Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

4475 * Rác Đức – Rác Việt


Khi đi khám mắt định kỳ hàng năm, ngồi chờ ở phòng đợi không biết làm gì, tiện tay cầm tờ Der Spiegel (Tấm Gương) lên đọc. Lật vài trang, thấy một bài nói về vấn đề “xử lý” rác ở nước Đức.
Bài báo tương đối khá dài, chỉ nêu ra những vấn đề chính để so sánh với chuyện rác ở Việt Nam. Nước Đức có khoảng 82,5 triệu dân, tính đến tháng 12.2016, với diện tích 357.853 km². Về diện tích lớn hơn Việt Nam không nhiều (331.690 km²) nhưng dân số thì ít hơn Việt Nam (khoảng 95.4 triệu, theo con số năm 2017).
Mỗi người dân Đức thải ra trung bình gần nửa tấn rác đủ loại hàng năm, từ chai nhựa, lọ thủy tinh, giấy gói, bao bì plastic, thức ăn thừa… đến máy móc, đồ điện, computer, laptop, pin… Tổng lượng rác này chất lên các xe vận tải lớn nối đuôi nhau sẽ dài chừng… 50.000 km, hơn một vòng chu vi trái đất, nhưng người dân Đức vốn lo xa, nhìn rộng nên lập ra kế hoạch “xử lý” rác, điều mà hơn 40 năm trước ít ai nghĩ tới, rác chỉ được đem đốt.
Hiện nay, rác ở Đức được phân thành nhiều loại, người dân được hướng dẫn, trẻ em được giáo dục từ tiểu học cách chia rác, loại nào có thể tái chế như bao bì nylon, chai nhựa plastic, thủy tinh, giấy carton, giấy kim loại, pin, bình điện xe hơi, xe gắn máy… loại nào có thể phân hủy bằng vi sinh như thức ăn thừa, cây cối, bông hoa tàn héo, trở thành năng lượng (khí Biomethan cho máy điện, hơi đốt) và phân bón (mủn)…
Riêng các xí nghiệp sản xuất (rác công nghiệp) phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt hơn rất nhiều, thường xuyên bị thanh tra, kiểm soát. Vi phạm quy định sẽ bị phạt rất nặng, bị đóng cửa, ra tòa… tùy theo mức độ. Hiện nay, tại mỗi siêu thị, tiệm bán máy móc, đồ điện… đều có nơi thu gom pin cũ các loại. Muốn mua một bình điện cho ô tô, hoặc phải đem bình điện cũ lại hoặc phải trả thêm 15 euro. Số tiền này sẽ được hoàn trả khi giao bình điện cũ cho tiệm buôn.
Về việc phân loại rác. Mỗi thùng chứa rác có những ký hiệu, màu sắc khác nhau để người dân thực hiện đúng theo yêu cầu của chính phủ như: Màu xanh lá cây dành cho sách báo cũ, tờ rơi quảng cáo, bao bì bằng giấy, thùng, bưu kiện bằng carton…Màu vàng cho rác có thể tái chế (Recycle) như chai nhựa, lọ, hộp bằng plastic, hộp sữa bằng giấy cứng lót nhôm, đồ hộp, vật dụng gia đình bằng kim loại… Màu xám cho các loại rác bẩn không thể tái chế như tả trẻ em, băng vệ sinh, quần áo cũ, rách… Màu xám trên nắp có chữ BIO cho thức ăn thừa, rau cải, bông hoa, cây cối héo, vỏ chuối, vỏ cam, bã cà phê…tất cả những loại vi sinh vật có thể phân hủy.
Tổng doanh thu của ngành chế biến rác  của Đức năm 2014 là 45 tỷ euro, bằng ¼ tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam năm 2016.
Từ chuyện giải quyết vấn đề rác ở xứ người, quay nhìn về Việt Nam, thấy sự khác biệt rất xa. Số lượng rác ở VN trong thời kỳ hội nhập với thế giới không thua kém gì nước Đức, nhưng cách giải quyết khác nhau môt trời một vực. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, xin liệt kê những nguyên nhân chính:
1. Chế độ CS không quan tâm đúng mức vấn đề “xử lý” rác, không lưu tâm đến môi trường sống nên không có chính sách giáo dục, hướng dẫn dân chúng trong chuyện giảm thiểu số lượng rác thải ra, không có kế hoạch, chính sách “xử lý”, tái chế rác thành năng lượng một cách quy mô. Dù tại một số tỉnh, thành phố đã có nhà máy đốt hay biến chế rác thành nhiên liệu, năng lượng nhưng chỉ “xử lý” được một phần nhỏ khối lượng rác thải ra hàng ngày.
2. Người dân không có ý thức vệ sinh; xã hội, cộng đồng vứt rác bừa bãi. Rác ra khỏi nhà là xong, đi đâu là chuyện của thiên hạ. Còn có thối, có bốc mùi thì… cùng nhau ngửi, không phải mình ta. Thu gom, phân loại, tái chế rác là một vấn đề gây nhức nhối khi chế độ thiếu tầm nhìn, người dân thiếu giáo dục, ý thức.
3. Rác công nghiệp và rác bệnh viện – Loại rác cần phải xử lý theo đúng quy trình nghiêm ngặt nhất – tàn phá môi trường nặng nề, gây ô nhiễm, ung thư và nhiều căn bệnh khác cho người dân thì chế độ vì có tầm nhìn thiển cận, hám lợi, tham nhũng nên bỏ mặc cho các doanh nghiệp, “xử lý” sao cũng được.
Nói chung, ngoài một khối lượng nhỏ rác được tái chế bởi các doanh nghiệp, nhà máy nhỏ, thu, mua rác từ đội quân riêng rẽ nhưng hùng hậu, sống nhờ bới rác ở những thành phố lớn như Hà NộiSài gònĐà Nẵng…, còn lại chỉ đem đốt, đào hố chôn, thải, đổ ra biển, ra sông hay chất đống cho tự phân hủy.
Nhưng chuyện đốt cũng gây ra nhiều vấn đề bởi những loại rác như chai, lọ, bao bì bằng plastic, nylon không thể cháy thành tro than, phải giải quyết ra sao? Hoặc các loại tro than độc hại không thể chôn xuống đất sẽ được “xử lý” như thế nào? Khuynh hướng hiện tại là… cứ đổ đống ra đó như nhiệt điện Vĩnh Tân đang làm hoặc chôn ngầm xuống dưới đất, khi nào bị phát giác sẽ tính sau. Ô nhiễm môi trường, gây ung thư cho dân chúng quanh vùng không là chuyện phải quan tâm, lo lắng.
Tuy nhiên, tất cả các loại rác kể trên, dù có nguy hiểm, nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đến đâu đi nữa cũng không thể sánh bằng một loại rác khác nguy hiểm, gây tác hại nặng nề, lâu dài, ảnh hưởng nhiều thế hệ, không do sinh hoạt con người thải ra mà do lịch sử nhân loại hình thành. Đó là Rác Cộng Sản. Ông Nguyễn Phú Trọng, “hào kiệt thời nhà Sản” đang tìm cách đốt, ông gọi là “củi” nhưng đúng hơn phải gọi đó là rác.
Loại rác này nhiều vô kể, hiện diện khắp nơi, trên tất cả mọi miền đất nước. Nó có từ thôn, khóm, phường, xã, quận lên đến trung ương, nội các chính phủ, quốc hội… và giống như Phạm Nhan, đốt, dẹp chỗ này, nó xuất hiện chỗ khác. Loại rác này, một số nước khác trên thế giới ở Đông Âu cũng từng phải chịu đựng nhưng nhờ người dân quyết tâm dọn dẹp nên đã sạch sẽ, không còn thấy xuất hiện nữa.
“Hào kiệt” Nguyễn Phú Trọng cũng đang ra sức đốt và quạt lò liên tục. Nhưng phương pháp đốt các loại rác này của ông xem ra không hữu hiệu cho lắm mà tốn kém tiền thuế của dân cũng bộn. Nghe nói chỉ riêng vụ hốt đóng rác Trịnh Xuân Thanh từ Đức về để làm củi, tốn khoảng 20 triệu euro.
Hơn nữa, ông Trọng chỉ đốt những loại rác rưởi mà ông ta không thích, không vừa mũi. Những loại rác thấy thơm, hợp mũi, vừa mắt thì ông chừa lại, như đống rác to ở Yên Bái, hay rác ở nhà máy luyện thép Formosa, Bauxite Tây Nguyên, nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân… Những loại rác này có gây ung thư cho dân, làm ô nhiễm, tàn phá môi trường nặng nề thì không phải do lỗi của ông, lỗi đảng CSVN và chế độ, chẳng qua do sức đề kháng của dân Việt Nam kém nên… ráng chịu thôi.
Các loại rác này ông Nguyễn Phú Trọng không đụng đến – có thể vì lý do, chính loại rác này chống lưng cho ông, ông đang ngập ngụa trong đống rác này hoặc vì nó nóng quá, rờ vào phỏng tay, “xử lý” nó, không chừng đang sống ông có thể đột ngột chuyển sang từ trần, mà không chỉ riêng ông, cả cái băng đảng CSVN cũng dễ tiêu luôn. Muốn đốt loại rác này, Nguyễn Phú Trọng cần có hậu thuẫn của người dân nhưng vốn dĩ, ông và đảng CSVN luôn coi dân là những con vịt để vặt lông, nên đời nào ông quan tâm, kêu gọi họ hổ trợ.
Các loại rác trên đã biến cả nước trở thành một bãi rác khổng lồ. Người dân phải sống chung với quá nhiều loại rác. Nếu người dân Việt Nam không mạnh dạn, chung tay với nhau, cương quyết và nhanh chóng dọn dẹp, đốt cho cháy hết thì chẳng bao lâu nữa người sẽ không còn đất sống, mà phải nhường chỗ cho rác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét