- Châu Văn ThiTác giả gửi trực tiếp Dân Luận
Bắt đầu từ một tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam VTV nói sẽ phạt nặng các cá nhân nào nói xấu đảng cộng sản và nhà nước, một nhà hoạt động tại Hà Nội đã đặt câu hỏi: “Vậy nếu tôi nói không thích ĐCSVN thì sao?” Và thế là phong trào “Tôi không thích” ra đời với hàng chục nhà hoạt động và người dân công khai trên Facebook cá nhân suy nghĩ của mình về Đảng cộng sản.
Nhiều người dân hưởng ứng
Phong trào “Tôi không thích” bắt đầu giữa lúc Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 10 đang được cấp tập diễn ra, và thông tin về việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc đến gần chết, hướng cho mọi người một suy nghĩ về việc đấu đá nội bộ, chạy đua quyền lực cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 diễn ra vào đầu năm 2016.
Khởi đầu chỉ từ 1 nhóm nhỏ ở Hà Nội đã lan rộng tới người dân và nhiều nhà hoạt động khác, một số fanpage đăng lại hình ảnh của các nhà hoạt động với tấm bảng: “Tôi không thích D(CSVN” đã nhận được hàng ngàn lượt like và chia sẻ.
Một người dân đã cho biết lý do vì sao không thích ĐCSVN:
“Họ tự đặt điều lệ đảng cao hơn Hiến Pháp, bắt công an và quân đội trung thành và bảo vệ họ. Hơn nữa, họ với mấy chục năm lãnh đạo dân tộc Việt, đã biến một dân tộc anh hùng, nhiều truyền thống tốt đẹp trở thành một dân tộc hèn nhát, bạc nhược và xấu xí trước mắt bạn bè thế giới. Họ đã biến mảnh đất hình chữ S, ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em thành thiên đường của riêng họ (đảng viên cộng sản).”
Nhiều người dân e dè ủng hộ, không biết liệu họ nói ra suy nghĩ của mình về đảng cộng sản VN liệu có vi phạm pháp luật?
Có là phù hợp?
Theo lẽ thường một người dân có suy nghĩ và nói ra suy nghĩ của mình yêu, ghét một thực thể nào đó là điều bình thường. Nhưng hàng chục năm qua, hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ vì nói ra suy nghĩ của mình về Hoàng Sa, Trường Sa, tọa kháng tại nhà bị bắt như chị Phạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng, hay như Luật sư Lê Công Định, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức… bị bỏ tù vì chỉ trích những chính sách sai lầm của đảng cộng sản, và vạch ra con đường đi mới cho nhân dân Việt Nam.
Họ có 1 điểm chung là đã nói ra suy nghĩ của mình bằng miệng hay bằng ngòi bút… Không ai có thể vu tội cho bạn chỉ vì bạn thể hiện sự không thích của mình với nhân sự, cách điều hành, các quyết sách của ĐCSVN vì nó đi ngược lại với những điều khoản trong Các công ước quốc tế về nhân quyền mà VN tham gia:
Điều 19 khoản 2 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (Việt Nam đã tham gia ký kết):
“Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.”
Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền nêu rõ:
Ngay cả Điều 25 của Hiến Pháp VN năm 2013 quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Những câu thơ trong bài “Lời mẹ dặn” của thi sĩ Phùng Quán vẫn còn có giá trị:
“Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét.
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.”
Hãy can đảm thể hiện ý kiến của mình về một vấn đề của xã hội, hãy can đảm bày tỏ sự yêu ghét vì chỉ có thể họ mới biết những chính sách của họ với Trung Quốc, với nhân dân là sai, từ đó điều chỉnh chính sách của mình.
“Tôi không thích Đảng cộng sản Việt Nam” còn các bạn thì sao?
Một số hình ảnh từ các nhà hoạt động:
Nguồn: danluan.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét