Trang web của Vinashin hồi 2013.
Vào đầu năm 2017 khi Nguyễn Ngọc
Sự phát ngôn đến mức trơ tráo ‘Tất cả các khoản nợ trước đây của Vinashin giờ Bộ
Tài chính đứng ra xử lý’ - một cách đổ vấy trách nhiệm lên đầu ngân sách quốc
gia và cũng là lên đầu dân đen phải è cổ đóng thuế để nuôi một bộ máy bị xem là
‘ăn tàn phá hại’ chưa từng có, có lẽ quan chức Chủ tịch Hội đồng thành viên
Vinashin này không thể hình dung là chỉ một năm sau đó ông ta đã phải tra tay
vào còng, để lại một ‘con tàu đắm’ đang kéo chìm rất nhanh nền ngân sách chế độ
chỉ còn tính bằng từng năm thoi thóp.
Và để lại ‘kẻ đổ vỏ vĩ đại’ -
Nguyễn Xuân Phúc - cho một đời thủ tướng bị xem là ‘phá chưa từng có’ - Nguyễn
Tấn Dũng.
Những con số ‘phi thường’
Tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra
vào tháng Năm năm 2018, nghị trường một lần nữa nóng rẫy bởi vụ việc có tiền sử
là vụ án Vinashin: ‘con tàu đắm’ này tiếp tục cơn ác mộng dường như không bao
giờ chấm dứt của nó khi tiếp tục lỗ đến 5.000 tỉ -7.000 tỉ đồng mỗi năm – tương
đương đến 5% tổng thu ngân sách quốc gia.
Chính đại biểu quốc hội Nguyễn
Phi Thường, một trong những giám sát viên của Quốc về kinh tế và tài chính, đã
phải nói ra con số lỗ lã ‘phi thường’ trên. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là ‘không
có hướng ra’ cho Vinashin.
Đây là lần thứ hai liên tiếp
trong hai năm, bộ phận giám sát tài chính doanh nghiệp của Quốc hội phải lôi tuột
thảm cảnh của Vinashin ra để kêu cứu, trong bối cảnh ngân sách đang không biết
lấy tiền ở đâu để trám vào lỗ thủng toang hoác của ít nhất 30% công chức viên
chức ‘không làm gì cả nhưng vẫn đều đều lãnh lương’.
Vào năm ngoái, khi chuẩn bị cho kỳ
họp quốc hội mới vào cuối quý 1 năm 2017, phía chính phủ của ông Phúc cũng đã
phải một lần nữa kêu than: dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho
Vinashin trong 10 năm tới lên tới 63,2 nghìn tỷ đồng!
Nhưng từ cái lần Nguyễn Xuân Phúc
như muốn chối bỏ trách nhiệm ‘đổ vỏ’ trên cho đến nay, tình cảnh vẫn như cũ, vẫn
hoàn cám cảnh. Không một khoản nợ đáng kể nào của Vinashin được xử lý. Tất cả vẫn
nguyên trạng bế tắc.
Quả là chưa có một đời thủ tướng
cộng sản nào phải “đổ vỏ” ghê gớm như thời ông Nguyễn Xuân Phúc. Chỉ riêng
trong khu vực các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mà con số nợ vay đã lên đến
237 tỷ USD, Chính phủ đã bảo lãnh đến bảo lãnh 21 tỷ USD và phải có trách nhiệm
trả nợ cho số tiền mà vào thời buổi này “không biết đào đâu ra”.
Trong đó, những cái tên như
Vinalines, Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) vẫn là nỗi ám ảnh
thường trực.
Thật trớ trêu, Nguyễn Xuân Phúc lại
phải ‘đổ vỏ’ cho thủ trưởng trực tiếp của ông Phúc vào nhiệm kỳ trước là Nguyễn
Tấn Dũng.
Nguyễn Tấn Dũng đã ‘sáng tác’ gì?
Vào thời thủ tướng cũ là Nguyễn Tấn
Dũng, số nợ của Vinashin đã lên tới khoảng 86 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 4 tỷ
USD, chiếm đến 2,5% GDP vào thời gian đó.
Không thể rút rỉa ngân sách để
“bù đắp khó khăn” cho Vinashin, vào năm 2005, chính phủ Việt Nam đã tìm cách
phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu
đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7,125%/năm. Số trái phiếu này đến hạn trả nợ
gốc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay lại toàn bộ số
trái phiếu nói trên, nhưng khoản vay này không hiểu do nguồn cơn nào mà đã tiêu
tán, để cuối cùng Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ. Tuy
thế, hồ sơ vụ này gần như bị đóng lại. Báo chí chỉ dám hé môi rồi sau đó im bặt.
Về sau này, một chuyên gia tài
chính là ông Bùi Kiến Thành đã phải nói rằng việc chính phủ giao toàn bộ 750
triệu đôla vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là “lỗi
cực kỳ lớn”.
Đến năm 2010, số dư nợ của
Vinashin đã lên đến 80 ngàn tỷ đồng và trở nên “vô phương cứu chữa”.
Vào năm 2010, chính phủ Việt Nam
lại phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán
Singapore, với lãi suất 6,75%/năm. Số tiền này sau đó được chính phủ cho một số
tập đoàn kinh tế lớn như dầu khí, điện lực, Vinalines… vay lại. Tuy thế, cũng
không thấy tăm hơi nào từ số tiền “tái cơ cấu Vinashin”. Doanh nghiệp được mệnh
danh là “con tàu đắm” này cứ lần lượt nuốt chửng các khoản tiền khổng lồ.
Vào năm 2014, lần thứ ba chính phủ
Việt Nam tìm cách phát hành 1 tỷ USD trái phiếu. Tuy nhiên lần này có vẻ không
còn “thành công” như hai lần trước đó. Đây cũng là thời gian mà những xung đột
chính trị trong chính trường Việt Nam trở nên quyết liệt hơn hẳn trên cung đường
“lập thành tích chào mừng đại hội 12 của đảng”.
Cuối năm 2015, chính phủ thêm một
lần nữa cố gắng tạo ra kế hoạch “phát hành 3 tỷ USD trái phiếu đặc biệt ra quốc
tế”. Nhưng đến giữa năm 2016 thì kế hoạch này đã hoàn toàn tan vỡ.
Bóp dân để trả nợ cho Vinashin?
Còn bây giờ là năm 2018. Tình thế
hiện thời là vô cùng bế tắc đối với ‘quả đấm thép’ (từ ngữ mà thủ tướng trước
đây là Nguyễn Tấn Dũng đã dùng để vinh danh Vinashin).
Món nợ khổng lồ của Vinashin vẫn
còn gần như nguyên vẹn, và trách nhiệm phải xử lý không ai khác là “tân chính
phủ” của người vẫn còn bị một số dư luận xem là “tân thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc”.
Lấy đâu ra số tiền 63 ngàn tỷ đồng
để trả nợ cho Vinashin trong 10 năm tới? Hay lại xuất ngân sách để ‘đổ vỏ’?
Nhưng ngân sách lại đang ‘tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc’ vào thai kỳ cuối cùng trước khi xuất ra một
quái thai đúng nghĩa.
Vào năm 2017, nếu không tính đến
phần bán vốn Tổng công ty Rượu bia – nước giải khát (Sabeco), thu được chẵn 5 tỷ
USD, tương đương 110.000 tỷ đồng, kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ là 1.173
ngàn tỷ đồng, tức chỉ đạt 96,8% dự toán thu đầu năm 2017.
Kết quả 96,8% thu ngân sách năm
2017 không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi
đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự
toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt
dự toán.
Giờ đây, một phần lớn phần được
xem là ‘tăng thu’ của ngân sách chỉ biết dựa vào… thuế đất.
Trong khi dó, toàn bộ ba khối
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều
bạc nhược trong chu kỳ suy thoái kinh tế kéo dài suốt từ năm 2008 đến nay.
Đó chính là nguồn cơn sâu xa và
chua chát về việc tại sao trong năm 2018, Chính phủ phải tiếp tục đè dân thu
thuế và tìm cách “bán mình” tại một số tập đoàn được xem là “bò sữa” luôn mang
lại lợi ích cho chính thể và cầm hơi cho đảng cầm quyền, khiến cho tăng giá và
thuế má trở thành một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của
một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt ở Việt Nam.
Nhưng vẫn còn một giải pháp khác
mà Tổng bí thư Trọng đang lấp lóe hy vọng: bắt quan chức để thu hồi tài sản
tham nhũng.
Thu hồi từ ai?
Chỉ vài ngày sau khi kết thúc
phiên tòa “Thăng – Thanh” và vào lúc một phiên tòa khác xử Trịnh Xuân Thanh tội
“tham ô” gần chấm dứt vào đầu năm 2018, chiếc xe thùng cảnh sát của Tổng bí thư
Trọng lại tiếp tục đỗ xịch trước cửa nhà nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên
Vinashin Nguyễn Ngọc Sự.
Vụ khởi tố và tống giam đối với cựu
quan chức Nguyễn Ngọc Sự đã khiến bật ra những dấu hỏi lớn về ý đồ mới của Tổng
bí thư Trọng: vì sao vụ án Vinashin đã trôi qua đến 7 năm với vụ xử “Phạm Thanh
Bình và đồng bọn”, nhưng đến gần đây được “xới lại”? Việc bắt Nguyễn Ngọc Sự là
nhắm đến trách nhiệm của quan chức này vào thời còn làm lãnh đạo ở Vinashin hay
ở PVN? Việc bắt Nguyễn Ngọc Sự chỉ đơn thuần là phạm trù cá nhân đối với ông Sự
hay còn mang ẩn ý muốn nhắm đến một “cái ô” nào đã che chắn cho ông Sự?
Một chi tiết đáng mổ xẻ là trong
bản tin về bắt Nguyễn Ngọc Sự của báo Bảo vệ pháp luật có đoạn “Trước đó, ngày
9/10/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1868/QĐ-TTg, điều động, bổ nhiệm
ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), giữ chức
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Tại PVN,
ông Sự là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính của cả tập đoàn. Tháng 8/2017,
ông Sự đã nhận quyết định nghỉ hưu, thôi vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng
công ty Công nghiệp tàu thủy”.
Cách đưa tin và có vẻ nhấn mạnh về
“Thủ tướng Chính phủ” là khá đặc biệt, bởi thông thường báo chí Việt Nam khi
đưa tin về quá tình của các nhân vật này kia thì chỉ viết ‘ông/bà được bổ nhiệm/trở
thành…” mà không cần nêu rõ là ai bổ nhiệm.
Ở Việt Nam, nhiều người cũng biết
rằng “Thủ tướng Chính phủ” vào năm 2012 là Nguyễn Tấn Dũng, cũng là quan chức
cao cấp bị xem là phải chịu trách nhiệm về “quá đấm thép” mà sau đó đã trở
thành “con tàu đắm” Vinashin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét