Tác giả gửi tới Dân Luận
Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt), sinh 20/2/1950, quê xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, vào Đảng Cộng sản Việt Nam 17/4/1968.
Hải tham gia CM năm 1968, hoà bình thì đi học bổ túc văn hoá. Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.
Hải dần leo lên đỉnh cao quyền lực.
Có 5 năm làm Chủ tịch tp HCM. Có hơn 10 năm làm Bí thư thành uỷ. Hải tham gia Bộ Chính trị 2 khoá, 10 và 11.
Và cũng giống với Nguyễn Bá Thanh tại Đà nẵng, Hải là "anh Hai Sài gòn", khét tiếng tàn bạo, tham nhũng vơ vét và tham vọng quyền lực.
Hải bật lên nhờ vào thế lực nhà vợ.
Chị Cả của vợ là Trương Mỹ Lệ cán bộ Thành uỷ sau 1975. Chị Hai là Trương Mỹ Hoa, Uỷ viên TW, phó Chủ tịch nước.
Khi bắt đầu lên Chủ tịch tp, Hải đã biết tập trung mọi nhánh quyền vào tay mình. "Gia tộc" Lê Thanh Hải ra đời từ đó. Và Hải đã chết danh "lãnh chúa Gia Định".
Trong suốt thời gian làm "lãnh chúa Gia Định", Hải tạo phe cánh một lòng một dạ phục vụ mình. Đưa tay chân nắm hầu hết các cơ quan chủ chốt. Tất nhiên, người thân là ưu tiên số 1:
- Hải đã "cơ cấu" vợ mình là Trương Thị Hiền vào Hiệu trưởng trường đào tạo Cán bộ Tp. Khi bà ta sắp hưu, trong 2 tháng Hải đã nhanh chân "nâng" trường lên Học viện Đào tạo cán bộ. Và tất nhiên, bà Hiền được "phong" Giám đốc học viện ( 1 tháng ) rồi hưu.
- Anh vợ, Trương Minh Nhựt, bí thư quận 4, thành uỷ viên, rồi Vụ Trưởng Ban tuyên giáo TW phụ trách phía Nam.
- Em trai Lê Tấn Hùng, từ Tổng Chỉ huy lực lượng TN xung phong, sau đó sang Tổng GĐ cty Nông nghiệp Sài gòn.
- Con trai Lê Trương Hải Hiếu, Thành uỷ viên, Chủ tịch quận 12.
- Con trai Lê Trương Hiền Hoà, GĐ trung tâm xúc tiến du lịch Tp HCM.
- Cháu, họ hàng bà con của Lê Thanh Hải tham gia làm cán bộ tại các cơ quan ban ngành tp thì... không bao giờ... đếm hết.
Hơn 15 năm ngồi trên "đỉnh cao quyền lực", Lê Thanh Hải đã để lại hàng ngàn tiếng kêu ai oán.
"Gia tộc" Lê Thanh Hải là "đế chế" bất khả xâm phạm, và cũng là nỗi kinh hoàng đầy nguyền rủa của nhân dân Sài gòn- Gia định.
Hơn 15 năm nắm giữ quyền lực tột đỉnh tại tp HCM, Lê Thanh Hải đã thâu tóm cho gia đình mình của cải không đếm xuể.
Hải đưa Huỳnh Ngọc Sĩ ( sau bị kết án chung thân ) người từng trợ lý cho mình thời TNXP về làm Trưởng ban quản lý các dự án. Từ đây, Sĩ nhận hối lộ hàng triệu USD của đối tác Nhật Bản. Tiền thì vào túi Hải, nhưng ở tù lại là Sĩ (!)
Hải tổ chức quy hoạch tại nhiều quận huyện, lấy "đất vàng" giao cho người thân và phe nhóm. Từ Hóc Môn đến Bình Thạnh, từ quận 2 đến quận 9..đâu đâu cũng dậy sóng căm thù Hải. Oan sai với dân lành ngút trời, song Hải vẫn bình yên và leo cao.
Ngày 03/12/2002, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã ra Quyết định số 5013/QĐ-UB ngày 3/12/2002 về việc giao 9.039 m2 đất tại phường 22, quận Bình Thạnh (trong đó có nhà, đất ở của bà Dương Thị Kính) cho Công ty Đầu tư và xây dựng Thanh niên xung phong do em ruột Lê Thanh Hải là Lê Tấn Hùng làm giám đốc để xây dựng Trung tâm Thương mại thuộc sở hữu tư nhân có chức năng kinh doanh nhà ở, dịch vụ, thương mại.
Hải đã cho cưỡng chế , cướp đất ở của bà Dương Thị Kính, tại 255/6/27 Ngô Tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Kính bản thân đã tham gia cả hai cuộc chiến tranh ái quốc, có mẹ là Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, có bố và 3 em trai là liệt sĩ.
Quá uất ức và buồn đau vì mất đất mất nhà, kêu cứu cũng vô vọng, bà đột quỵ và tử vong.
Cụ Bà Nguyễn Thị The, ở Thủ Thiêm ( quận 2 ), theo nhà báo Nguyễn Tường Minh (báo Người tiẻu dùng) cho biết, cả gia đình cụ đã tan nát vì Lê Thanh Hải.
Chồng bà, con trai bà, đã treo cổ tự vẫn vì bị cưỡng chế, ruồng bố.
Đó chỉ là 2 trong hàng ngàn trường hợp oan ức vì mất nhà mất đất, kêu cứu hàng chục năm ròng không cơ quan nào can thiệp.
Về Tp HCM, đến quận 2, quận 9, quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Chánh.. đâu đâu cũng dân tình cũng kể tội, lên cáo trạng về một tên lãnh chúa tham lam và tàn bạo trong thế kỷ 20-21.
Trong khi đó, "gia tộc" Lê Thanh Hải, nhờ tham ô, vun vén cá nhân, đã giàu "nức đố đổ vách".
"Đệ nhất phu nhân" Trương Thị Hiền chuyên "lấy xâu" hàng trăm tỷ từ các cán bộ tp tìm đến "dâng" lên để yên thân, để mua ghế, mua chức.
Em trai Lê Tấn Hùng "xà xẻo" công quỹ 15 tỷ đang bị kỷ luật.
Các con của Hải đã biến công sản của nhân dân thành tiền nhà, để mua những viên kim cương trị giá hàng tỷ đồng, tặng cho bồ bịch của mình.
Con trai Hải Hiếu du học bằng ngân sách, về ẳm PCT quận 1, CT quận 12. Lắm tiền, Hiếu mua nhà, cung phụng cho "bồ" sinh con.
Hiền Hoà, ngoài vị thế Giám đốc TT xúc tiến du lịch, thì lập công ty kinh doanh BĐS, kinh doanh đồ gỗ nội thất.
Lý Nhã Kỳ mua du thuyền, sắm siêu xe, xây biệt thự trăm tỷ dát vàng, đeo nhẫn kim cương 7 tỷ... Lý Nhã Kỳ làm gì mà giàu gê thế?
Đơn giản, cô ta là "bồ ruột" của Lê Trương Hiền Hoà, và là kẻ "rửa tiền" cho "gia tộc" Lê Thanh Hải, lãnh chúa Sài gòn Gia Định.
Đuổi dân, thu hồi đất tại quận 2, quận 9, tàn bạo với dân bao nhiêu thì Lê Thanh Hải càng "ưu ái" cho Trương Mỹ Lan ( gốc Hoa ) bấy nhiêu. Nếu Đà Nẵng có Vũ Nhôm, thì tp HCM lại có Trương Mỹ Lan, bà trùm thâu tóm công sản lẫn đất vàng của thành phố với giá rẻ mạt và thậm chí được mua chỉ định thầu. Vạn Thịnh Phát thành lập 1992, nhưng phát triển "khủng" phải đến năm 2007, năm Lê Thanh Hải bắt đầu ngồi trên ngai "lãnh chúa" Sài gòn.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Trương Mỹ Lan. Tập đoàn này hiện có vốn điều lệ tới 12.800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (9.300 tỷ đồng) và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với mức lần lượt là 7.200)
Chỉ riêng tại 2 công ty Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường.
Bà chủ Trương Mỹ Lan lại khá bí ẩn, thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông.
Ngoài Times Square, doanh nhân Trương Mỹ Lan hiện nắm trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều cao ốc ở những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm thành phố, như An Đông Plaza – Winsor Hotel, Union Square, dự án căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Năm 2013, qua các công ty trung gian, bà Lan đã mua lại Vincom Center A với giá trị chuyển nhượng công bố gần 10 nghìn tỷ đồng sau đó đổi tên thành Union Square. Ngoài các dự án nằm trên "đất vàng" trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence….
Trương Mỹ Lan đang nắm giữ :
- CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng
- CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng
- CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng.
- CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD) vốn điều lệ 11.000 tỷ đồng.
- CTCP Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng
Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ còn một dự án “vàng” Vạn Thịnh Phá thâu tóm được do Lê Thanh Hải chỉ định thầu. Đó là khu tứ giác vàng mặt tiền phố đi bộ Nguyễn Huệ - đường Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế (quận 1), nằm cạnh tháp Bitexco, trung tâm văn phòng Sunwah, đối diện tòa nhà Times Square. Khu đất 4 mặt phố ở vị trí đắc địa này có diện tích 1,31 ha.
Cái tên Vạn Thịnh Phát thực sự được chú ý khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng khai nhận 500.000 USD và 20 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan chuyển giúp cho một cán bộ cấp cao.
Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong "Hồ sơ Panama" có tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.( “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015 ).
Cứ nhìn "đế chế" Trương Mỹ Lan hùng mạnh về tài chính, giàu đến phát khiếp ra sao; mỹ nữ Lý Nhã Kỳ khoe sự giàu có phù xa hoa đến thế nào... thì bạn sẽ hình dung ra "gia tộc" của Lê Thanh Hải sẽ "vinh thân phì gia" đến mức độ gì.
Tội trạng của "lãnh chúa" Sài gòn Gia Đinh, không thể kể hết bằng bút mực. Rồi đây hắn sẽ phải trả giá cho những gì hắn gây ra đối với nhân dân tp HCM nói riêng và dân tộc này nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét