Đầu tháng 5 vừa rồi, hàng trăm tờ báo nhao nhao đăng, phát về những sai phạm, khuất tất ở ở dự án đô thị mới Thủ Thiêm (TPHCM) như một trận động đất vừa mới xẩy ra chứ không phải diễn ra từ hai mươi năm trước.
Đặc biệt, sau buổi tiếp xúc của đoàn đại biểu quốc hội thành phố HCM với dân oan Thủ Thiêm ngày 9/5/2018 thì tâm tư, oan trái, khổ đau, phẫn uất...của người dân tràn ngập trên các báo.Thế nhưng, chỉ ít ngày tất cả hàng trăm tờ báo ấy tự nhiên im bặt như bản giao hưởng gặp dấu lặng vô tận mặc dù còn nhiều câu hỏi vụ này chưa được giải đáp. Đây không phải lần đầu tiên mà nó diễn ra thường xuyên ở rất nhiều sự kiện ví như vụ PU18, vụ bauxite...
Bán đảo Thủ Thiêm |
Sự im lặng bất ngờ của báo chí quốc doanh vụ Thủ Thiêm nghe đồn là do một tin nhắn từ cơ quan quản lý báo chí trung ương.Phỏng đoán này là có cơ sở vì đó là phương tiện của cơ quan quản lý báo chí thường áp dụng để điều khiển các tờ báo một cách tế nhị.Thế nhưng, vấn đề là tại sao chỉ một tin nhắn hay cú điện thoại mà hàng trăm tờ báo lại răm rắp như vậy?
Đó là một thứ luật không có trong văn bản trong giới báo chí.Một đơn vị đảng, nhà nước(tư nhân không được ra báo) muốn ra một tờ báo, trang thông tin... đều phải theo một quy trình: Làm đơn gửi các cơ quan quản lý báo chí của đảng CS (ban tuyên giáo TW), nhà nước(bộ 4T) xin ra tờ báo, trang thông tin... Khi bộ 4T, ban tuyên giáo đồng ý cho ra tờ báo... thì lãnh đạo cơ quan xin ra báo (cơ quan chủ quản) chỉ định một người làm tổng biên tập (TBT), tất nhiên tiêu chuẩn đầu tiên là phải “hợp cạ”, trung thành với sếp chủ quản.Tiếp đến anh TBT chọn cán bộ, phóng viên thành lập cơ quan báo theo quy định. Với những tờ báo lớn của cơ quan đảng CS thì việc chỉ định TBT rất thận trọng, khắt khe mà tiêu chuẩn đầu tiên là phải là người có lý lịch cỡ “ba đời” trung thành với đảng CS.
Với một TBT không cần một đồng nào góp vốn, mọi ân huệ, lên chức, lên lương, đặc quyền,lợi... từ chủ quản thì phẩm chất trước hết của anh ta là phải biết lãnh đạo cần gì, không thích gì,bài báo ảnh hưởng xấu, tốt đến quan chức, tổ chức nào, ở đâu, có lợi, hại gì đến tờ báo...từ đó mà vận dụng vào từng nội dung bài báo, số báo để tồn tại, “tiến bộ”. Do số phận tất cả cán bộ phóng viên đều do lãnh đạo cơ quan chủ quản, ban tuyên giáo, bộ 4T phán xét nên ai cũng phải biết ý mà “chiều chuộng” lãnh đạo chủ quản, ban tuyên giáo, bộ 4T.Với một bài dù không vi phạm luật báo chí nhưng trái ý các cỡ lãnh đạo đảng, bộ 4T, ban tuyên giáo thậm chí một doanh nghiệp, đại gia... thì cũng rắc rối, vẫn bị quở trách, ngăn chặn hoặc đăng bài cải chính, xin lỗi...Nếu cứ để nhiều lần phải nhắc nhở mà cấp trên cảm thấy để anh TBT này tiếp tục sẽ “kém an toàn” thì rất đơn giản: “Đảng điều đi làm nhiệm vụ mới”, khỏi cãi!(vì 100% TBT phải là đảng viên).
Năm 2007 nhà báo Phạm Thành bạn tôi làm thư ký báo VOV của đài tiếng nói VN chỉ đăng vài câu trên mạng phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông đúng sự thật mà bị mất chức suýt bị bắt giam, tù...Những tờ báo năng động hàng đầu có TBT bị đảng “chuyển sang nhiệm vụ mới” nhiều nhất là Tuổi trẻ,Thanh Niên, Đại Đoàn Kết....TBT báo Đại Đoàn Kết Lý Tiến Dũng cũng bị “đi làm nhiệm vụ mới” sau khi đăng ý kiến ông Võ Nguyên Giáp không nên đập hội trường Ba Đình cũ và không nên thực hiện dự án baxite Tây nguyên, TBT báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa bị thu thẻ nhà báo,khởi tố vì đăng “sai sự thật” nhất là bài “Thị trường sao và vạch”phản ánh “không đúng” về sự cực kỳ trong sạch của quân đội ta...
Từ đây nguyên tắc rộng rãi của các TBT, cán bộ quản lý báo quốc doanh là: “Báo không hay còn hơn lung lay ghế”.Vì vậy nghiệp vụ trước hết của lãnh đạo báo quốc doanh là linh cảm trước các sự kiện: an toàn hay “nhậy cảm”.Trước một sự kiện có yếu tố chính trị, “nhậy cảm” như TQ xâm lược biển đông, toà Đức xử “quân ta”...chẳng hạn thì tự các phóng viên phải cảm nhận tình hình để quyết định viết bài hay không.Khi viết rồi vẫn thấy “cấn cái”, thì “bộ tham mưu” tờ báo phải bàn bạc, nhận định rồi mới quyết định đăng hay không, đăng như thế nào... để được an toàn. Với một sự kiện như vụ Thủ Thiêm đã có tin nhắn hoặc phone của cấp trên nói “tạm dừng” rồi thì không khác gì một mệnh lệnh. Vụ Thủ Thiêm giữa chừng báo chí “im bặt” theo tôi là cấp trên thấy nếu cứ để báo chí đăng “sả láng” thì sẽ tạo sức ép đến việc xử lý.Việc thủ tướng Ngyễn Xuân Phúc gọi vụ sai phạm này chỉ là “thiếu xót” như vụ Formosa chỉ là “sự cố” thì với một TBT báo quốc doanh có linh cảm nghề nghiệp tốt sẽ phải hiểu cấp trên muốn xử lý vụ này ở mức nào để báo mình không nên đi “quá đà”, lỡ bước...
Do không được tự do đăng sự thật nên báo quốc doanh hay đói đề tài, kém hấp dẫn.Bởi thế, khi có một sự kiện hấp dẫn đăng lên sẽ thu hút nhiều độc giả, dễ kiếm quảng cáo là họ đổ xô khai thác tư liệu đăng tới tấp nhưng khi thấy tín hiệu nguy hiểm, đặc biệt bị nhắc nhở bằng bất kỳ hình thức nào thì báo quốc doanh sẽ thực hiện ngay nguyên tắc “ Báo không hay còn hơn lung lay ghế”.
Báo quốc doanh như một giàn đồng ca là như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét