Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

XẾP HẠNG QUYỀN TỰ DO CỦA VIỆT NAM NĂM 2014

    Freedom House - Xếp hạng quyền tự do của Việt Nam 2014


  • Hiện tình: Không có Tự do
    Thang điểm: 1 = tốt nhất, 7 = tồi tệ nhất
    Xếp hạng Tự do: 6
    Quyền Tự do Dân sự: 5
    Quyền Tự do Chính trị: 7

    Tổng quát:

    Trong năm 2013, Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường đàn áp quyền tự do ngôn luận trên mạng, trên báo chí và trong xã hội. So với năm 2012, trong năm 2013 chính quyền đã kết án nhiều gấp đôi những nhà hoạt động theo tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước". Vào tháng Chín, chính quyền đã đưa ra Nghị định số 72, ngăn cấm tất cả các trang mạng và mạng xã hội đăng tải bất cứ "thông tin chống phá Việt Nam," một điều khoản cực kỳ bao quát khiến nhà nước được quyền bắt giữ bất kỳ người sử dụng Internet trong nước. 

    Việc đàn áp này đã không ngăn chặn người dân bày tỏ sự tức giận của mình trên mạng truyền thông xã hội và những diễn đàn khác về nạn gia đình trị và tham nhũng tràn lan bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS VN) cũng như tình trạng kinh tế trì trệ. Giới lãnh đạo đảng, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang đã thừa nhận nỗi giận dữ này và đã chỉ trích một số hành động của chính quyền, nhưng đã không thực hiện những cải cách đúng nghĩa để chấm dứt nạn tham nhũng hay thúc đẩy hình thức đa chính trị.

    Mặc dù tình hình chung về quyền tự do dân sự và các quyền tự do chính trị trở nên tồi tệ hơn, vào tháng Mười một ĐCS VN đã quyết định huỷ bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính. Mặc dù khôngchính thức hợp pháp hoá tình trạng hôn nhân đồng tính, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Ácho phép các cuộc hôn phối đồng tính.

    Trong năm 2013, quốc gia này cũng tăng cường mối quan hệ chiến lược của mình với các cường quốc dân chủ khác trong đó có Nhật Bản và Hoa Kỳ, quốc gia này đã tiếp chủ tịch nước Việt Nam đến thăm Nhà Trắng và đề xướng một "mối hợp tác toàn diện" với Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia vào quá trình đàm phán một thoả thuận tự do mậu dịch quan trọng trong khu vực, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

    Quyền Tự do Chính trị và Tự do Dân sự:

    Quyền Tự do Chính trị 3/40 (+1)

    A. Thể lệ Bầu cử: 0 / 12

    Đảng CSVN, tổ chức chính trị hợp hợp pháp duy nhất tại Việt Nam kiểm soát chính quyền và các hoạt động chính trị, với Uỷ ban Trung ương là cơ quan quyết định tối cao. Quốc hội với 500 đại biểu được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, thường là chịu theo sự chỉ đạo của ĐCS VN. Chủ tịch nước do Quốc hội chọn với nhiệm kỳ 5 năm, có quyền bổ nhiệm thủ tướng, sau đó được quốc hội thông qua. 

    Cuộc bầu cử Quốc hội với một đảng duy nhất được kiểm soát chặt chẽ và được tổ chức vào tháng Năm 2011 trong đó ĐCS VN chiếm 454 ghế, số đại biểu không là đảng viên đã được chính thức lựa chọn trước chiếm 42 ghế và bốn đại biểu tự ứng cử chiếm số ghế còn lại. Vào tháng Bảy 2011, quốc hội thông qua việc bổ nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, người đã nắm chức vụ Thủ tướng từ năm 2006, thêm một nhiệm kỳ, và bầu Trương Tấn Sang vào chức chủ tịch nước.

    B. Quyền tự do Đa đảng và Tham gia Đảng phái : 1/16

    ĐCS VN là đảng hợp pháp duy nhất tại Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực chất là một cánh tay của ĐCS VN, chuyên xét duyệt các ứng cử viên vào Quốc hội. Việc gia nhập Đảng hiện chủ yếu được xem như là một cách tạo dựng quan hệ làm ăn và xã hội.

    Mặc dù những chia rẽ giữa các phe phái trong nội bộ đảng đang trở nên rõ rệt trước mắt người ngoài và giới trí thức Việt Nam, chúng không được công bố công khai, và các trang mạng và cái thể loại truyền thông đề cập đến những chia rẽ này đều bị dập tắt và truy tố. Nhiều người dân thành thị tham gia vào các tranh luận chính trị bằng cách sử dụng các hệ thống máy chủ ở nước ngoài hoặc mạng truyền thông xã hội để chỉ trích nạn gia đình trị và các sai phạm trong quản lý của giới lãnh đạo đảng.

    C. Hoạt động của Chính quyền: 2 /12 (+1)

    Chính quyền Việt Nam ngày càng phải gánh chịu nạn tham nhũng, chia rẽ, và việc thiếu khả năng khắc phục những khó khăn của quốc gia. Mặc dù từ cuối thập niên 1980 ĐCS VN đã trải qua được một thời gian dài phát triển kinh tế nhưng tăng trưởng đã chậm lại trong bốn năm qua, và chính phủ đã không giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng bao gồm khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và các khoản nợ khổng lồ từ các doanh nghiệp nhà nước. Tranh chấp trong Đảng đã trở nên hơi công khai hơn, và chính quyền đã không giải quyết nghiêm túc nạn tham nhũng trong đảng hoặc hiện tượng gia đình trị trong Đảng và các công ty nhà nước.

    Mặc dù các quan chức cao cấp trong chính quyền và ĐCS VN thừa nhận thái độ bất mãn của công chúng, họ đã chẳng đáp ứng lại bằng những cải cách triệt để. Chính sách của nhà nước vẫn được đưa ra với ít minh bạch. Một kế hoạch được thông báo vào mùa xuân 2013 yêu cầu các công ty nhà nước minh bạch hơn đã không được thực thi.

    Quyền Tự do Dân sự: 17/60

    D. Tự do Ngôn luận và Tín ngưỡng: 4/16

    Chính quyền kiểm soát chặt chẽ ngành truyền thông, sử dụng toà án và các biện pháp sách nhiễu khác để bịt miệng giới chỉ trích. Một điều luật ra năm, 1999 bắt các nhà báo phải bồi thường thiệt hại cho các cá nhân hoặc tập thể được cho là bị ảnh hưởng bởi bài báo, ngay cả khi bài báo đăng tin chính xác. Một nghị định năm 2006 bắt phạt các nhà báo nào phủ nhận các thành quả cách mạng, đưa tin tức "có hại", hoặc bày tỏ "tư tưởng phản động." Trên pháp lý đại diện các hãng tin nước ngoài không được ra khỏi Hà Nội nếu không có giấy phép của chính quyền. ĐCS VN hoặc các cơ quan chính quyền khác kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông. Mặc dù chỉ có các quan chức cao cấp, các khách sạn quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài được nối truyền hình vệ tinh, nhiều gia đình và các doanh nghiệp cũng có truyền hình vệ tinh . Tất cả các tờ báo giấy đều được sở hữu hoặc nằm dưới sự kiểm soát hiệu quả của ĐCS VN, các cơ quan nhà nước hoặc quân đội.

    Chính quyền dùng các biện pháp pháp lý và kỹ thuật để giới hạn việc sử dụng mạng internet. Một điều luật năm 2003 cấm đoán việc thu nhận và phân phát các e-mail có nội dung chống đối chính quyền, các trang mạng được xem là "phản động" bị ngăn chặn truy cập và chủ nhân các trang mạng trong nước phải đệ trình nội dung để các quan chức thông qua. Các quán cà phê internet phải đệ trình thông tin các nhân và danh sách các trang mạng mà người sử dụng xem qua. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng bị phạt và đóng cửa nếu vi phạm các qui định về kiểm duyệt.

    Trong năm 2013, chính quyền đã tăng cường việc đàn áp các nhà báo giấy và báo mạng, bỏ tù nhiều hơn gấp đôi số lượng các người viết bài và blogger so với năm trước. Vào tháng Sáu, chính quyền bắt giữ Phạm Viết Đào, có lẽ là bloggẻ nổi tiếng nhất của Việt Nam, và truy tố ông với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Vào tháng Chín, nhà nước công bố Nghị định 72 trong đó ngăn cấm tất cả các trang mạng và truyền thông xã hội đăng tải những bài viết được xem là "cung cấp thông tinh chống lại Việt Nam," một điều khoản cực kỳ bao quát. Điều luật này cũng bắt buộc các công ty Internet ở nước ngoài như Google and Yahoo! phải đặt máy chủ tại Việt Nam, tạo điều kiện để Hà Nội kiểm duyệt thông tin trên các trang của họ dễ dàng hơn.

    Quyền tự do tín ngưỡng cũng vẫn bị giới hạn, còn trở nên tệ hơn sau một loạt các tiến bộ trong gian đoại giữa 2000. Tất cả các tổ chức tôn giáo và các cá nhân tu hành phải tham gia một cơ quan quản lý do đảng kiểm soát và phải xin giấy phép cho đa phần các hoạt động. Nhà thờ Công giáo giờ đây có thể tự chọn giám mục và linh mục, nhưng họ phải được chính quyền chấp thuận. Giới lãnh đạo Công giáo tiếp tục bị bắt giữ trên toàn quốc trong năm 2013, và vào tháng Chín, chính quyền Việt Nam đã dùng vũ lực để dập tắt một cuộc biểu tình của người Công giáo tại một thị xã phía nam Hà Nội, khiến ít nhất 40 người bị thương.
    Quyền tự do giáo dục bị giới hạn. Các giáo sư đại học phải kiềm chế không chỉ trích chính sách nhà nước và phải tuân theo quan điểm của đảng khi dạy hoặc viết về các chủ đề chính trị. Mặc dù người dân được tự do hơn khi thảo luận riêng so với trước đây, chính quyền vẫn tiếp tục trừng phạt những ai công khai chỉ trích nhà nước.

    E. Quyền Tự do Tổ chức Lập hội: 1/12

    Quyền Tự do Lập hội và Nhóm họp bị kiểm soát chặt chẽ. Các tổ chức phải xin giấy phép chính thức để có được hợp pháp và bị chính quyền theo dõi và qui định nghiêm ngặt. Có một cộng đồng nhỏ nhưng tích cực bao gồm các tổ chức phi chính phủ chuyên cổ vũ bảo vệ môi trường, quyền làm chủ đất đai, phát triển đời sống phụ nữ và y tế công cộng. Các nhà hoạt động về quyền đất đai thường xuyên bị bắt giữ; vào tháng Tư 2013, một phiên toà đã tuyên án hai đến năm măm tù đối với một nhóm nông dân nuôi cá đã chống trả lại việc tịch thu đất. Trong hai năm qua thỉnh thoảng đã có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại các thành phố lớn, nhưng chúng được nhà nước Việt Nam khuyến khích và theo dõi sát sao. Các tổ chức nhân quyền và những tổ chức tư nhân với mục đích đòi hỏi quyền tự do thì bị cấm hoạt động. Vào đầu năm 2013, Việt Nam đã cho phép đại diện của tổ chức Ân xá Quốc tế đến thăm lần đầu tiên sau nhiều thập niên để "đối thoại," nhưng cho đến nay cuộc thảo luận này vẫn chưa đạt được kết quả thiết thực nào.

    Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ VN), có quan hệ chặt chẽ với ĐCS VN, là liên đoàn lao động hợp pháp duy nhất. Tất cả các nghiệp đoàn bị bắt buộc phải tham gia TLĐLĐ VN. Tuy nhiên trong những năm gần đây chính quyền đã cho phép hàng trăm "hội đoàn lao động" độc lập không có tư cách công đoàn chính thức đại diện cho giới công nhân tại các doanh nghiệp tư nhân và một số các nghành dịch vụ. Việc nông dân và công nhân phản đối nạn hà hiếp của chính quyền địa phương, bao gồm chiếm đất và điều kiện làm việc bất công, khắc nghiệt đã trở nên phổ biến hơn. Giới lãnh đạo trung ương thường phản ứng bằng cách bắt buộc chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đi theo luật thuế, các qui định về môi trường và thoả thuận về lương bổng. Việc thực thi các luật lệ lao động như lao động trẻ em, an toàn lao động và những vấn đề khác vẫn còn yếu kém.

    F. Nguyên tắc Luật pháp: 4 /16

    Hệ thống pháp lý Việt Nam lệ thuộc vào ĐCS VN, vốn kiểm soát toàn bộ các toà án ở mọi tầng. Bị cáo có quyền hiến định để tìm luật sư bào chữa, nhưng luật sư thì hiếm hoi và nhiều người không muốn nhận các vụ án liên quan đến nhân quyền hoặc các vấn đề nhạy cảm khác vì sợ bị quấy nhiễu và trả thù - bao gồm cả việc bị chính quyền bắt giữ. Luật sư bào chữa không thể yêu cầu hoặc chất vấn nhân chứng và rất hiếm khi được phép yêu cầu giảm nhẹ tội cho khách hàng của mình. Công an có thể giam giữ hành chính một cá nhân lâu đến hai năm nếu bị tình nghi là đe doạ an ninh nhà nước. Công an nổi tiếng về việc hành hạ nghi can và tù nhân, và điều kiện nhà tù thì yếu kém. Nhiều tù chính trị vẫn còn nằm sau song sắt, và các tù chính trị thường bị biệt giam. Sau 18 tháng đình chỉ để xem xét lại án tử hình, Việt Nam đã tiếp tục hình phạt tử hình vào tháng Tám 2013.

    Hệ thống pháp lý Việt Nam lệ thuộc vào ĐCS VN, vốn kiểm soát toàn bộ các toà án ở mọi tầng. Bị cáo có quyền hiến định để tìm luật sư bào chữa, nhưng luật sư thì hiếm hoi và nhiều người không muốn nhận các vụ án liên quan đến nhân quyền hoặc các vấn đề nhạy cảm khác vì sợ bị quấy nhiễu và trả thù - bao gồm cả việc bị chính quyền bắt giữ. Luật sư bào chữa không thể yêu cầu hoặc chất vấn nhân chứng và rất hiếm khi được phép yêu cầu giảm nhẹ tội cho khách hàng của mình. Công an có thể giam giữ hành chính một cá nhân lâu đến hai năm nếu bị tình nghi là đe doạ an ninh nhà nước. Công an nổi tiếng về việc hành hạ nghi can và tù nhân, và điều kiện nhà tù thì yếu kém. Nhiều tù chính trị vẫn còn nằm sau song sắt, và các tù chính trị thường bị biệt giam. Sau 18 tháng đình chỉ để xem xét lại án tử hình, Việt Nam đã tiếp tục hình phạt tử hình vào tháng Tám 2013.

    G. Quyền Tự quản và quyền Tự do Cá nhân: 8/16

    Giới dân tộc thiểu số, vốn thường theo các tôn giáo thiểu số, đã bị xã hội chính thống kỳ thị, và một số quan chức địa phương đã cấm đoán họ được đi học và kiếm việc. Dân tộc thiểu số nói chung không được có ý kiến vào các dự án phát triển vốn ảnh hưởng đến đời sống và cộng đồng họ.

    Mặc dù tình trạng tự do chính trị và tự do dân sự tại Việt Nam nhìn chung đã trở nên tồi tệ hơn, trong hai năm qua chính quyền đã cho phép công khai bày tỏ các quyền dành cho giới Đồng, Song, Hoán tính (LGBT). Những người ủng hộ LGBT đã tổ chức các cuộc tuần hành vào năm 2012 và 2013 tại Việt Nam, và truyền thông nhà nước đã phát sóng một phim hài có chủ đề đồng tính. Vào tháng Mười một 2013, chính quyền đã thông qua một điều luật xóa bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng tính, tuy nhiên nó đã không tiến đến thừa nhận hôn nhân đồng tính.
    Phụ nữ chiếm 122 ghế trong Quốc hội. Phụ nữ nói chung được bình đẳng trong giáo dục và trong hệ thống pháp lý được đối xử tương tự như nam giới. Mặc dù cơ hội kinh tế cho phụ nữ có tăng lên, họ vẫn tiếp tục bị phân biệt đối xử về lương bổng và thăng tiến. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình, và mỗi năm có hàng nghìn người bị buôn bán bên trong và ngoài nước và bị ép buộc bán dâm.



    Nguồn: Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét