên blog của nhà
báo Kim Dung/Kỳ Duyên tự sự… đúng ngày nhà báo với câu thơ:
“Khi đau thơ chẳng thành thơ
Khi buồn nghiệp báo cũng …trơ nỗi
buồn”
Chia sẻ, đồng cảm với nhà báo
luôn đau đáu về vận nước, phải chắt lọc từng con chữ để nói lên ý chí, nguyện vọng
của người dân và thổi hồn của cuộc sống vào từng bài báo để được bạn đọc quan
tâm đón đọc nhưng nhiều khi không thể vượt được “vòng kim cô”. Tôi xin viết tiếp
câu thơ trên:
" Khi đau thơ chẳng thành
thơ
Khi buồn nghiệp báo cũng …trơ nỗi
buồn
THƠ là vợ, NGHIỆP là con
Thiếu hai thứ ấy hỏi còn gì
không?”
Tôi nhớ có lần anh bạn đồng nghiệp
chuyên gia thủy lợi “Nat” viết email bảo rằng ”Phải có duyên lắm mới gặp được Kỳ
Duyên” ấy thế mà tôi lại bị “quê độ” về cái duyên này. Chuyện là như sau: Cách
đây khoảng chục năm, khi nghe tin tôi ra Hà Nội dự hội thảo, GS Chu Hảo (nguyên
Thứ trưởng Bộ KHCN) tổ chức cuộc gặp mặt khoảng hơn chục người để trò chuyện với
Tô Văn Trường người ở trong Nam, quê đất bắc. Mải mê “tán dóc” với những người
xung quanh như GS Chu Hảo, đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy nổi tiếng với các bộ
phim (Hà Nội trong mắt ai, chuyện tử tế…), Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nhà thơ
Trần Nhương, TS Vũ Duy Phú, TS Nguyễn Xuân Diện, Anh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm),
v.v… tôi lơ đễnh không hề biết có cả nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên rụt rè ngồi ở
phía sau.
Sau đó, có lần được KD tường thuật
lại buổi gặp nói trên, tôi chỉ biết cười trừ… Rồi anh em thân nhau từ lúc nào,
và thỉnh thoảng nhóm “ngự lâm quân Bangkok” của chúng tôi như các bạn Phạm
Quang Khải, Nguyễn Nhân Quảng, Trần Văn Phúc, Ngô Kim Bảo, v.v… gặp mặt, thế
nào cũng có KD tham gia như một thành viên. Lúc chuyện bạn bè thời sinh viên,
lúc trầm tư việc đất nước, lúc hát hò hoặc
toàn chuyện quậy phá thuở thiếu thời nghịch ngợm, cười nghiêng ngả cả nhóm…
Gs Nguyễn Ngọc Kính và nhiều bạn
đọc có chung nhận xét KD viết rất sắc sảo, nhất là lời bình trên blog rất đắt
giá, đáo để… nhưng không hề biết rằng người phụ nữ hay viết, hay cười này cũng
có những lúc rất “tâm tư”! Bất cứ ai tiếp xúc với KD cũng thấy nhà báo hay cười
vì chắc thấm nhuần nguyên tắc sống, đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười.
Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Nhưng thực tế,
cũng éo le, đã 03 lần tôi nghe tiếng khóc… tức tưởi, ấm ức của KD qua điện thoại,
đã đúc kết thành vần thơ “Khi buồn nghiệp báo…cũng trơ nỗi buồn”.
Báo giới luôn là một tiếng nói
quan trọng (quyền lực thứ tư). Trong môi trường chính trị “đặc thù” của nước ta
hiện nay, khi mức độ dân chủ còn rất thấp, các tiếng nói “đối lập” bị vùi dập,
ngăn chặn, xã hội dân sự còn bị kiểm duyệt thì tiếng nói của các nhà báo, chủ yếu
là báo chính thống càng quan trọng và gần như là nguồn phản biện quan trọng nhất
vì người dân, vì đất nước.
Ngoài số đông nhà báo cam chịu,
viết theo kiểu “minh họa”, nặng lời thì gọi là “bút nô”, vẫn có nhiều cây viết
can đảm vượt qua “vòng kim cô” hoặc nỗi sợ hãi của chính mình thể hiện được
chính kiến, bản lĩnh của mình, tầm nhìn cũng như tâm huyết của người viết trong
khi vẫn đủ khôn ngoan để vượt qua vòng kiểm duyệt. Tuy các giới chức hay tặng
“rượu phạt” là chính cho những cây viết can trường như vậy nhưng đa số độc giả
rất hoan nghênh và ủng hộ (âm thầm hoặc công khai qua các comments) – “được lời
như cởi tấm lòng”.
Dù nói ra hay không thì mọi người
đều hiểu được việc làm của các nhà báo chân chính, trong đó có Kim Dung/Kỳ
Duyên là không đơn giản – phải vượt qua bao nhiêu rào cản từ chuyện “cơm áo không đùa với khách thơ” đến
chuyên môn – quá trình thu thập tư liệu, viết bài, kiểm duyệt nội bộ, kiểm duyệt
của các cơ quan quyền lực. Con người không phải gỗ đá nên đó hẳn là một quá
trình đầy chông gai, thách thức. Bài viết hết tầm, nhiều khi dễ đụng chạm và bị
chỉnh sửa, cắt gọt không theo ý ban đầu của người viết. Sửa nhiều quá thì cái hồn
của bài viết cũng không còn.
Song điều có thể an ủi là nếu
không có các nhà báo thì ai sẽ cung cấp sự thật và thức tỉnh lương tri của một
xã hội đang quay cuồng trong vỏng xoáy theo sức hút của vật chất, chức vị, buôn
thần bán thánh… Chắc chắn có một bộ phận không nhỏ độc giả rất quan tâm và hấp
thụ được tinh thần yêu sự thật và tấm lòng vì đất nước của các bài viết tốt.
“Chén rượu thưởng” dành cho các nhà báo dám dấn thân vì đất nước và dân tộc chắc
chắn đến từ người dân. Nhận thức xã hội cũng đã và đang âm thầm thay đổi và lớn
lên. Các bài viết tốt của các nhà báo đã đóng góp hiệu quả vào quá trình đó.
Vậy nên Kim Dung/Kỳ Duyên và các
cây viết cùng chiến tuyến với KD đừng nên buồn trong ngày nhà báo Việt Nam. Các
bạn là nhà báo thứ thiệt, những người
góp phần giữ hồn cho nước, và giữ lương tri cho xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét