Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

10512 - Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không phải là Tập Cận Bình?




Câu chuyện TBT Nguyễn Phú Trọng của ĐCSVN có giống hay khác TBT Tập Cận Bình vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và bàn luận. Mới đây, cây viết David Hutt của The Diplomat đã dẫn chứng những điểm mà ông cho rằng khác biệt nhất, và tạm rời bỏ xuất thân và kinh nghiệm chính trị của hai ông, mà trong đó ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ yếu thế hơn, khi mà ông chỉ chăm lo cho công tác biên tập tờ Tạp chí Cộng sản, trong khi Tập Cận Bình đi từ các chức vụ trong quân đội và chính quyền, và từ cơ sở lên đến Trung ương.

Sự khác nhau?

Nhiều người đánh giá sự kiêm nhiệm vai trò (Tổng Bí thư và Chủ tịch nước) của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy tính quyền lực rất lớn, thậm chí vượt cả cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhưng điều này theo cây bút Dvid Hutt là sai lầm, vì ông Lê Duẩn đã thay đổi chính sách Đảng về chiến tranh toàn diện ở miền Nam Việt Nam, trong khi ông Trọng vẫn phải vật lộn với việc kiềm chế tham nhũng

Quay trở lại với sự đối sánh, nếu Tập Cận Bình của Trung Quốc rõ ràng nắm giữ vị trí thống trị ĐCSTQ, đã trở thành một ‘lãnh tụ tối cao và cốt lõi’. Nhưng ĐCSTQ có một lịch sử lâu đời hơn để đặt quyền lực vào tay một người hơn là ĐCSVN. Trọng đã 74 tuổi, và tại Đại hội Đảng năm 2016 ông đáng lẽ phải được miễn nhiệm, tuy nhiên yếu tố ‘thời cuộc’ đã giúp ông ta vượt quá giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, ông Trọng gần như chắc chắn phải từ chức tổng bí thư ĐCSVN vào năm 2021. Ngược lại, Tập Cận Bình ở độ tuổi 65 tuổi và không có bất kỳ dấu hiệu nào muốn từ bỏ - và ĐCSTQ cũng không thể buộc ông phải từ chức.

Thứ hai, Nguyễn Phú Trọng, giống như tất cả các lãnh đạo Đảng Việt Nam khác, đã không nuôi dưỡng sùng bái cá nhân (người lược dịch cho rằng, điều này có vẻ sai lệch trong thời gian gần đây, ít nhất đã bắt đầu xuất hiện những bài viết nịnh bợ, thậm chí quan điểm Tổng bí thư phải là người Bắc có lý luận cũng hàm ý như vậy). Trong khi đó, Tập lại đang hướng trở thành trung tâm hàng ngày của các tờ báo Trung Quốc.

Một khác biệt khác là tham vọng của họ. Tập Cận Bình muốn thay đổi Trung Quốc, trong khi Nguyễn Phú Trọng vẫn xuất hiện chủ yếu là cam kết thay đổi Đảng. Theo một nghĩa nào đó, Trọng khá ‘trung thần’. Mục tiêu của ông là làm sạch Đảng thông qua một chiến dịch chống tham nhũng hoành tráng ; thanh lọc đảng viên thông qua một chiến dịch đạo đức; phân cấp quyền lực từ các tỉnh tới Hà Nội; và đảm bảo Đảng duy trì tính hợp pháp giữa công chúng, thông qua tăng trưởng kinh tế và duy trì một hiện trạng ổn định. Nhưng Nguyễn Phú Trọng thực sự không có bất kỳ ý tưởng chính sách mới lạ nào bên ngoài cách thức hoạt động của Đảng. Cải cách kinh tế và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục ở mức tương tự như trước năm 2016; bất đồng chính kiến được khắt khe hơn nhưng điều này không có gì mới mẻ ở Việt Nam.

Số phận của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phụ thuộc vào cách ông ta chiếm lĩnh được Ủy ban Trung ương đến đâu. Đây là cơ quan đã nhất trí chỉ đề cử Trọng cho chức Chủ tịch, nhưng sẽ nhầm lẫn khi nghĩ rằng tất cả 180 người đều sẽ giữ vững điều này. Trước đó, nhiều thành viên trung ương đảng đã nhận được sự bảo trợ của Dũng, đối thủ của Trọng trong năm 2016. Các thành viên khác của Ủy ban Trung ương cũng có mâu thuẫn với cuộc thanh trừng chống tham nhũng của Trọng; một số đã bị sa thải vì yếu tố này. Chúng ta cũng đừng quên, vào tháng 5 năm 2013, Ủy ban Trung ương bác bỏ đề cử của Trọng cho hai ứng cử viên Bộ Chính trị và thay vào đó, đề cử các ứng cử viên riêng của mình. Và ông Trọng nhận thức được điều này, khi tìm cách gia tăng quyền lực của Bộ Chính trị lên trên Ủy ban Trung ương.

Và nó biểu hiện điều gì?

Một là, khi Ủy ban trung ương vẫn còn giữ được lá phiếu quyết định, thì chức vụ mà ông Trọng nắm giữ vẫn chỉ là một giải pháp tạm thời. Theo David, thì đó là cách thức mà Ủy ban Trung ương tìm cách trung hòa các mâu thuẫn và căng thẳng trong đảng bằng 1 cá nhân tạm đủ uy tín nhất.

Thứ hai, việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước tưởng chừng như một cách nối đuôi ‘lãnh đạo suốt đời’ của Tập Cận Bình, tuy nhiên, giải pháp này có thể tạm thời, vì đến hiện nay, vẫn chưa có một động thái nào cho việc sửa đổi Hiến pháp để ‘hợp thức hóa thủ tục’ một cá nhân nắm hai chức vụ, mặt dù báo chí liên tục đăng tải về trạng thái này trong thời gian gần đây. Và như thế, ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ tạm thời và có thể đi xuống vào năm 2021, sau khi nội bộ đảng tạm yên.

Thứ ba, sự đi xuống và mô hình chính kiến cải thiện của ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho thấy, tính đảng của ông ta rất lớn và tầm nhìn trong đảng với sự cải cách của ông ta chỉ là nhằm duy trì sự tồn tại bằng được của ĐCSVN. Điều này trở nên mâu thuẫn, khi mà trọng tâm phát triển giờ đây lại đặt sang ĐCSVN thay vì đất nước, vì khác Trung Quốc, nên chẳng thể mơ mộng quá nhiều về việc, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế như Trung Quốc, hay đại loại như vậy, ngay cả khi áp đặt một cách sơ cứng vấn đề đặt khu vào trong quốc gia.

Cuối cùng, cũng có thể xem xét vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong thời gian giữ quyền tạm thời Chủ tịch nước là thúc đẩy nhanh chống tham nhũng, nhưng đi kèm đó là thanh trừng phe phái, dọn đường cho đội ngũ nhân sự của mình vào trong đảng. Đồng thời với vai trò Chủ tịch nước, ông ta có thể thiết lập các bộ khung luật nhằm bảo vệ ĐCSVN, hay đúng là giữ cho bằng được sự tồn tại của ĐCSVN dưới mác ‘bảo vệ chế độ’. Điều này liệu có làm nên một ‘trung thần’ hơn là một ‘ái thần’ Nguyễn Phú Trọng?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét