Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

4496 - 'Cần điều tra vụ mất bản đồ Quy hoạch Thủ Thiêm'?

Luật sư NGUYỄN ĐỨC (Đoàn Luật sư TP.HCM)
Theo Tuổi Trẻ
 Cần Ä‘iều tra vụ mất bản đồ Quy hoạch Thủ Thiêm? - Ảnh 1.
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: NAM TRẦN

Dư luận đang xôn xao việc "không tìm ra" bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm. Để "minh oan" cho mình, các cơ quan có liên quan của TP.HCM nên chủ động mời Bộ Công an vào cuộc.. Nếu bản đồ quy hoạch nói trên thật sự bị thất lạc, chứ không phải do bàn tay nào đó giấu giếm hay tiêu hủy thì chính các cơ quan có liên quan sẽ được minh oan.

Bằng ngược lại thì phải làm cho ra lẽ, kể cả việc phải xử lý các cá nhân có liên quan trong việc "bất cẩn" làm mất, thất lạc tài liệu. Bởi lẽ đây là tài liệu đặc biệt quan trọng, là cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu hồi đất, áp giá bồi thường, cấp phép xây dựng dự án và hàng loạt các vấn đề quan trọng khác của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.  bỗng dưng "không tìm thấy" là chuyện chấn động, chưa từng xảy ra.

Mất "gốc", dựa vào đâu để ra  "ngọn"?

Thông tin về việc "không tìm thấy bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm" được ông Nguyễn Thanh Nhã, giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, chính thức thông tin trong buổi họp báo ngày 2-5-2018, là một thông tin rất sốc.

Bản đồ quy hoạch này được ban hành kèm theo Quyết định 367/QĐ-TTg ngày 4-6-1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất đối với khu vực này, từ việc quy hoạch dự án đến việc thu hồi đất, xác định ranh giới giữa khu đô thị và phía ngoài khu đô thị.

Điểm nóng về khiếu kiện đất đai ở khu đô thị Thủ Thiêm mà người dân đi khiếu nại, khởi kiện ra tòa hàng chục năm nay cũng vì liên quan đến thu hồi đất. Nhiều người dân đi khiếu nại cho rằng cần phải có bản đồ quy hoạch để xác định ranh đất của họ nằm trong hay ngoài quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm.

Không phải người dân không có cái lý khi đòi hỏi điều này. Bởi lẽ, có đến nhiều ha đất của người dân bị thu hồi để giao cho các chủ dự án.

Hiện nay, khu đô thị này đã có hàng trăm dự án mọc lên trên đất của người dân bị thu hồi. Nếu không dựa vào bản đồ quy hoạch thì các cơ quan chức năng của TP.HCM dựa vào đâu để xác định đất nào nhà nước thu hồi để  làm cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, khu nào phát triển kinh tế xã hội, nhà ở thương mại...

Mỗi một quyết định thu hồi phục vụ cho một mục đích, sẽ có một chính sách bồi thường khác nhau. Khi không có bản đồ quy hoạch thì người dân có quyền nghi ngờ về việc đất của họ bị thu hồi không đúng mục đích, giá bồi thường không phù hợp với chính sách thu hồi đất của nhà nước.

Việc chất vấn, đòi hỏi của người dân về bản đồ quy hoạch 1/5.000 ban hành kèm theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ là đúng, chính quyền TP cần phải trả lời một cách sòng phẳng về việc này.
 Bởi nếu "không tìm thấy" hay "bị mất" thì toàn bộ cơ sở pháp lý để hình thành khu đô thị mới Thủ Thiêm như thế nào? Đây là một vấn đề rất lớn, vượt quá phạm vi của TP.HCM.

Vi phạm pháp luật về lưu trữ, quy hoạch

Ông Nguyễn Thanh Nhã và ông Võ Văn Hoan (Chánh văn phòng UBND TP.HCM) đều cho rằng bản đồ này đã được phê duyệt cách nay hơn 20 năm, nhiều đơn vị đã chuyển địa điểm nên không lưu trữ bản đồ này.

Cần điều tra vụ mất bản đồ Quy hoạch Thủ Thiêm? - Ảnh 2.
Ông Võ Văn Hoan nói về việc thất lạc bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm - Ảnh: TỰ TRUNG

Ông Nhã cho biết tài liệu hồ sơ thì có lưu nhưng bản đồ đi kèm lại không có, đồng thời khẳng định TP đã báo cáo Chính phủ và Bộ Tư pháp để xin ý kiến. Cách trả lời của ông Nhã, ông Hoan rất khó thuyết phục được người dân.

Bởi lẽ, theo Luật Quy hoạch đô thị, hồ sơ quy hoạch đô thị (bao gồm bản đồ quy hoạch chi tiết đi kèm) là tài liệu nhà nước được lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ. Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia (năm 2001) và Luật Lưu trữ (năm 2011, thay thế Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia) đều quy định rất chi tiết về quy trình, thời hạn, trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị có liên quan trong việc lưu trữ tài liệu nhà nước.

Theo khoản 1 điều 17 Luật Lưu trữ, tài liệu về dự án, nhà đất là tài liệu được bảo quản vĩnh viễn, không có thời hạn. Bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, chính là loại tài liệu được nêu tại khoản 1 điều 17 nên phải được xếp vào loại được bảo quản vĩnh viễn.

Việc lưu trữ văn bản cơ quan nhà nước nói chung, các loại tài liệu liên quan đến nhà đất là công việc rất cơ bản của người làm công tác lưu trữ. Việc làm mất hay thất lạc là điều hết sức vô lý.

Chưa kể, hồ sơ quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quy định là do Bộ Xây dựng trình để Thủ tướng ký phê duyệt. Hồ sơ quy hoạch này, trong đó có bản đồ tỉ lệ 1/5.000, không chỉ có ở UBND TP.HCM và các sở ngành, mà còn phải được lưu trữ tại Văn phòng Chính phủ và các bộ Xây dựng, Tài nguyên và môi trường.

Việc thất lạc tấm bản đồ quan trọng như thế xảy ra ở các sở ngành và Văn phòng UBND TP.HCM đã là chuyện khó hiểu, còn nếu nói cả các bộ và Văn phòng Chính phủ cũng đều mất thì có gì đó không bình thường.

Nếu các cơ quan trung ương vẫn còn lưu trữ thì chỉ mỗi việc đơn giản là đề nghị trích lục để công bố, trả lời người dân thì sao UBND TP.HCM không làm?

Vì vậy, để làm rõ chuyện này, theo tôi, cần giao cho Bộ Công an vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc tài liệu đặc biệt quan trọng này và xử lý các cá nhân có liên quan.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét