Điều tôi thấy xấu hổ và tủi thẹn là khi đọc những dòng viết, sự lên
tiếng phân tích và phản đối của một người Nhật Bản về vấn đề buộc luật
sư tố giác thân chủ của mình tại Điều 19 khoản 3 Dự thảo BLHS 2015 mà nó
đang gây choáng váng không chỉ cho những người hành nghề yêu nghề trong
nước mà còn gây ra sự bàng hoàng cho cả những chuyên gia quốc tế nữa.
Tôi thấy tủi hổ vì một người của quốc gia khác đã lên tiếng liên tiếp trước sự phi lý của một điều luật của một đất nước khác. Và anh ấy cho rằng, đừng phân biệt anh ấy là người Nhật Bản hay người Việt Nam, mà là vì anh ấy chỉ lên tiếng bởi đó là quyền con người cần được bảo vệ. Đó là những lời nói càng khiến tôi thấy xấu hổ vô vàn, và tôi hiểu vì sao đất nước họ trở thành cường quốc thế giới, tại sao đất nước Nhật lại mỗi người dân Nhật là một "quốc dân Nhật". Vì đi đâu, ở đâu và với ai, họ cũng biết hành động để bảo vệ những giá trị của và thuộc về con người.
Tôi tủi thẹn vì ngay cả những người Việt Nam, những người hành nghề luật là người Việt Nam, cũng tỏ ra thờ ơ và không mấy mảy may hay băn khoăn gì đối với điều khoản này trong BLHS mà sắp được bấm bút thông qua vào 20/06/2017 tới đây.
Tôi tủi thẹn vì thấy một người Nhật lại lên tiếng và bằng sự hiểu biết, bằng tấm lòng của mình, không chỉ với điều luật nhỏ mọn đó, mà là lên tiếng bảo vệ công lý, lẽ quân bình và quyền con người khi thấy một điều luật xâm phạm vào mà có xu thế tước bỏ nó đi. Anh ấy là người Nhật, và đương nhiên chẳng quan trọng đối với anh ấy nếu điều luật này được thông qua. Nhưng anh ấy lên tiếng với nghĩa vụ của lương tri và lòng trung thành với luật pháp văn minh, với việc bảo vệ quyền con người mang tính phổ quát. Đó là điều làm nên Nhật Bản như bây giờ.
Ông Fukuzawa và nhóm trí thức cách nay gần 150 năm đã có công lớn khiến cho quốc gia mặt trời mọc này trở thành một cường quốc mà thế giới luôn phải trầm trồ học hỏi như ngày nay. Họ xây dựng nền tảng văn minh đó từ thời Minh Trị, vào cuối những năm 1870s của thế kỷ 19. Và thành quả bây giờ đã hiện hữu, không gì có thể quý giá và đáng nói hơn những lời thán phục.
Hirota Fushihara, tôi xin mạn phép được tag tên anh vào trong bài viết này để tỏ lòng quý trọng với anh. Mặc dù anh không có nghĩa vụ phải lên tiếng đối với luật pháp nước tôi, nhưng anh đã làm ngược lại, anh đã khiến tôi hổ thẹn vô cùng khi đứng trên đất nước mình trong sự chứng kiến những tiếng kêu yếu ớt và thưa thớt, gần như chẳng có chút trách nhiệm nào từ phía người dân, từ phía những người hành nghề mang danh luật sư, luật gia hay những người nghiên cứu, giảng dạy luật.
Xin hãy nhận của tôi một lời trân kính và cả nỗi tủi hổ riêng của tôi dành cho Ông. Xin cảm ơn ông đã luôn đồng hành và lên tiếng cùng chúng tôi trong vấn đề quan trọng này.
*
Hirota Fushihara
Tôi thấy tủi hổ vì một người của quốc gia khác đã lên tiếng liên tiếp trước sự phi lý của một điều luật của một đất nước khác. Và anh ấy cho rằng, đừng phân biệt anh ấy là người Nhật Bản hay người Việt Nam, mà là vì anh ấy chỉ lên tiếng bởi đó là quyền con người cần được bảo vệ. Đó là những lời nói càng khiến tôi thấy xấu hổ vô vàn, và tôi hiểu vì sao đất nước họ trở thành cường quốc thế giới, tại sao đất nước Nhật lại mỗi người dân Nhật là một "quốc dân Nhật". Vì đi đâu, ở đâu và với ai, họ cũng biết hành động để bảo vệ những giá trị của và thuộc về con người.
Tôi tủi thẹn vì ngay cả những người Việt Nam, những người hành nghề luật là người Việt Nam, cũng tỏ ra thờ ơ và không mấy mảy may hay băn khoăn gì đối với điều khoản này trong BLHS mà sắp được bấm bút thông qua vào 20/06/2017 tới đây.
Tôi tủi thẹn vì thấy một người Nhật lại lên tiếng và bằng sự hiểu biết, bằng tấm lòng của mình, không chỉ với điều luật nhỏ mọn đó, mà là lên tiếng bảo vệ công lý, lẽ quân bình và quyền con người khi thấy một điều luật xâm phạm vào mà có xu thế tước bỏ nó đi. Anh ấy là người Nhật, và đương nhiên chẳng quan trọng đối với anh ấy nếu điều luật này được thông qua. Nhưng anh ấy lên tiếng với nghĩa vụ của lương tri và lòng trung thành với luật pháp văn minh, với việc bảo vệ quyền con người mang tính phổ quát. Đó là điều làm nên Nhật Bản như bây giờ.
Ông Fukuzawa và nhóm trí thức cách nay gần 150 năm đã có công lớn khiến cho quốc gia mặt trời mọc này trở thành một cường quốc mà thế giới luôn phải trầm trồ học hỏi như ngày nay. Họ xây dựng nền tảng văn minh đó từ thời Minh Trị, vào cuối những năm 1870s của thế kỷ 19. Và thành quả bây giờ đã hiện hữu, không gì có thể quý giá và đáng nói hơn những lời thán phục.
Hirota Fushihara, tôi xin mạn phép được tag tên anh vào trong bài viết này để tỏ lòng quý trọng với anh. Mặc dù anh không có nghĩa vụ phải lên tiếng đối với luật pháp nước tôi, nhưng anh đã làm ngược lại, anh đã khiến tôi hổ thẹn vô cùng khi đứng trên đất nước mình trong sự chứng kiến những tiếng kêu yếu ớt và thưa thớt, gần như chẳng có chút trách nhiệm nào từ phía người dân, từ phía những người hành nghề mang danh luật sư, luật gia hay những người nghiên cứu, giảng dạy luật.
Xin hãy nhận của tôi một lời trân kính và cả nỗi tủi hổ riêng của tôi dành cho Ông. Xin cảm ơn ông đã luôn đồng hành và lên tiếng cùng chúng tôi trong vấn đề quan trọng này.
*
Hirota Fushihara
LO CHO QUYỀN ĐƯỢC BÀO CHỮA CỦA CÔNG DÂN
Mấy ngày gần đây tôi ngồi ngẫm nghĩ và thấy thật hay vì chỉ có dăm ba
dòng dự thảo mà tốn bao nhiêu giấy mực của mọi người. Mỗi người bức xúc
theo một kiểu (Tôi cũng có kiểu riêng của tôi). Nhưng xem đi xem lại,
bậy giờ tôi lại thấy thương cho những con người dù xấu xí hay đen đủi bị
rơi vào vòng pháp lý.
Nghe đâu Hiến pháp Việt Nam và cả Bộ Luật
Tố tụng Hình sự có quy định rõ ràng về quyền được bào chữa của bị can,
bị cáo. Gọi là quyền cho bị can, bị cáo nhưng đây chính là quyền công
dân. Một khi chưa có bản án, họ vẫn được phép dùng hết sức mình để gỡ
tội, bằng bất kỳ cách thức hợp pháp nào.
Song không phải bất kỳ
bị can, bị cáo nào cũng đã từng đọc Hiến Pháp, đọc Bộ luật Hình sự hay
Tố tụng hình sự. Không phải ai cũng hiểu thế nào là gỡ tội. Vì thế mà
Luật sư ra đời. Lúc này, khi mối quan hệ Luật sư với thân chủ được xác
lập, Luật sư không còn sống trong thân phận của mình nữa mà trở thành
người đại diện theo ủy quyền của thân chủ, trở thành thân chủ. Với mối
quan hệ đó, liệu có ai tự cầm dao đâm mình hay không?
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng đối với điều luật dự thảo này, vấn đề nghề Luật sư, đạo đức Luật sư, hay thậm chí là uy tín với khách hàng chỉ là vấn đề thứ yếu. Cái quan trọng hơn là nguy cơ cướp đi quyền được bào chữa của công dân.
Tưởng tượng rằng nếu ai đó trở thành bị can, bị cáo trong các
tội mà Luật sư có nghĩa vụ tố giác. Và mỗi lời nói ra của họ, nhờ anh
bạn Luật sư – Người đại diện của mình, có thể bị truyền đạt hết với cơ
quan điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng. Và khi có phiên tòa, tự
dưng Luật sư trở thành người làm chứng cho tội phạm của thân chủ mình.
Vậy ai còn dám nhờ Luật sư nữa?
Rồi từ một dự thảo, mai kia lại
phải sửa Hiến pháp, sửa các điều khoản khác của Bộ luật Hình sự và cả Bộ
luật Tố tụng Hình sự. Có khi phải sửa cả nghĩa vụ trung thành với người
được đại diện trong chế định đại diện của Bộ luật Dân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét