Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

6412 - Mua đất kiểu Mỹ và mượn đất kiểu Tàu: nhìn từ thương vụ Alaska

Kiều Phong


Ngày nay, khi so sánh về vụ Trung Quốc muốn nhờ bàn tay của đảng cộng sản Việt Nam để mượn đất Vân Đôn - Bắc Vân Phong và Phú Quốc, người ta thử đem so sánh với thương vụ mua đất cả một bang giữa Hoa Kỳ và hoàng gia nước Nga khoảng 150 năm về trước.


Thương vụ Alaska

Từ thế kỷ XIX, Nga hoàng đã muốn bán đất bang Alaska, rộng 586.412 dặm vuông cho Mỹ. Kế hoạch này không gì giấu giếm và cũng không có sự chống đối đáng kể nào từ các tầng lớp nhân dân Nga khi ấy. Đến ngày 30 tháng 03 năm 1867, thương vụ hoàn tất, Nga đặt bút ký bán đứt cả một bang rộng lớn cho Mỹ với giá 7,2 triệu đô-la Mỹ. Vào thời đó, 7,2 triệu đô-la Mỹ là một số tiền rất lớn. Phía bị nhân dân chỉ trích nhiều hơn lại là chính quyền Mỹ, người dân Mỹ phản đối quyết liệt rằng chính quyền đã cầm phần thiệt, khi họ phải bỏ ngân sách ra chi một số tiền khổng lồ để mua một vùng đất hoang vu và không nhìn thấy khả năng sinh lời.

Phối cảnh tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng có casino tại Vân Đồn, Quảng Ninh.
Tuy gặp sự phản đối của người dân, cùng với hàng loạt tiếng la ó áp lực từ các lãnh đạo truyền thông, chính quyền Mỹ cùng đại diện là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Seward vẫn quyết tâm mua khoảnh đất bằng được. Một thời gian sau, lợi ích của vụ đầu tư dần hé lộ, người dân công nhận bắt đầu ca ngợi thành công này của chính giới Mỹ: lượng vàng khai thác được rất lớn ở vùng đất bỏ hoang Alaska vượt xa số vốn bỏ ra mua nó. Hơn thế nữa, nước Mỹ đem được nhiều dân ra sinh sống được ở vùng Alaska, xây dựng nên những thành phố trù phú, phát triển được du lịch cùng nhiều ngành nghề khác.

Đến lúc này, nước Nga trông thấy tầm nhìn viễn kiến của giới chính trị gia nước Mỹ, họ bắt đầu tiếc rẻ về quyết định bán đất năm xưa. Lúc bấy giờ thì đã muộn, vì tiền đã trao và cháo đã múc rồi. Giới quý tộc Nga, cũng là giới nắm chính trường Nga, nhiều người bắt đầu hối hận vì đã nhượng một lãnh thổ như thế cho Mỹ. Ngày nay, nếu được hỏi có dùng giá nào để đổi lại Alaska thì có thể giá nào nước Nga cũng sẽ sẵn sàng chi, nhưng đất đai- loại tài sản đặc biệt trên đời, một khi đã bán đi rồi thuở nào mới đòi lại được?

Thương vụ đặc khu kinh tế Tàu - Việt

Thương vụ đặc khu kinh tế Tàu trên đất Việt xảy ra sau thương vụ Alaska khoảng 150 năm. Tại sao vụ bán đất của hoàng gia Nga được coi như là một cuộc đổi chác bình thường nhưng vụ giao đất của trung ương đảng cầm quyền Việt Nam bị không ít người dân chỉ trích là hành động bán nước? Xin được đưa ra ba lý giải sau đây:

Thứ nhất, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga trong lịch sử là một mối quan hệ hòa hoãn, chiến tranh Nga- Mỹ chưa từng xảy ra tính đến thời điểm bấy giờ. Thậm chí, nước Nga còn viện trợ nhiều cho nước Mỹ để độc lập khỏi vòng kiềm tỏa của vương quốc Anh. Trong khi đó mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là quan hệ thù hận truyền kiếp.

Bang Alaska trên giấy tờ là của Nga, nhưng không liền với lãnh thổ Nga, và có sang nhượng cho một nước không đem lại những mối nguy về an ninh- quốc phòng cho Nga thì người dân Nga cũng không hề phản đối. Trái lại, ba đặc khu Vân Đồn- Bắc Vân Phong và Phú Quốc gắn liền và kết dính về địa lý với các phần khác trong lãnh thổ Việt Nam, từ đó có thể dùng làm bàn đạp để kẻ ngoại bang xâm lấn tới các vùng lân cận. Vụ giao đất nếu xảy ra gia tăng nguy cơ bị xâm lược nếu bên kia trở mặt, đương nhiên người dân Việt Nam đề phòng sẵn và cho là Trung Quốc phỉnh dỗ quan chức Việt Nam.

Thứ hai, cách mua bán giữa nước Nga và nước Mỹ cao thượng hơn gấp bội so với cách đổi chác giữa chính giới Việt Nam và Trung Quốc. Cùng chia sẻ nền văn minh Cơ - đốc, Nga và Mỹ chọn cách mua bán công khai, các bước tiến hành được minh bạch và nhân dân hai nước đều được biết diễn biến từ khi xúc tiến đến lúc hoàn thành. Nước Nga bán đứt và nước Mỹ mua đứt nhưng không bên nào bị coi là bán nước và phỉnh dỗ bán nước.

Hình thức cho giao đất tương tự phương Tây nhưng không có được tinh thần như hai nước kia. Vụ đổi chác giữa đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra trong lén lút, thậm thụt. Chính vì vậy, càng về sau, khi càng lòi ra những chi tiết thì người dân Việt Nam càng căm ghét vụ mua bán đó, tâm lý chung của những dân tộc bị “đâm sau lưng”. Giống như những vụ tai tiếng liên quan đến đất đai lãnh thổ xưa nay, đảng cộng sản Trung Quốc và đảng cộng sản Việt Nam đều giao dịch một cách lén lút và mờ ám, giấu dân đến phút cuối cùng. Cuộc biểu tình ngày 10 tháng 06 năm 2018 diễn ra trên toàn quốc vừa rồi, có bô lão tri hô rõ ràng rằng (cách làm đó của) nó hàm nghĩa “bán nước”, ví dụ trên chứng tỏ dân tộc Việt Nam trong thế kỷ này không chấp nhận một văn hóa chính trị như vậy.

Thứ ba, về địa lý, khoảnh đất mà nước Nga bán cho nước Mỹ khác hoàn toàn với khoảnh đất mà trung ương đảng Việt Nam định cho Trung Quốc mượn. Alaska không phải là một mảnh đất ăn sẵn, muốn bắt nó sinh lời thì người Mỹ phải bỏ ra cải tạo, công sức khai hoang mà bỏ ra phải lớn lao tương xứng. Trái lại, Vân Đồn - Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều sẵn là những miền đất trù phú phì nhiêu. Cả ba vùng đất này đều nằm ở vị trí đắc địa, có khí hậu vốn sẵn thuận lợi cho du lịch, khoáng sản lại nhiều, Trung Quốc vớ được chẳng khác nào mượn rẻ được một mỏ vàng mà chẳng mất công đào bới. Tấc đất ở mỗi vùng đặc khu đã là đất vàng.

Thuở ấy, Alaska hoang vu, không có người Nga tình nguyện ra ở. Trái lại, một mét vuông đất ở Vân Đồn - Bắc Vân Phong hay Phú Quốc đều đã là đắt giá. Thêm hay bớt bang Alaska thì đối với nước Nga rộng lớn thế kỷ XIX không thành vấn đề, nhưng việc bớt đi một huyện của một Việt Nam đất chật người đông trong thế kỷ XXI này đều là vấn đề rất lớn, cộng đồng dân bản địa ở ba đặc khu kinh tế cũng đang đối mặt nỗi lo thiếu đất ở và nhà ở thì hẳn là không hiện hữu đất dư để cho thuê.


Với ba lý giải trên đây, việc chính giới cố gắng hợp lý hóa động cơ nhượng đất ba vùng cho ngoại bang cựu thù là điều không tưởng. Họ chỉ còn cách lạm dụng quyền lực mà cưỡng ép nhưng như thế sẽ phải đối mặt với sức ép từ cả dân tộc Việt Nam ngày càng lớn. Thương vụ đặc khu kinh tế của đảng cộng sản Việt Nam với Trung Quốc ngày càng khó thông qua, không thể “cạnh tranh” nổi với thương vụ Alaska của Nga-Mỹ năm nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét