Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường sắt đang bao biện về những vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tiếp thời gian qua, nào là thế lọ, nào là thế chai...
Kể từ khi người Pháp mở đường sắt và đưa vào hoạt động ở xứ An Nam, tới nay đã hơn 1 thế kỷ mấy chục năm (chính xác từ năm 1881). Tàu xuyên Việt của người Pháp lúc thịnh nhất chạy chỉ mất ngày rưỡi là từ ga Hàng Cỏ Hà Nội đến ga chợ Bến Thành Sài Gòn. Đường sắt được kéo về tận thị xã Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang bây giờ), là tuyến đường sắt đầu tiên trên cả nước. Họ còn đục bằng tay cả núi Hải Vân để cái hầm hỏa xa trở thành một kỳ quan suốt bao nhiêu năm, tới tận bây giờ...
Chỉ có điều, do bị hạn chế về cái gì đó, có thể là khoa học kỹ thuật chưa phát triển, toa tàu của người Pháp không có cái hố xí kín, cứ mặc cho hành khách xả thẳng xuống đường ray đủ thứ xú uế (phân, nước đái). Hậu quả: Mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường; buộc nhân viên bảo quản đường ray phải làm việc trong môi trường bẩn thỉu; mau hư hỏng đường ray và tà vẹt; gây ấn tượng xấu về ngành giao thông hiện đại...
Nhưng đánh đuổi Pháp xong rồi, chính quyền cách mạng tiếp thu mọi thứ do người Pháp để lại (sau này ở miền Nam thì từ VN cộng hòa), đã cố gắng tạo dựng cơ đồ, trong đó có cơ sở vật chất ngành giao thông. Không ai phủ nhận, với gần nửa thế kỷ sau khi khi kết thúc chiến tranh, nhà nước mới đã làm thêm nhiều đường sá, cầu cống, xe cộ, tàu bè. Việc đi lại so với những năm đầu hậu chiến (chứ không so với thời Pháp và thời VN cộng hòa) ngày một dễ chịu.
Nhưng chỉ riêng ngành đường sắt là dậm chân tại chỗ. Hơn hai phần ba thế kỷ chỉ dậm chân mốt hai mốt, sau đó theo "hướng chuồng lợn, quay".
Đường sắt tới tận bay giờ vẫn dùng khổ đường cũ, thời gian hành trình vẫn sên bò cả tàu khách lẫn tàu chợ tàu hàng, còn chậm hơn cả tàu thực dân Pháp, tai nạn đường sắt vẫn thường xuyên xảy ra, vé thì giá đắt trên giời, tết nhất không năm nào không hành hạ người đi lại đến mửa mật, toa tàu vẫn cũ kỹ lạc hậu, và nhất là vẫn cò
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét