Vào ngày này năm 1901, cái chết của Nữ hoàng Victoria đã
chấm dứt một kỷ nguyên trong lịch sử Anh Quốc mà trong đó người dân không
biết đến sự hiện diện của vị quân vương nào khác ngoài bà. Triều đại
63 năm của Victoria, thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh, là
thời kỳ phát triển của một đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn. Victoria
đã khôi phục danh dự của hoàng gia và đảm bảo họ sẽ tiếp tục tồn
tại như một thể chế chính trị nghi thức.
Nhưng chỉ hai năm sau đó, chiến thắng bầu cử đã giúp
Đảng Tory chiếm đa số trong Hạ viện Anh, và Nữ hoàng đã buộc phải chấp nhận
Peel làm Thủ tướng. Từ đó trở đi, bà không còn can thiệp trực tiếp vào
chính trị của nước Anh dân chủ nữa.
Năm 1839, người anh họ (hàng thứ nhất) của Victoria,
Albert, một công vương Đức, đã đến thăm Lâu đài Windsor của Anh. Chỉ năm
ngày sau khi ông đến, Nữ hoàng đã ngỏ lời cầu hôn. Vị công vương đã
chấp nhận, và vào tháng 02/1840, hai người đã thành hôn. Ông nhanh chóng trở
thành người có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời bà và đã đóng vai trò như
thư ký riêng của Nữ hoàng. Trong số những thành tựu lớn nhất của ông trong
vai trò hoàng thân là tổ chức Đại Triển lãm (Great Exhibition of 1851), hội chợ
đầu tiên trên thế giới, tại Lâu đài Crystal ở London. Ông cũng là người
khiến Nữ hoàng chuyển hướng từ ủng hộ Đảng Whig sang Đảng Tory (tức Đảng
Bảo thủ). Sau này, Victoria là một người ủng hộ công khai Benjamin Disraeli,
lãnh đạo Đảng Bảo thủ.
Victoria và Albert đã cho xây dựng dinh thự hoàng gia tại
Osborne House trên Đảo Wight và tại Lâu đài Balmoral ở Scotland, và ngày càng
xa rời London. Họ có với nhau 9 người con, trong đó có Victoria – người
sau trở thành Nữ hoàng Đức, và Hoàng tử xứ Wales, sau đó trở thành Vua
Edward VII. Năm 1861, Albert qua đời, Victoria đã đau đơn tiếc thương đến
nỗi không xuất hiện trước công chúng suốt ba năm. Bà chưa bao giờ hoàn toàn
vượt qua được mất mát này. Cho đến tận cuối đời, bà vẫn thường lệnh cho hầu
gái hàng đêm chuẩn bị sẵn quần áo cho Albert vào ngày hôm sau, và mỗi
sáng đều phải thay nước trong chậu rửa ở phòng ông.
Disraeli đã cố giúp bà thoát khỏi sự cô độc, và Victoria
đã rất ấn tượng với những nỗ lực của ông nhằm củng cố và mở rộng Đế Quốc Anh.
Năm 1876, ông đã khiến bà trở thành “Nữ hoàng Ấn Độ,” một danh hiệu
khiến bà rất đỗi hài lòng và còn cho thấy bà là biểu tượng của sự thống
nhất đế quốc. Trong vài thập niên sau đó, danh tiếng của bà, vốn đang suy
giảm sau thời gian vắng mặt trước công chúng, dần tăng lên rất nhiều. Nữ
hoàng chưa bao giờ chấp nhận những tiến bộ xã hội và công nghệ của thế kỷ 19
nhưng bà vẫn chấp nhận thay đổi và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình
là nguyên thủ quốc gia. Vào thời điểm bà qua đời, Victoria có tổng cộng
37 cháu chắt, và cuộc hôn nhân của họ với các gia đình hoàng gia khác đã
khiến bà trở thành “Người bà của toàn châu Âu.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét