Baron Trịnh
Những người hay xem truyền hình cáp chắc không xa lạ bộ phim Thầy giáo cứu tinh
(Here Comes the Boom) trên các kênh phim nước ngoài. Đây là một bộ phim
mà tôi thực sự xúc động vì tính nhân văn và sự hy sinh về giáo dục.
Bộ phim nói về một thầy giáo dạy sinh vật ở một trường cấp 2 - thầy
Scott Voss - người đã phản đối mạnh mẽ quyết định của Ban giám hiệu nhà
trường về việc ngừng chương trình dạy nhạc ngoại khóa và cho nghỉ việc
thầy giáo dạy nhạc Marty Streb. Scott ủng hộ chương trình dạy nhạc vì
thấy câu nói của thầy Marty rằng “âm nhạc chính là cuộc sống” là một điều đúng đắn.
Để kiếm tiền duy trì chương trình dạy nhạc, thầy Scott đã tập võ và tham
gia thi đấu ở thể thức UFC. Sau nhiều trận thắng ấn tượng ở các sàn đấu
hạng gà địa phương, Scott đã được mời tham dự một trận UFC hạng nặng
với một võ sĩ chuyên nghiệp được mệnh danh sát thủ và phần thưởng nếu
thắng lên đến 50 nghìn dollars.
Dĩ nhiên Scott không phải là đối thủ của võ sĩ chuyên nghiệp kia và bị
đánh tơi tả. Nhờ có sức khỏe của một đô vật thười trẻ mà trụ được 2
hiệp. Đến hiệp 3, ai cũng nghĩ rằng Scott sẽ thất bại mau chóng và chính
Scott cũng cảm thấy điều đó và muốn buông xuôi. Thầy dạy nhạc Marty đã
nói với Scott rằng các học sinh trên khán đài đang trông chờ vào những
nỗ lực của Scott vì qua đó các em học sinh sẽ “được khai sáng, được truyền cảm hứng”. Kết quả Scott đã vùng lên và chiến thắng võ sĩ chuyên nghiệp kia.
Thầy giáo Scott đã trở thành anh hùng trong con mắt của các đồng nghiệp,
các em học sinh và các phụ huynh học sinh. Chương trình học nhạc trong
trường tiếp tục được duy trì.
Đó là cách người giáo viên có tự trọng, có tâm huyết và có đam mê giáo dục hy sinh để “giải cứu” môi trường giáo dục cho các đồng nghiệp của họ, cho các học sinh của họ.
Nó khác một ý tưởng ngu xuẩn và phi giáo dục rằng nên “giải cứu giáo dục” bằng cách trông chờ vào những đồng tiền “quyên góp” từ phụ huynh học sinh. Họ không biết rằng, nếu có sự "giải cứu" này thì những đồng tiền họ thu được phần lớn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người lao động nghèo.
Nếu sự “giải cứu giáo viên” này mà được thực hiện, nó không khác gì việc giải cứu đàn lợn ế như vừa qua.
Như lợn, không hơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét